- Biển số
- OF-738399
- Ngày cấp bằng
- 5/8/20
- Số km
- 335
- Động cơ
- 67,748 Mã lực
Bài của chú Võ Tòng, e cóp bết về đọc cho phăn
AI LÀ NGƯỜI XẤU HỔ?
Trong lớp phò ngày trước, tôi học dốt nhất nhưng lại chơi rất thân với Bống – đứa học giỏi nhất. Cái mặt Bống lúc nào cũng hườm hườm, nên mọi người hay gọi là Bống “hườm”. Năm đó, Đài truyền hình Quất Lâm tổ chức cuộc thi “Đường lên đỉnh Quất-Lâm-Pi-a” dành cho nữ sinh ngành, Bống “hườm” đạt giải nhất và được một suất học bổng bên Úc-Trây-Li-a. Trước hôm Bống “hườm” lên đường du học, nhà Bống “hườm” sắp cỗ liên hoan mời bà con tới ăn. Cơm rượu no nê, lúc chuẩn bị ra về, dù không mừng phong bì, nhưng bà con ai cũng nắm tay Bống “hườm” dặn dò thủ thỉ: “Sang đó học hành chăm chỉ, sau này trở về cống hiến cho quê hương”.
Lời dặn dò của bà con được Bống “hườm” khắc cốt ghi xương: 5 năm liền Bống “hườm” đều đạt danh hiệu sinh viên giàu vượt sướng học giỏi, thủ khoa đầu ra chuyên ngành Quản lý Phò của Đại học Mân-Bóp (Úc-Trây-Li-a).
Với khát khao mang những kiến thức học được nơi xứ người về cống hiến cho quê nhà, Bống “hườm” hồi hương, xin vào làm ở Sở đầu tư và quản lý phò của tỉnh. Nhận thấy công tác điều hành và quản lý phò của tỉnh nhà còn quá nhiều bất cập, ngay trong buổi đầu họp giao hoan, à nhầm, giao ban, Bống "hườm" đã đưa ra một bản thuyết trình cực kỳ chi tiết…
Trước tiên, Bống "hườm" nêu lên những hạn chế của ngành phò tỉnh nhà hiện tại như cơ sở hạ tầng xuống cấp, giường chõng ọp ẹp, đệm ga loang lổ, hệ thống cách âm tệ khiến đi qua quán phò mà người ta tưởng là đi qua xưởng giã giò; lực lượng ngành vừa thiếu vừa yếu: thiếu ở chỗ hầu hết phò tỉnh nhà mới chỉ có kỹ năng cứng – làm cho khách cứng – mà chưa có kỹ năng mềm – làm cho khách mềm lòng rút ví bo thêm; yếu ở chỗ phò tỉnh nhà ngày chục cuốc đã mệt phờ, trong khi phò nước ngoài vài chục cuốc một ngày vẫn cười phớ lớ. Đã vậy phò tỉnh nhà còn lười, rảnh là tụ tập đánh phỏm, buôn dưa lê mà không chịu squat mông tăng sức bền cơ bẹn, cũng chả thèm lên mạng tìm tòi tư thế mới…
Tiếp theo, Bống "hườm" đề xuất một loạt những giải pháp thúc đẩy ngành phò tỉnh nhà phát triển. Trước hết, phải xoá bỏ lối quản lý cũ kỹ, quan liêu, mập mờ, chuyển qua áp dụng công nghệ 4.0: quản lý phò bằng ứng dụng di động. Cụ thể: đưa hình ảnh, thông tin phò lên app để khách hàng thoải mái lựa chọn phò theo tuổi, theo mệnh; mở chế độ book phò online, freeship phò tận giường, tặng mã giảm giá cho các đối tượng sinh viên nghèo, người cao tuổi, người neo đơn, không nơi nương tựa…
Nhiều khách hàng sợ đen, đâm ra kiêng khem, không đá phò vào đầu tháng - đây là một tư duy cổ hủ, mê tín dị đoan, gây mất ổn định thu nhập của ngành, cần phải tiến hành các chiến dịch truyền thông bài bản để loại bỏ tư tưởng lạc hậu này, và không chỉ chạy ở các kênh truyền thống mà còn phải đẩy mạnh trên mạng xã hội. Khuyến khích phò livestreams tâm sự, chia sẻ về công việc, tình yêu, định hướng đạo đức, lối sống để hút fan và tăng tương tác với khách hàng.
Một vấn nạn nữa đó là rất nhiều con cháu cán bộ dù không có năng lực nhưng vẫn được nhận vào làm phò, chả được tích sự gì nhưng ngày ngày vẫn cắp háng đi làm, cuối tháng lĩnh lương đều đều – điều này gây bất mãn nội bộ, giảm động lực phấn đấu, kìm hãm sự phát triển của ngành. Giải pháp cho vấn đề này là áp dụng chấm công bằng chíp điện tử gắn sát bẹn, với cảm biến dao động và rung lắc tích hợp trong, chíp sẽ tự động chấm công: ai làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít, không làm thì ăn kít! Ngoài ra, phải đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ để phò yên tâm cống hiến, mở lớp đào tạo kỹ năng giúp phò tự tin tham gia các cuộc thi hoa hậu, mở ra cơ hội thăng tiến, dấn thân showbiz, hoặc chí ít cũng lên đời thành su-gờ bấy-bì…
Tôi may mắn được ngồi dưới nghe trọn vẹn bài thuyết trình ấn tượng ấy của Bống “hườm”. Lúc Bống “hườm” nói xong, tôi phấn khích quá, suýt nữa thì đứng bật dậy vỗ tay, may mà kìm lại được, nhìn sang mấy sếp xung quanh, mặt ai cũng gườm gườm. Bống “hườm” đứng như phỗng một hồi chả thấy ai hỏi han, hưởng ứng gì thì tiu nghỉu quay về chỗ ngồi…
Sau buổi họp, tôi lên phòng gặp ông Giám đốc sở và hỏi: “Bản thuyết trình rất tuyệt đúng không bố?”. Bố tôi gật gù: “Rất tuyệt! Nhưng nếu làm theo, thì bố, và cả mày nữa, sẽ ăn kít hết con ạ!”.
Vì chả được ai ngó ngàng hay giao cho việc gì, nên Bống “hườm” chỉ làm ở Sở của bố tôi khoảng 2 tuần rồi xin nghỉ. Bẵng đi vài năm không nghe thông tin gì thì hôm qua, lướt phây búc, tôi mới biết hiện Bống “hườm” đang định cư bên Úc-Trây-Li-a, và đang giữ chức giám đốc điều hành của một trung tâm quản lý phò lớn nhất nhì bên đó. Tôi inbox hỏi nó: “Người ta trách nhữngđứa như mày là học xong không thèm về cống hiến cho quê hương kìa! Xấu hổ không?”.
Nó bảo: “Không! Tao làm ở nước ngoài, nhưng kiếm được tiền, tao vẫn gửi về quê hương, còn hơn ối đứa vơ vét tiền của quê hương rồi lại tìm cách chuồn ra nước ngoài – đó mới là những kẻ đáng xấu hổ!”.
Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo
AI LÀ NGƯỜI XẤU HỔ?
Trong lớp phò ngày trước, tôi học dốt nhất nhưng lại chơi rất thân với Bống – đứa học giỏi nhất. Cái mặt Bống lúc nào cũng hườm hườm, nên mọi người hay gọi là Bống “hườm”. Năm đó, Đài truyền hình Quất Lâm tổ chức cuộc thi “Đường lên đỉnh Quất-Lâm-Pi-a” dành cho nữ sinh ngành, Bống “hườm” đạt giải nhất và được một suất học bổng bên Úc-Trây-Li-a. Trước hôm Bống “hườm” lên đường du học, nhà Bống “hườm” sắp cỗ liên hoan mời bà con tới ăn. Cơm rượu no nê, lúc chuẩn bị ra về, dù không mừng phong bì, nhưng bà con ai cũng nắm tay Bống “hườm” dặn dò thủ thỉ: “Sang đó học hành chăm chỉ, sau này trở về cống hiến cho quê hương”.
Lời dặn dò của bà con được Bống “hườm” khắc cốt ghi xương: 5 năm liền Bống “hườm” đều đạt danh hiệu sinh viên giàu vượt sướng học giỏi, thủ khoa đầu ra chuyên ngành Quản lý Phò của Đại học Mân-Bóp (Úc-Trây-Li-a).
Với khát khao mang những kiến thức học được nơi xứ người về cống hiến cho quê nhà, Bống “hườm” hồi hương, xin vào làm ở Sở đầu tư và quản lý phò của tỉnh. Nhận thấy công tác điều hành và quản lý phò của tỉnh nhà còn quá nhiều bất cập, ngay trong buổi đầu họp giao hoan, à nhầm, giao ban, Bống "hườm" đã đưa ra một bản thuyết trình cực kỳ chi tiết…
Trước tiên, Bống "hườm" nêu lên những hạn chế của ngành phò tỉnh nhà hiện tại như cơ sở hạ tầng xuống cấp, giường chõng ọp ẹp, đệm ga loang lổ, hệ thống cách âm tệ khiến đi qua quán phò mà người ta tưởng là đi qua xưởng giã giò; lực lượng ngành vừa thiếu vừa yếu: thiếu ở chỗ hầu hết phò tỉnh nhà mới chỉ có kỹ năng cứng – làm cho khách cứng – mà chưa có kỹ năng mềm – làm cho khách mềm lòng rút ví bo thêm; yếu ở chỗ phò tỉnh nhà ngày chục cuốc đã mệt phờ, trong khi phò nước ngoài vài chục cuốc một ngày vẫn cười phớ lớ. Đã vậy phò tỉnh nhà còn lười, rảnh là tụ tập đánh phỏm, buôn dưa lê mà không chịu squat mông tăng sức bền cơ bẹn, cũng chả thèm lên mạng tìm tòi tư thế mới…
Tiếp theo, Bống "hườm" đề xuất một loạt những giải pháp thúc đẩy ngành phò tỉnh nhà phát triển. Trước hết, phải xoá bỏ lối quản lý cũ kỹ, quan liêu, mập mờ, chuyển qua áp dụng công nghệ 4.0: quản lý phò bằng ứng dụng di động. Cụ thể: đưa hình ảnh, thông tin phò lên app để khách hàng thoải mái lựa chọn phò theo tuổi, theo mệnh; mở chế độ book phò online, freeship phò tận giường, tặng mã giảm giá cho các đối tượng sinh viên nghèo, người cao tuổi, người neo đơn, không nơi nương tựa…
Nhiều khách hàng sợ đen, đâm ra kiêng khem, không đá phò vào đầu tháng - đây là một tư duy cổ hủ, mê tín dị đoan, gây mất ổn định thu nhập của ngành, cần phải tiến hành các chiến dịch truyền thông bài bản để loại bỏ tư tưởng lạc hậu này, và không chỉ chạy ở các kênh truyền thống mà còn phải đẩy mạnh trên mạng xã hội. Khuyến khích phò livestreams tâm sự, chia sẻ về công việc, tình yêu, định hướng đạo đức, lối sống để hút fan và tăng tương tác với khách hàng.
Một vấn nạn nữa đó là rất nhiều con cháu cán bộ dù không có năng lực nhưng vẫn được nhận vào làm phò, chả được tích sự gì nhưng ngày ngày vẫn cắp háng đi làm, cuối tháng lĩnh lương đều đều – điều này gây bất mãn nội bộ, giảm động lực phấn đấu, kìm hãm sự phát triển của ngành. Giải pháp cho vấn đề này là áp dụng chấm công bằng chíp điện tử gắn sát bẹn, với cảm biến dao động và rung lắc tích hợp trong, chíp sẽ tự động chấm công: ai làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít, không làm thì ăn kít! Ngoài ra, phải đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ để phò yên tâm cống hiến, mở lớp đào tạo kỹ năng giúp phò tự tin tham gia các cuộc thi hoa hậu, mở ra cơ hội thăng tiến, dấn thân showbiz, hoặc chí ít cũng lên đời thành su-gờ bấy-bì…
Tôi may mắn được ngồi dưới nghe trọn vẹn bài thuyết trình ấn tượng ấy của Bống “hườm”. Lúc Bống “hườm” nói xong, tôi phấn khích quá, suýt nữa thì đứng bật dậy vỗ tay, may mà kìm lại được, nhìn sang mấy sếp xung quanh, mặt ai cũng gườm gườm. Bống “hườm” đứng như phỗng một hồi chả thấy ai hỏi han, hưởng ứng gì thì tiu nghỉu quay về chỗ ngồi…
Sau buổi họp, tôi lên phòng gặp ông Giám đốc sở và hỏi: “Bản thuyết trình rất tuyệt đúng không bố?”. Bố tôi gật gù: “Rất tuyệt! Nhưng nếu làm theo, thì bố, và cả mày nữa, sẽ ăn kít hết con ạ!”.
Vì chả được ai ngó ngàng hay giao cho việc gì, nên Bống “hườm” chỉ làm ở Sở của bố tôi khoảng 2 tuần rồi xin nghỉ. Bẵng đi vài năm không nghe thông tin gì thì hôm qua, lướt phây búc, tôi mới biết hiện Bống “hườm” đang định cư bên Úc-Trây-Li-a, và đang giữ chức giám đốc điều hành của một trung tâm quản lý phò lớn nhất nhì bên đó. Tôi inbox hỏi nó: “Người ta trách nhữngđứa như mày là học xong không thèm về cống hiến cho quê hương kìa! Xấu hổ không?”.
Nó bảo: “Không! Tao làm ở nước ngoài, nhưng kiếm được tiền, tao vẫn gửi về quê hương, còn hơn ối đứa vơ vét tiền của quê hương rồi lại tìm cách chuồn ra nước ngoài – đó mới là những kẻ đáng xấu hổ!”.
Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo