Có một sự thật là khi sinh nở thì ngay tại thời điểm ở cữ ít nhất là 4 tháng từ khi sinh có quá nhiều thứ thay đổi về cả bên tâm lý, sinh lý, sức khỏe và cả ngoại hình. Nên bất kỳ phụ nữ nào đều có những khủng khoảng xảy ra. Nhiều hay ít phụ thuộc vào bản thân người đó và mối quan tâm của người chồng (chứ không phải bố, mẹ hay anh chị).
Bỏ qua yếu tố kinh tế thì Cụ chủ nên quan tâm nhiều hơn yếu tố tâm lý.
1- Vì vợ Cụ lớn hơn Cụ 2 tuổi bất giác trong thời gian ở cữ này cảm giác vị trí về hình thể bị yếu thế và lo lắng nhiều hơn. Nhưng không thể nói ra được và không biết nói sao. Hơn nữa có lúc bất giác một ai đó không tế nhị chạm vào việc đó bằng những câu không ác ý như: lão ấy đâu? trông dạo này lão ấy trẻ nhỉ...Khen mà lại thành ác ý, dù không có mặt Cụ. Đồng thời dưới 4 tháng thì cơ thể chưa thể về phom được dù có thế nào đi nữa nên cảm giác lo lắng càng tăng nặng.
2- Cụ là người hơi vô tâm trong trường hợp này. Việc ở cữ hay không ở cữ là 2 vợ chồng phải ngủ cùng nhau và chia sẻ khó khăn chăm sóc con trẻ thay vì để cho mẹ ngủ cùng để chăm con và vợ. Đêm có mệt mỏi chút (vì ban ngày Cụ phải đi làm) nhưng nó lại làm người phụ nữ yên tâm hơn và cảm giác được chia sẻ gấp nhiều lần (Dù thực tế phụ nữ có chồng chăm cùng sẽ vất vả hơn vì các ông lúng túng hơn, chủ yếu sai vặt để động viên tinh thần).
3- Quan tâm cùng cô ấy những thứ quan tâm thật nhỏ để gạt bớt tâm lý tự ti về cơ thể lúc này hay thậm chí những thứ lo lắng vô nghĩa của cô ấy mà cùng giải quyết như mặt bé chưa được nhẵn nhụi (dù nó nhẵn thín nhưng cô ấy vẫn không hài lòng), bé bị khó tiêu thì tìm giải pháp cùng cô ấy. Chịu khó khen cô ấy chút chút về những thứ dù vụng về.
....
Tóm lại Cụ kiên nhẫn chút và đồng hành mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm mọi thời gian bên ngoài (đi chơi tết, đi lễ, đi với bạn, đi hát.. mà luôn phi ngay về) mà ở bên vợ. Đi ít hoặc bỏ qua và khéo léo khoe với Cô ấy sự số 1 trong lòng mình của cô ấy. Tâm Cụ hướng về vợ như vậy thì Cụ sẽ tìm ra 1001 cách hết xì trét của vợ trong thời gian ngắn ngắn