[Funland] Tận mục cảnh trẻ em nhảy tàu điện ở Hà Nội năm 1973

anchoisadoa

Xe tăng
Biển số
OF-141145
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
1,409
Động cơ
374,082 Mã lực
Ngày xưa e nhảy suốt "Chợ Bưởi - Dốc Tam Đa - Bách Thảo - Vườn hoa Hàng Đậu - Hàng Gà - Hàng Dầu" và cũng bị đuổi xuống suốt vì ko có vé, trót lọt khoảng 50%
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,384
Động cơ
624,177 Mã lực
Em có đúng 1 lần nhảy xuống tàu điện, mà ngã, không đau. Sau đó không còn dịp đi nữa vì nó biến mất quá nhanh.
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
3,610
Động cơ
428,507 Mã lực
Em ở hàng giấy đây cụ, cùng nhà với bác giám đốc xí nghiệp xe điện - sau đổi thành xí nghiệp xe khách. Bỏ là bỏ thế nào.
em ngày nào chả đi học qua Hàng Giấy nhà cụ :). Tàu điện chạy từ Đồng Xuân rồi rẽ trái Quán Thánh đi lên Thụy Khuê chứ bỏ tuyến chạy thẳng qua Hàng Than lên Yên Phụ nhưng năm 198x
 

qbtokyo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-323226
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
2,979
Động cơ
40,537 Mã lực
Website
ltf.com.vn
Rất nhiều trẻ em từ vùng sơ tán đã trở về Hà Nội vào tháng 3/1973, khiến các đường phố trở nên sinh động hơn nhiều. Một số hình ảnh trẻ em nhảy tàu điện đã được phóng viên quốc tế ghi lại thời gian này.



Các chiến sĩ cảnh sát trên đường phố Hà Nội tháng 3/1973. Vào thời gian này, một đoàn phóng viên phương Tây đã có mặt ở Hà Nội để ghi nhận tình hình ở thành phố này sau ngày hòa bình lặp lại. Ảnh tư liệu.




Người dân Hà Nội di chuyển trên đường phố bằng xe đạp. Vỉa hè nhiều tuyến phố ngổn ngang các chồng gạch, được dùng để tái thiết các ngôi nhà bị máy bay Mỹ tàn phá trước đó không lâu. Ảnh tư liệu.




Trẻ em đeo bám bên ngoài một toa tàu điện chật ních hành khách. Theo ghi nhận của Tracey Wood và Marie Grebenc, hai phóng viên hãng thông tấn UPI, rất nhiều trẻ em từ vùng sơ tán đã trở về Hà Nội vào tháng 3/1973, khiến các đường phố trở nên sinh động hơn nhiều. Ảnh tư liệu.




Nhiều người Hà Nội có kỹ năng "nhảy tàu điện" điêu luyện, nghĩa là nhảy lên và nhảy xuống nhịp nhàng khi tàu đang chạy. Không phải ai cũng có thể nhảy tàu điện, nhất là người cao tuổi. Kỹ thuật nhảy tàu khó nhất là nhảy bám vào phía ngoài toa tàu như các em nhỏ trong ảnh. Ảnh tư liệu.




Một góc nhà máy xe lửa Gia Lâm, Hà Nội tháng 3/1973. Phía sau các toa tàu là khu nhà xưởng đổ nát do bị máy bay Mỹ oanh tạc. Ảnh tư liệu.




Các học sinh nữ luyện tập đội hình đội ngũ trong công viên. Ảnh tư liệu.




Em bé ngồi trên xe đạp của bố. Vào thập niên 1970, mỗi chiếc xe đạp là cả một gia tài của người Hà Nội. Ảnh tư liệu.




Quang cảnh tại ngã ba Ngọc Lâm hướng lên cầu Long Biên, tháng 3/1973. Xe đạp là phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu ở Hà Nội cho đến cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990. Ảnh tư liệu.
Chữ "HANOI" viết như kiểu cho nước ngoài đọc dễ hiểu nhỉ. Em ưng
 

xeđạp

Xe buýt
Biển số
OF-20378
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
864
Động cơ
507,480 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
em ngày nào chả đi học qua Hàng Giấy nhà cụ :). Tàu điện chạy từ Đồng Xuân rồi rẽ trái Quán Thánh đi lên Thụy Khuê chứ bỏ tuyến chạy thẳng qua Hàng Than lên Yên Phụ nhưng năm 198x
84-85 bắt đầu chạy xe điện bánh hơi, 89-90 bóc toàn bộ ray sắt, tháng nào chả có vụ chẹt tàu, nó bỏ tuyến yên phụ là nằm trong quy hoạch chung chứ vì gì 1 vụ cán tàu mà đòi bỏ. Hơn nữa từ năm 82-85là đã ít người đi rồi ( trừ tuyến chợ Mơ là còn đông thôi, tuyến yên phụ này ế khách từ xưa - bọn giai phố toàn đi tuyến này lên nghi tàm mua cá chọi - lạ gì.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,852
Động cơ
522,279 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Năm tám mấy, cháu cũng hay bám tàu. Đến ga gần nhà nó không dừng. Chả nhảy mà về nhà thì biết làm sao. Nhiều pha nhảy khi tàu đang chạy, ngã đau vãi. Thời trẻ trâu
Bổ sai tư thế thì ngã thôi :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top