Đình mang tính hướng ngoại hơn đền chùa miếu mạo, thế nên hay đặt nơi trung tâm để tiện cho bà con, càng gần sông nước càng tốt cho có yếu tố thủy mà thành "cây đa bến nước sân đình", ko thì cũng chọn đất đào giếng mà nói là mắt rồng. Thời Trần, Phật giáo thịnh nên đình thờ cả Phật, đời Lê cổ húy Nho giáo nên đưa Thành Hoàng vào. Giờ phần lớn là đình thời Nguyễn và thời @, rất hiếm đình thời Lê, dù chỉ là Hậu Lê.
Nói riêng về văn hóa công và năng sử dụng thì em thích Đình hơn, vì ở đây diễn ra đủ thứ: Lễ hội, nhậu nhẹt cho đến xử án, phạt vạ hay đưa nhau ra đây tâm tình cũng được! Có lẽ vì thế mà các mảng điêu khắc đình chùa là nơi ghi lại rất nhiều nét sinh hoạt của dân địa phương, từ đấu vật, bơi thuyền, ăn chơi cho đến cả phồn thực!
Đình quê em cũng bị cháy thời Pháp càn, do có 1 cụ già mắt kém nhưng anh dũng tự nguyện ở lại cố thủ trong đình đánh trống nghi binh lừa giặc cho quân kc rút. Sau cụ hy sinh tại đình và đình bị đốt và ko lâu sau được dựng lại. Nhưng dân xứ Đoài vẫn có câu: Đẹp đình So, to đình Chàng!