Chuyện số 7 : Môn Văn vs Cô giáo
Thời trai trẻ, chắc hẳn ai cũng có những mối tình đầu đời . Thức cũng không ngoại lệ.Thức quê ở 1 vùng chỉ toàn bò với chè, ăn độn quanh năm. Nay hắn học đại học cũng liên quan đến bò với chè, trường ĐH Nông nghiệp. Khoa Lai tạo Giống mà cũng chỉ có vật mẫu lại là Bò với Chè.
Hồi đấy thế nào, Thức lại vớ được một em học trường Đại học Sư Phạm, khoa Văn, nhà ở Hà nội hẳn hoi. Thời buổi đấy, là có giá là hoành , là niềm mơ ước của những chàng trai tỉnh lẻ như Thức. Niềm mong muốn của các bà mẹ ở quê nghèo khó. Tình yêu thật đẹp, mộng mơ. Chàng chăm lo phối giống cho Bò, còn nàng chăm lo mầm non đất nước.
Rồi cuộc tình ấy cũng chấm dứt sau 3 năm 14 ngày, mà vào đúng ngày của e, ngày 20/11 mới nhớ đời chứ, thì ngày đso . Nghe đâu cũng lại chỉ liên quan đến Bò với Chè.
Thức ra trường, đi làm và lập gia đình với một cô gái khác và có 1 con gái. Đứa trẻ khá giống Thức, từ cái nét tư lự đến nụ cười chết bao nhiêu em. Thì dẫu sao Thức cũng là 1 thằng trai trông cũng được mà lại có khiếu văn thơ.
Đời đúng là đờ ơi. Thế nào, con gái Thức. Cháu Thao lại thi đỗ cấp 2 vào 1 trường Chuyên của thành phố. Niềm vui như vỡ òa trong cái tổ ấm của Thức, khi đồng thời Thức được chuyển từ Nông trường Bò về Bộ Nông nghiệp với cương vị Phó Phòng kế hoạch , chuyên môn điều phối Phân lân và giống cây trồng TW.
Ngày đi học phụ huynh đầu tiên của cháu Thao, Thức ăn mặc thật chải chuốt, đi xe hộp đến trường con mà lòng lâng lâng, thầm cảm ơn ông trời, tự cho mình là ng luôn gặp may.
Khi cô giáo chủ nhiệm vào lớp, Thức thật sự choáng váng. Choáng không chỉ bởi sự ăn mặc giản dị mà hiện đại của cô mà bởi cô chính là cô giáo năm nào của Thức. Đời đúng là đờ.. ơi! Em.( Xin phép được gọi cô giáo như vậy ) trông vẫn như xưa, vẫn mái tóc ngang vai, nét trang điểm nhẹ nhàng. Vẫn nụ cười , ánh mắt xao xuyến. Vẫn cái dáng vàT hức không thể quên được cái đường cong tuyệt mỹ ấy, 1 cảm giác lâng lâng ùa về xâm chiếm đầu óc, hệt như ngày xưa Thức vẫn vuốt chỗ lườn bụng con Bò khi làm thực tập nghiên cứu.
Cả buổi họp phụ huynh Thức cũng không nắm được cái gì, nộp bao nhiêu tiền. Chỉ biết cô giáo nói rất nhiều , rất nhiều.
Tan cuộc họp, Thức giả vờ hỏi bác bảo vệ nhà vệ sinh để tìm gặp cô giáo. Thôi thì cũng hỏi thăm, chào hỏi 1 câu . Người cũ mà.
Cô giáo vẫn nhận ra Thức. Mặt cô ửng đỏ, thoáng có nét bối rối hiện lên trong mắt. Cô giáo đã lập gia đình và hiện cô ở 1 mình do chồng cô đi công tác ở lãnh sự quán nước ngoài, năm thì 10 họa mới về. Họ có với nhau 1 đứa con, cũng chạc tuổi con Thức.
Đúng là Tình cũ không rủ cũng về. Từ cái lý do quan tâm về tình hình học tập của con, Thức.... quan tâm luôn sức khỏe cô giáo.
Thôi. Chuyện về Thức vs cô giáo còn nhiều, giới thiệu vậy thôi! Sẽ có dịp tỏ sau vậy.
Bây giờ là Chuyện học môn Văn của cháu Thao, con Thức.
Sau 3 tháng , kể từ ngày gặp “cô giáo “.. Hôm trước, cháu Thao có phàn nàn với bố về tình hình học môn Văn khó quá. ừ nhỉ!
Con gái mình sợ môn văn và nghĩ rằng mình rất dốt môn ấy. Đó là sự thật. Thức thầm nghĩ
Thức nhớ cô giáo có lần nói với mình “Em nói thật với anh là cháu viết văn tệ đến mức em không thể sửa nổi nữa. Ai đời đề bài tả cây ăn quả cháu lại tả cây ớt, câu cú thì lung tung đọc chả ai hiểu gì”. Thức bảo “ ừ thì nó giống anh, học cái môn trừu tượng này dốt lắm, nhưng được cái chân thật, em nhỉ? “
Tối về Thức hỏi con gái: “Đề bài như thế sao con lại tả cây ớt?”
Cháu bảo: “Ớt cũng là cây ăn quả. Cả nhà mình ăn ớt đấy còn gì”.
Thức bảo: “Ừ, con nói phải”.
Ra ban công nhìn, Thức thấy ở đấy có mấy cây ớt nhà trồng, ra quả hoe hoe, lung lay trước gió.
Thầm nghĩ: “Hay mình trồng một cây xoài hay bưởi ở đây nhỉ”.
Với phản xạ kinh nghiệm , nhanh nhạy, giỏi kết hợp của Phó Phòng Kế hoạch. Thức quyết định cho con đi học thêm tại nhà cô giáo.
Thức nói với con điều ấy. Con Thao giãy nảy cả lên , giọng ấm ức: “Con sợ môn văn lắm.Con không đi học đâu”.
Thức động viên con : “Con sẽ không học dốt môn này đâu. Con cứ tin bố đi, vì con giống bố mà”.
Thức nhớ lại :
Hồi học lớp 4 , Thức cũng rơi vào trạng thái như con gái. Bố THức bảo: “Tao chưa bao giờ gặp một đứa nào ngu như mày. Viết một câu còn không nên hồn”.
Thức mang tâm lý là kẻ ngu nhất trần đời cho đến lớp 5, đùng một cái có bài kiểm tra tả về một người bạn thân. Phần lớn các bạn trong lớp đều viết: “Em có một người bạn tên là Lan, mắt to tròn, tóc đen, da trắng, môi đỏ như son”. Thức lại viết: “Tất cả lũ trẻ trong ở xóm của e không ai dám chơi với Tráng khỉ. Tráng nhìn như một con khỉ với đôi tay đen đúa dài lòng khòng. Bọn trẻ con nghĩ rằng Tráng mới được bố mẹ cậu ta bắt từ rừng về và đang nuôi dưỡng để thành người. Còn tôi không quan tâm lắm đến việc cậu ta là người hay là khỉ. E thích Tráng khỉ vì cậu ấy trèo cây rất giỏi và chúng e thường tổ chức các vụ ăn trộm ổi của nhà hàng xóm”.
Đại loại Thức viết về các trò khỉ của Tráng. Cuối cùng Thức kết luận nó là người với đầy đủ các cung bậc tình cảm, và còn người hơn nhiều người khác mặc dù đội lốt khỉ.
Cô giáo dậy Văn phê vào bài: “Bài làm thật xúc động, chân thật, cám ơn em đã viết một bài văn hay như thế” và cho con 9 đỏ chói. Cô giáo đọc bài mình trước lớp, còn xin lại để giữ kỉ niệm đời dạy văn của mình.
Hôm nay, ngày 19/11 Thức nhớ mai là ngày sinh nhật của cô giáo , Thức tìm mua tặng cô giáo 1 dây chuyền để kỷ niệm đồng thời gọi là cảm ơn việc kèm cặp con Thức trong thời gian qua. Đang trong giờ làm việc, Thức nhận được điện thoại của Em – Cô giáo hẹn gặp Thức vào tối mai
tại chỗ cũ. Đúng giờ hẹn, Thức bảo vợ lên cơ quan có việc và phóng xe đi ngay, không quên món quà tặng cô giáo trong cốp xe. Vừa gặp nhau, hai người không vồ vập như mọi khi, mà cô giáo cứ tủm tỉm cười .
Cô giáo mắt tròn xoe bảo: “Anh ơi, em không ngờ đấy, cháu đột phá về môn Văn. Em vừa cho cháu 9 điểm đấy!”. Cô giáo nói rồi chìa cuốn vở có số điểm 9 mầu đỏ chói. Thức lại cười cười bảo: “Nó giống anh mà em”.
Cô giáo bảo: “Anh đọc đi, hay lắm, thật lắm”.
Thức bảo: “Thôi, để lúc khác đi em, mình yêu nhau được không em ?”. Nói vậy chứ, Thức cũng kịp liếc vài dòng, thấy có đoạn con gái Thức viết: “Cả nhà tôi gọi em là Thu Lác. Em mới 10 tháng tuổi và giống hệt ông ngoại tôi ở cái dáng tập đi chân lết lết dưới sàn nhà và nói những câu u ơ như chim hót mà không ai hiểu gì”. Hóa ra, Con Thao nó tả cháu bé của nhà thằng hàng xóm.
Chuyện gì tiếp ra sau đó với cô giáo vẫn như mọi khi. Nhất là hôm nay, lại là ngày sinh nhật của cô giáo.
Tối về Thức lại bảo con gái: "Con thấy chưa? Con sẽ lại học khá môn này mà".
Cháu bảo: "Con thích viết về những gì con nhìn thấy, con cảm thấy".
Thức bảo với con gái 1 câu nghe rất triết học: "Ừ, thực ra học văn nó là thế đấy con ạ!. Nó làm cho con người vui với niềm vui thật, đau với nỗi đau thật của loài người. Chứ cứ vui giả, đau giả lại là trò khỉ của mấy con khỉ".
Tự dung, ở dưới nhà Thức nghe tiếng vợ gọi ầm ỹ. Thức liền chạy xuống. Thấy vợ, mặt mũi , tóc tai như con sư tử. Thức mặt tái dại, không lẽ con mụ này nó phát hiện nhỉ ?
Đến khi vợ Thức đưa cái hộp màu đỏ , trong có cái dây chuyền , giọng tru tréo :” Ông mua tặng ai ? Ai?
“ Chết bỏ mẹ, thế nào lại quên thế này !” Thức thầm nghĩ.
Với sự lanh lùng và hoạt bát đầy kinh nghiệm của nghề nghiệp. Thức tiến lại vòng tay qua ngực vợ , ghé vào tai thì thầm :
“ Ai nào, anh mua cho em đấy. E quên hôm nay là ngày Nhà giáo VN à! . Mà em chính là cô giáo của đời anh “
Trong phút chốc, Thức quên mất câu triết học hắn vừa nói với con gái.