Tăng học phí đào tạo lái xe
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi tới Bộ Tài Chính về việc điều chỉnh học phí đào tạo lái xe.
Mức học phí đào tạo lái xe dự kiến điều chỉnh như sau: Đối với hạng giấy phép lái xe(GPLX) hạng A1 (xe môtô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3) và A2 (xe môtô 2 bánh có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên) sẽ giữ nguyên mức phí là 70.000đ; hạng A3 , A4 là 300.000đ.
Đối với GPLX hạng B1 (ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, ôtô tải, kể cả ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg không kinh doanh vận tải) mức thu sẽ tăng từ 2.275.000đ lên 5.710.000đ; hạng B2 (ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, ôtô tải, kể cả ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg kinh doanh vận tải) tăng từ 2.710.000đ lên 5.960.000đ.
Đối với GPLX hạng C (ôtô tải đầu kéo có rơ moóc có trọng tải từ 3.500 kg trở lên) từ 3.875.000đ lên 9.150.000đ.
Mức phí nâng hạng từ B1 lên B2 từ 360.000đ lên 800.000đ; nâng hạng B2 lên C từ 1.500.000đ lên 1.800.000đ; nâng hạng từ B2 lên D từ 2.100.000đ lên 3.165.000đ; nâng hạng từ C lên D từ 1.500.000đ lên 1.990.000đ; nâng hạng C lên E từ 2.150.000đ lên 3.315.000đ; nâng hạng từ D lên E từ 1.500.000đ lên 1.990.000đ.
Mức phí đào tạo hạng Fb (Hạng B2 có kéo rơ moóc) từ 1.500.000đ lên 1.900.000đ; hạng Fc (hạng C có kéo rơ moóc) từ 1.500.000đ lên 1.950.000đ; hạng Fd, Fe (hạng D, E có kéo rơ moóc) là từ 1.500.000đ lên 1.950.000đ.
Mức phí ôn tập hạng A3 và A4 (chỉ áp dụng đối với các trường hợp thi phục hồi) là 480.000đ; ôn tập hạng C từ 8.500.000đ lên 900.000đ; ôn tập hạng D là từ 850.000đ lên 950.000đ; ôn tập hạng E là từ 850.000đ lên 950.000đ; ôn tập hạng Fb là từ 850.000đ lên 900.000đ; ôn tập hạng Fc là từ 850.000đ lên 950.000đ; ôn tập hạng Fd là 850.000đ lên 950.000đ; ôn tập hạng Fe là từ 850.000đ lên 950.000đ.
Theo Thứ trưởng Trần Doãn Thọ, nguyên nhân của việc điều chỉnh học phí là do giá nhiên liệu tăng nhanh như hiện nay, các cơ sở đào tạo lái xe càng gặp nhiều khó khăn trong công tác đào tạo, do mức thu quy định tại Thông tư 26 chỉ đáp ứng được 40% chi phí không đảm bảo thực hiện đúng chương trình đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. Do đó, không đảm bảo chất lượng đào tạo lái xe và phát sinh nhiều tiêu cực trong quản lý đào tạo. Thực tế, người học thông qua hình thức này hay hình thức khác vẫn phải chi ra số tiền đủ để ít nhất là mua nhiêu liệu tập lái.
Mặt khác, trong khi nhu cầu học lái xe tăng nhanh thì với mức thu học phí như hiện nay không thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là ở TP HCM và các tỉnh phía Nam, gây nên tình trạng mất cân đối cung cầu ngày càng nghiêm trọng.
Trước tình hình trên, Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính xem xét hoặc là sớm điều chỉnh học phí cho sát thực tế để các cơ sở thực hiện đúng, đủ nội dung, chương trình đào tạo và tạo sự hấp dẫn đầu tư vào lĩnh vực này; hoặc là có cơ chế theo hướng cho các cơ sở đào tạo lái xe được quyền chủ động đăng ký mức học phí phù hợp với cơ quan quản lý có thẩm quyền ở địa phương và công khai thoả thuận, ký hợp đồng đào tạo với người học.
:77: pó tay, không biết số tiền tăng thêm sẽ để làm gì
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi tới Bộ Tài Chính về việc điều chỉnh học phí đào tạo lái xe.
Mức học phí đào tạo lái xe dự kiến điều chỉnh như sau: Đối với hạng giấy phép lái xe(GPLX) hạng A1 (xe môtô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3) và A2 (xe môtô 2 bánh có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên) sẽ giữ nguyên mức phí là 70.000đ; hạng A3 , A4 là 300.000đ.
Đối với GPLX hạng B1 (ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, ôtô tải, kể cả ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg không kinh doanh vận tải) mức thu sẽ tăng từ 2.275.000đ lên 5.710.000đ; hạng B2 (ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, ôtô tải, kể cả ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg kinh doanh vận tải) tăng từ 2.710.000đ lên 5.960.000đ.
Đối với GPLX hạng C (ôtô tải đầu kéo có rơ moóc có trọng tải từ 3.500 kg trở lên) từ 3.875.000đ lên 9.150.000đ.
Mức phí nâng hạng từ B1 lên B2 từ 360.000đ lên 800.000đ; nâng hạng B2 lên C từ 1.500.000đ lên 1.800.000đ; nâng hạng từ B2 lên D từ 2.100.000đ lên 3.165.000đ; nâng hạng từ C lên D từ 1.500.000đ lên 1.990.000đ; nâng hạng C lên E từ 2.150.000đ lên 3.315.000đ; nâng hạng từ D lên E từ 1.500.000đ lên 1.990.000đ.
Mức phí đào tạo hạng Fb (Hạng B2 có kéo rơ moóc) từ 1.500.000đ lên 1.900.000đ; hạng Fc (hạng C có kéo rơ moóc) từ 1.500.000đ lên 1.950.000đ; hạng Fd, Fe (hạng D, E có kéo rơ moóc) là từ 1.500.000đ lên 1.950.000đ.
Mức phí ôn tập hạng A3 và A4 (chỉ áp dụng đối với các trường hợp thi phục hồi) là 480.000đ; ôn tập hạng C từ 8.500.000đ lên 900.000đ; ôn tập hạng D là từ 850.000đ lên 950.000đ; ôn tập hạng E là từ 850.000đ lên 950.000đ; ôn tập hạng Fb là từ 850.000đ lên 900.000đ; ôn tập hạng Fc là từ 850.000đ lên 950.000đ; ôn tập hạng Fd là 850.000đ lên 950.000đ; ôn tập hạng Fe là từ 850.000đ lên 950.000đ.
Theo Thứ trưởng Trần Doãn Thọ, nguyên nhân của việc điều chỉnh học phí là do giá nhiên liệu tăng nhanh như hiện nay, các cơ sở đào tạo lái xe càng gặp nhiều khó khăn trong công tác đào tạo, do mức thu quy định tại Thông tư 26 chỉ đáp ứng được 40% chi phí không đảm bảo thực hiện đúng chương trình đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. Do đó, không đảm bảo chất lượng đào tạo lái xe và phát sinh nhiều tiêu cực trong quản lý đào tạo. Thực tế, người học thông qua hình thức này hay hình thức khác vẫn phải chi ra số tiền đủ để ít nhất là mua nhiêu liệu tập lái.
Mặt khác, trong khi nhu cầu học lái xe tăng nhanh thì với mức thu học phí như hiện nay không thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là ở TP HCM và các tỉnh phía Nam, gây nên tình trạng mất cân đối cung cầu ngày càng nghiêm trọng.
Trước tình hình trên, Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính xem xét hoặc là sớm điều chỉnh học phí cho sát thực tế để các cơ sở thực hiện đúng, đủ nội dung, chương trình đào tạo và tạo sự hấp dẫn đầu tư vào lĩnh vực này; hoặc là có cơ chế theo hướng cho các cơ sở đào tạo lái xe được quyền chủ động đăng ký mức học phí phù hợp với cơ quan quản lý có thẩm quyền ở địa phương và công khai thoả thuận, ký hợp đồng đào tạo với người học.
:77: pó tay, không biết số tiền tăng thêm sẽ để làm gì