1. Thực ra lịch sử loài người chỉ nên ghi nhận từ thời tạo ra giấy mực mà thôi.
Từ trước đó tất cả chỉ là giả thuyết, mang tính phỏng đoán và không ai dám chắc đó là sự thật. Ví dụ:
- Khủng long tuyệt chủng do thiên thạch va phải trái đất. Chạ ai chứng kiến nên không rõ.
- Loài người tiến hóa từ vượn. Giả thuyết này gần đây bị bác bỏ, phản đối hơi nhiều.
Chữ "giấy mực" chắc cụ phải cho vào ngoặc kép. Giấy viết được phát minh ở TQ từ khoảng cuối TK1, đầu TK2 sau CN. Còn trước đó, con người đã có nhiều cách thức, sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để ghi chép. Từ các bức họa cổ trong các hang động có niên đại hàng chục nghìn năm, đến các bản đất sét chữ hình nêm của người Sumer vùng Lưỡng Hà, mà hiện nay, di chỉ cổ nhất tìm thấy khoảng 3200 năm TCN. Rồi các bản chép trên giấy cói papyrus, các bức văn tự tượng hình trong các kim tự tháp Ai cập, các mảnh khắc xương thú, gốm, kim loại... của giáp cốt văn Trung hoa, các Cuộn sách Biển Chết trên các chất liệu da thú, kim loại, giấy cói, rồi còn có thẻ tre, lá bối, lụa,...
Một trong các bức họa trong hang Chauvet - Pháp, niên đại khoảng 30.000 năm trước CN.
Kish - phiến đá vôi của người Sumer, Lưỡng Hà được coi là cổ nhất hiện tìm thấy, niên đại khoảng 3200 năm trước CN
Giáp cốt văn thời nhà Thương, Trung Hoa, khoảng cuối thiên niên kỷ thứ 2 trước CN
Bản kinh lá bối, khoảng 2000 năm tuổi
Bản khắc đất sét một đoạn Trường ca Odyssey của Homer, khoảng TK3 sau CN (hoặc sớm hơn)