Em hiểu chữ Đức trong chữ "Đức năng" có thể khác anh hiểu. Có lẽ anh hiểu theo nghĩa rộng hơn.
Quan điểm của em: Sân khấu cuộc đời là bất biến. Vở kịch của mỗi con người đã được viết sẵn kịch bản. Sự khác biệt chỉ là thái độ của mỗi người trước một hoạt cảnh. Hoặc giả như sự hòa mình ngụp lặn cùng vai diễn hay thoát ly để làm khán giả của chính cuộc đời mình.
Tiện chờ ăn sáng, bàn thêm tí...
Đức năng có thể hiểu đơn giản là năng lực của Đức, hoặc tính khả dụng của Đức.
Rất nhiều người cho rằng chữ Đức đó là cái Đức của bản thân, thì cố gắng sống tốt, sống nhân đạo... là tạo được cái Đức để "thắng số".
Cũng đúng, nhưng chỉ được 1/10!
Ngoài Đức người thì còn có Đức của trời đất, biết phần nào mà làm theo thì mới được thêm trong 9/10 kia nữa.
Ví như câu "Tam kỳ, chư Đức năng hàng sát", là chỉ có Đức mới hàng được sát khí, mới cứu được người ta khỏi hiểm nghèo. Vậy chữ "chư Đức" đã cho thấy rất nhiều Đức, một tập hợp Đức, chứ không phải là "một Đức người". Như các thuật ngữ Thiên đức, Thiên đức hợp, Nguyệt đức, Nguyện đức hợp, Đức thần... đã thấy chữ Đức không phải là của mỗi cá nhân nào đó đâu.
Hoặc như mấy câu này, các học thuật đều dùng cả:
Giáp Kỷ đức Dần, Ất Canh Thân
Bính Tân Mậu Quý tại Tỵ luân
Đinh Nhâm tương hợp đức tại Hợi.
Thì thấy như người tuổi Đinh thì Đức thần lại ở Hợi cơ mà, và nó mang tính ngoại, chứ không phải nằm trong từng con người..
Tức là Đức của cá nhân là có, nhưng tác dụng nhỏ thôi, phần lớn Đức là của trời đất. Mà trái ngược với Đức trời đất thì vẫn diệt vong như thường chứ lấy đâu ra để mà "thắng số"?