Hà Nội là máu thịt, là nơi chôn nhau cắt rốn của biết bao nhiêu thế hệ cha anh, nơi mình sinh ra lớn lên, đi xa rồi lại trở về với mảnh đất thấm đẫm lịch sử, ai cũng có một nơi lưu giữ những ký ức thật đẹp, với tôi từng con đường, góc phố, từng hàng cây quán cóc, chỉ một chút thôi cũng đủ rưng rưng mõi khi rời xa nó.
Tôi mong các bạn nếu có chút xúc cảm nào đó xin đưa vào đây, để mình ghi chép lại, nhằm sẻ chia đến nhiều hơn các cụ các mợ trong OF, hoặc đơn giản chỉ là chút kỷ niệm thật đẹp lưu giữ đâu đó trong ký ức hãy mang ra sẻ chia cho nhiều người cùng biết.
Phần 1 : Thời bao cấp thật nghèo, khó khăn nhưng cũng thật đẹp thật tình người.
Ngõ nhỏ nhà Tôi là 1 khu Tập thể của ngành Đường sắt, nó nằm ở đầu phố Khâm Thiên nơi có cái chắn tầu mang đầy ký ức về lịch sử, bố mẹ tôi đều làm ngành Đường sắt, Bố Tôi là 1 cầu thủ đá tiền đạo cho đội Đường Sắt đá cùng với Bố của Minh Hiếu, là chú Quang Minh, ngày đó những năm 60 Hà Nội có những CLB nổi tiếng như Thể công, Công An HN, Đường Sắt, Xây Dựng, Bưu điện... Toàn những clb ăn theo 1 ngành hoặc 1 đơn vị nào đó nhưng bóng đá thời đó rất hấp dẫn và thú vị hoặc do thời đó không có nhiều các thứ giải trí như bây giờ. Khi giải nghệ do bệnh tật bố tôi về làm cho 1 đơn vị thuộc ngành ĐS ngay mặt phố Lê Duẩn gặp và cưới mẹ tôi là văn công hết thời thuộc đơn vị thanh niên xung phong cũng của ngành ĐS và Tôi may mắn chào đời từ đó.
Tuổi thơ tôi gắn liền với tem phiếu, bìa chất đốt, sổ gạo gia đình liệt sỹ, thẻ thương binh... Bác cả anh bố tôi là liệt sỹ đánh Pháp, khi đánh đồn đầu cầu Đuống, bị Pháp bắt bắn chết đeo đá vứt xuống sông Đuống đến giờ nhà tôi vẫn chưa tìm thấy xác Bác, sở dĩ tôi lan man bởi mỗi lần chen đi mua gạo tại cửa hàng 157 Phố Khâm Thiên, bao giờ Tôi cũng được chen ngang đặt sổ sang bên ưu tiên, nếu là gia đình liệt sỹ thì được đóng 1 cái dấu vào góc cái sổ gạo và ghi là gia đình liệt sỹ, còn nếu là thương binh phải có thẻ chìa ra khi được gọi tên vào mua gạo. Nhà tôi bố mẹ, ông bà và 3 anh em tôi mõi lần mua 1 tháng được hơn 90 kg, Tôi 1 mình chia 2 bao gác lên gióng yên 1 bao đằng sau póc pa ga 1 bao chở về nhà ở khu TT đường sắt như 1 chiến công nếu như vớ được 1 bao gạo trắng từ Sài Gòn chuyển ra vì thời đó hầu như gạo đều vàng quạch và hôi do để lâu.
Cứ mõi đứa trong 3 anh em tôi thêm 1 tuổi tôi lại phải mang sổ gạo đến của hàng đóng 1 cái dấu tăng thêm 1 cân gạo, ngày ấy nhà ai có người làm trong ngành thương nghiệp, hoặc bán gạo, hoặc dầu hoả, hoặc thực phẩm đều rất oai và khá giả hơn những gia đình CB CNV khác.
Tôi mong các bạn nếu có chút xúc cảm nào đó xin đưa vào đây, để mình ghi chép lại, nhằm sẻ chia đến nhiều hơn các cụ các mợ trong OF, hoặc đơn giản chỉ là chút kỷ niệm thật đẹp lưu giữ đâu đó trong ký ức hãy mang ra sẻ chia cho nhiều người cùng biết.
Phần 1 : Thời bao cấp thật nghèo, khó khăn nhưng cũng thật đẹp thật tình người.
Ngõ nhỏ nhà Tôi là 1 khu Tập thể của ngành Đường sắt, nó nằm ở đầu phố Khâm Thiên nơi có cái chắn tầu mang đầy ký ức về lịch sử, bố mẹ tôi đều làm ngành Đường sắt, Bố Tôi là 1 cầu thủ đá tiền đạo cho đội Đường Sắt đá cùng với Bố của Minh Hiếu, là chú Quang Minh, ngày đó những năm 60 Hà Nội có những CLB nổi tiếng như Thể công, Công An HN, Đường Sắt, Xây Dựng, Bưu điện... Toàn những clb ăn theo 1 ngành hoặc 1 đơn vị nào đó nhưng bóng đá thời đó rất hấp dẫn và thú vị hoặc do thời đó không có nhiều các thứ giải trí như bây giờ. Khi giải nghệ do bệnh tật bố tôi về làm cho 1 đơn vị thuộc ngành ĐS ngay mặt phố Lê Duẩn gặp và cưới mẹ tôi là văn công hết thời thuộc đơn vị thanh niên xung phong cũng của ngành ĐS và Tôi may mắn chào đời từ đó.
Tuổi thơ tôi gắn liền với tem phiếu, bìa chất đốt, sổ gạo gia đình liệt sỹ, thẻ thương binh... Bác cả anh bố tôi là liệt sỹ đánh Pháp, khi đánh đồn đầu cầu Đuống, bị Pháp bắt bắn chết đeo đá vứt xuống sông Đuống đến giờ nhà tôi vẫn chưa tìm thấy xác Bác, sở dĩ tôi lan man bởi mỗi lần chen đi mua gạo tại cửa hàng 157 Phố Khâm Thiên, bao giờ Tôi cũng được chen ngang đặt sổ sang bên ưu tiên, nếu là gia đình liệt sỹ thì được đóng 1 cái dấu vào góc cái sổ gạo và ghi là gia đình liệt sỹ, còn nếu là thương binh phải có thẻ chìa ra khi được gọi tên vào mua gạo. Nhà tôi bố mẹ, ông bà và 3 anh em tôi mõi lần mua 1 tháng được hơn 90 kg, Tôi 1 mình chia 2 bao gác lên gióng yên 1 bao đằng sau póc pa ga 1 bao chở về nhà ở khu TT đường sắt như 1 chiến công nếu như vớ được 1 bao gạo trắng từ Sài Gòn chuyển ra vì thời đó hầu như gạo đều vàng quạch và hôi do để lâu.
Cứ mõi đứa trong 3 anh em tôi thêm 1 tuổi tôi lại phải mang sổ gạo đến của hàng đóng 1 cái dấu tăng thêm 1 cân gạo, ngày ấy nhà ai có người làm trong ngành thương nghiệp, hoặc bán gạo, hoặc dầu hoả, hoặc thực phẩm đều rất oai và khá giả hơn những gia đình CB CNV khác.