- Biển số
- OF-364787
- Ngày cấp bằng
- 28/4/15
- Số km
- 589
- Động cơ
- 260,650 Mã lực
- Nơi ở
- hàng xóm nhà đồng chí x
Nhằm có cái nhìn tổng quan về vùng đất chín rồng, miền Tây Nam bộ. Em mạo muội lập thớt này để giải bày những trãi nghiệm của em về miền Tây. Về vùng đất, cuộc sống, con người nơi đây. Do sự hiểu biết của em còn hạn hẹp, rất mong các cụ, mợ đóng góp thêm để thớt có nhiều thông tin bổ ích, chất lượng. Em xin chân thành cảm ơn
Chuyện xưng hô.
Nếu ai đã từng đến thăm miền Tây hẳn sẽ thấy cách người dân xưng hô theo thứ tự con số rất phổ biến ở vùng đất chín Rồng. “Anh Hai, anh ba, cậu Tư, Dì Sáu, chú Tám ….”. Đó là nét khác biệt cơ bản nhất của người miền Tây mà ngay cả như dân Sài Gòn hay các vùng miền khác ít sử dụng. Vậy tại sao người miền Tây lại lấy thứ của từng người để gọi chứ không phải là cái tên do cha mẹ đặt ? Có nhiều nguyên nhân cũng như nhiều cách giải thích rất khác nhau nhưng ngẫm lại cũng thực logic. Người miền Tây khi xưa là những người con đất Bắc hoặc Trung đi khai hóa vùng đất đồng bằng hoang sơ màu mở này với nhiều thành phần nhưng đông nhất vẫn là những người dân nghèo khổ hoặc mang án tích buộc phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn đến phương trời xa lạ. Họ không dám đưa tên mình ra mà chỉ xưng bằng thứ mà thôi. “Tui thứ Năm, anh kêu tui là thằng Năm. Còn anh thứ mấy?” Đó là những câu xã giao mà những di dân ngày xưa đã ngầm định với nhau như thế. Hoặc có giả thuyết cho rằng sở dĩ người miền Tây không dám gọi tên do sợ bị phạm úy nên phải nói trại đi hoặc kêu bằng thứ cho gọn. Ví như trong vùng có ông Hội đồng tên là Sáng thì đố có người dân nào dám lấy cái tên của ông ấy ra mà gọi. Họ phải nói chệch đi thành “sớm” v.v…Nhưng cũng có nhiều cao lão thì lại cho rằng cái tên do cha mẹ đặt cho ta là thiêng liêng nên được coi như là điều cấm kị, không được gọi ra. Chỉ có những người lớn tuổi hoặc cao vai hơn vế thì mới được gọi tên người nhỏ tuổi hơn chứ ngược lại thì bị xem như hỗn láo. Bởi thế ngày xưa bọn trẻ con thường chửi nhau bằng cách gọi tên cha mẹ của đối phương và hậu quả có thể dẫn đến những trận đánh nhau khốc liệt. Cái tên đối với người dân miền Tây quan trọng như vậy nên việc đặt tên cho con cái rất quan trọng. Thậm chí có người phải mở cả gia phả của dòng họ ra để ngâm cứu trước nhằm tránh việc đặt trùng tên. Do đó việc đặt tên cho con làm các bậc cha mẹ, ông bà rất đau đầu. Họ phải nghiên cứu những cái tên “cực độc” không đụng hàng như : đoẹt, nhỏm, tủn, tum …Tuy nhiên, do người miền Tây thường sinh con đông dẫn đến bà con họ hàng cũng rất đông nên việc trùng tên là khó tránh khỏi. Thế là cái tên thứ hai ra đời nhằm khắc phục sự cố nhưng đơn giản nhất vẫn là kêu bằng thứ cho nó gọn.
Chuyện xưng hô.
Nếu ai đã từng đến thăm miền Tây hẳn sẽ thấy cách người dân xưng hô theo thứ tự con số rất phổ biến ở vùng đất chín Rồng. “Anh Hai, anh ba, cậu Tư, Dì Sáu, chú Tám ….”. Đó là nét khác biệt cơ bản nhất của người miền Tây mà ngay cả như dân Sài Gòn hay các vùng miền khác ít sử dụng. Vậy tại sao người miền Tây lại lấy thứ của từng người để gọi chứ không phải là cái tên do cha mẹ đặt ? Có nhiều nguyên nhân cũng như nhiều cách giải thích rất khác nhau nhưng ngẫm lại cũng thực logic. Người miền Tây khi xưa là những người con đất Bắc hoặc Trung đi khai hóa vùng đất đồng bằng hoang sơ màu mở này với nhiều thành phần nhưng đông nhất vẫn là những người dân nghèo khổ hoặc mang án tích buộc phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn đến phương trời xa lạ. Họ không dám đưa tên mình ra mà chỉ xưng bằng thứ mà thôi. “Tui thứ Năm, anh kêu tui là thằng Năm. Còn anh thứ mấy?” Đó là những câu xã giao mà những di dân ngày xưa đã ngầm định với nhau như thế. Hoặc có giả thuyết cho rằng sở dĩ người miền Tây không dám gọi tên do sợ bị phạm úy nên phải nói trại đi hoặc kêu bằng thứ cho gọn. Ví như trong vùng có ông Hội đồng tên là Sáng thì đố có người dân nào dám lấy cái tên của ông ấy ra mà gọi. Họ phải nói chệch đi thành “sớm” v.v…Nhưng cũng có nhiều cao lão thì lại cho rằng cái tên do cha mẹ đặt cho ta là thiêng liêng nên được coi như là điều cấm kị, không được gọi ra. Chỉ có những người lớn tuổi hoặc cao vai hơn vế thì mới được gọi tên người nhỏ tuổi hơn chứ ngược lại thì bị xem như hỗn láo. Bởi thế ngày xưa bọn trẻ con thường chửi nhau bằng cách gọi tên cha mẹ của đối phương và hậu quả có thể dẫn đến những trận đánh nhau khốc liệt. Cái tên đối với người dân miền Tây quan trọng như vậy nên việc đặt tên cho con cái rất quan trọng. Thậm chí có người phải mở cả gia phả của dòng họ ra để ngâm cứu trước nhằm tránh việc đặt trùng tên. Do đó việc đặt tên cho con làm các bậc cha mẹ, ông bà rất đau đầu. Họ phải nghiên cứu những cái tên “cực độc” không đụng hàng như : đoẹt, nhỏm, tủn, tum …Tuy nhiên, do người miền Tây thường sinh con đông dẫn đến bà con họ hàng cũng rất đông nên việc trùng tên là khó tránh khỏi. Thế là cái tên thứ hai ra đời nhằm khắc phục sự cố nhưng đơn giản nhất vẫn là kêu bằng thứ cho nó gọn.
Chỉnh sửa cuối: