- Biển số
- OF-321342
- Ngày cấp bằng
- 28/5/14
- Số km
- 17,905
- Động cơ
- 427,832 Mã lực
Bàn tiếp...
Hôm trước, lão XPQ có nhắc đến quan điểm về khí ở phần đầu Đạo đức kinh. Như vậy thấy là lão í không chém bừa, mà lão rất biết, chẳng qua lão làm nghề rang lạc nên thể hiện ra khó ai mà đoán được lão nói cái gì...
Khí nó cũng bàng bạc thể hiện trong Dịch học nữa.
Thực ra các phần trên có nhắc đến Nhân (cái này rỗi rãi em sẽ tham gia), thì Khí cũng bao quát hết. Nó có mặt trong y học, triết học, võ thuật, âm nhạc, văn chương, nông học...
Chẳng hạn trong bộ Hoàng bá tố vấn nói:" phương Đông cây cối tươi tốt, khí hậu điều hòa. Người sinh phương ấy nước da tươi nhuận, nhưng nếu có ác bệnh thì đều do suy gan mà ra..." . Tự liên hệ phương Đông với Gan nhé.
Liệu khí tạo ra núi non đất đá không?
Nhà khoa học Laplace cách nay hơn 2 thế kỷ đưa ra giả thuyết: Địa cầu là một khối tinh vân của mặt giời vỡ ra!!!???
Thuyết này đến nay khoa học vẫn công nhận và dần chứng minh được nhiều thuộc tính trên cơ sở đó. Và tinh vân, là ngôi sao khí. Sau đó khí dương nhẹ bốc lên thành bầu trời, và khí âm nặng dần chìm xuống, tạo thành đất ta đang đứng đây. Tức là thành núi non bình địa sông biển đây.
Nói từ cái nguồn gốc thô sơ thế, để ta thấy rằng mọi vật hiện hữu đây đều do khí ban đầu tạo thành, nên đều mang khí. Cái khí này không phải là không khí đâu nhé.
Các thuyết cổ của Tàu, hay khoa học hiện đại đều lập các lý thuyết và lên phương án để tìm hiểu chân gốc, cũng như quy luật vận hành của cái khí này. Hiện trên đường đi tìm chân lý thì phương Tây đã chứng minh được lý thuyết sóng và hạt, rồi tiếp tục đến các siêu hạt, rồi hạt mịn, rồi đến hạt siêu mịn...và còn đang tìm tiếp.
Phương Đông kém về ứng dụng kỹ thuật, nên giờ nhiều người thấy các môn này rất lờ mờ khó tin, nhưng từ ngàn xưa cũng đã đưa ra các lý luận mô phỏng cơ bản về khí. Chẳng hạn như trong Cổ bản táng thư có đưa ra 7 định luật của khí:
1- Khí cảm nhi ứng quỷ phúc cập nhân: chân khí mà ứng với người chết thì phúc đến với người sống.
2- Khí thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ: gặp gió thì bay, gặp nước thì dừng.
3- Ngoại khí hoành sinh, nội khí chỉ sinh: khí lừng lẫy bên ngoài, ắt bên trong tiệt.
4- Thổ hình khí hành, vật nhân dĩ sinh: khí nương theo hình thể của đất mà di chuyển, mọi vật nhân đó mà sinh ra.
5- Hình chỉ khí súc hóa sinh vạn vật: núi non dừng lại thì khí sinh nhiều, muôn vật từ đó sinh sôi.
6- Địa hữu cát khí, thổ tùy nhi khởi: đất có khí lành, thì mặt đất sinh sôi.
7- Thiển thâm đắc thừa, phong thủy tự thành: nông sâu phải phép, phong thủy sẽ tốt.
Phương Đông cổ không đi vào chi tiết, bắt người xem phải ngộ ra tùy tâm cơ. Thế nên thời này không có tính thuyết phục cho đời thường, vì đa số người ta chỉ tin vào những gì nhìn thấy hoặc nghĩ được. Nhưng tất cả những thứ ta nhìn thấy và nghĩ được, liệu đã là chân lý tối thượng?
Khoa hoc Tây phương làm người ta dễ hiểu hơn, nên dễ chấp nhận và tin tưởng hơn. Nhưng hiện thứ khoa học này cũng chỉ đang mon men ngoài rìa của chân lý.
Biết đâu đấy, lý luận chân chính phương Đông cổ lại thể hiện chân lý gần hơn nhiều rồi?
Sự khó khăn trong giải nghĩa chân lý, nếu khoa học khi nào đó tìm ra, nhẽ cũng sẽ khó mà giải tường tận bằng vài công thức cho đa số dân tình hiểu được. Khi đó, biết đâu lại thấy sự thống nhất cao độ giữa Đông và Tây???!!!
Lan man, hết pin òi...
Hôm trước, lão XPQ có nhắc đến quan điểm về khí ở phần đầu Đạo đức kinh. Như vậy thấy là lão í không chém bừa, mà lão rất biết, chẳng qua lão làm nghề rang lạc nên thể hiện ra khó ai mà đoán được lão nói cái gì...
Khí nó cũng bàng bạc thể hiện trong Dịch học nữa.
Thực ra các phần trên có nhắc đến Nhân (cái này rỗi rãi em sẽ tham gia), thì Khí cũng bao quát hết. Nó có mặt trong y học, triết học, võ thuật, âm nhạc, văn chương, nông học...
Chẳng hạn trong bộ Hoàng bá tố vấn nói:" phương Đông cây cối tươi tốt, khí hậu điều hòa. Người sinh phương ấy nước da tươi nhuận, nhưng nếu có ác bệnh thì đều do suy gan mà ra..." . Tự liên hệ phương Đông với Gan nhé.
Liệu khí tạo ra núi non đất đá không?
Nhà khoa học Laplace cách nay hơn 2 thế kỷ đưa ra giả thuyết: Địa cầu là một khối tinh vân của mặt giời vỡ ra!!!???
Thuyết này đến nay khoa học vẫn công nhận và dần chứng minh được nhiều thuộc tính trên cơ sở đó. Và tinh vân, là ngôi sao khí. Sau đó khí dương nhẹ bốc lên thành bầu trời, và khí âm nặng dần chìm xuống, tạo thành đất ta đang đứng đây. Tức là thành núi non bình địa sông biển đây.
Nói từ cái nguồn gốc thô sơ thế, để ta thấy rằng mọi vật hiện hữu đây đều do khí ban đầu tạo thành, nên đều mang khí. Cái khí này không phải là không khí đâu nhé.
Các thuyết cổ của Tàu, hay khoa học hiện đại đều lập các lý thuyết và lên phương án để tìm hiểu chân gốc, cũng như quy luật vận hành của cái khí này. Hiện trên đường đi tìm chân lý thì phương Tây đã chứng minh được lý thuyết sóng và hạt, rồi tiếp tục đến các siêu hạt, rồi hạt mịn, rồi đến hạt siêu mịn...và còn đang tìm tiếp.
Phương Đông kém về ứng dụng kỹ thuật, nên giờ nhiều người thấy các môn này rất lờ mờ khó tin, nhưng từ ngàn xưa cũng đã đưa ra các lý luận mô phỏng cơ bản về khí. Chẳng hạn như trong Cổ bản táng thư có đưa ra 7 định luật của khí:
1- Khí cảm nhi ứng quỷ phúc cập nhân: chân khí mà ứng với người chết thì phúc đến với người sống.
2- Khí thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ: gặp gió thì bay, gặp nước thì dừng.
3- Ngoại khí hoành sinh, nội khí chỉ sinh: khí lừng lẫy bên ngoài, ắt bên trong tiệt.
4- Thổ hình khí hành, vật nhân dĩ sinh: khí nương theo hình thể của đất mà di chuyển, mọi vật nhân đó mà sinh ra.
5- Hình chỉ khí súc hóa sinh vạn vật: núi non dừng lại thì khí sinh nhiều, muôn vật từ đó sinh sôi.
6- Địa hữu cát khí, thổ tùy nhi khởi: đất có khí lành, thì mặt đất sinh sôi.
7- Thiển thâm đắc thừa, phong thủy tự thành: nông sâu phải phép, phong thủy sẽ tốt.
Phương Đông cổ không đi vào chi tiết, bắt người xem phải ngộ ra tùy tâm cơ. Thế nên thời này không có tính thuyết phục cho đời thường, vì đa số người ta chỉ tin vào những gì nhìn thấy hoặc nghĩ được. Nhưng tất cả những thứ ta nhìn thấy và nghĩ được, liệu đã là chân lý tối thượng?
Khoa hoc Tây phương làm người ta dễ hiểu hơn, nên dễ chấp nhận và tin tưởng hơn. Nhưng hiện thứ khoa học này cũng chỉ đang mon men ngoài rìa của chân lý.
Biết đâu đấy, lý luận chân chính phương Đông cổ lại thể hiện chân lý gần hơn nhiều rồi?
Sự khó khăn trong giải nghĩa chân lý, nếu khoa học khi nào đó tìm ra, nhẽ cũng sẽ khó mà giải tường tận bằng vài công thức cho đa số dân tình hiểu được. Khi đó, biết đâu lại thấy sự thống nhất cao độ giữa Đông và Tây???!!!
Lan man, hết pin òi...