- Biển số
- OF-346184
- Ngày cấp bằng
- 10/12/14
- Số km
- 107
- Động cơ
- 271,370 Mã lực
Tâm sự của một lái xe về sự vô cảm đáng sợ trên đường
Có bao nhiêu nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT) không được cấp cứu kịp thời, phải lìa bỏ cõi đời hoặc sống cảnh tàn phế vì sự vô cảm của người khác? Câu hỏi thật khó có đáp án chính xác.
Báo Giao thông xin giới thiệu bài viết nhiều trăn trở của một lái xe xin mọi người qua đường đừng vô cảm trước tính mạng của người khác. Là một tài xế từng rong ruổi khắp mọi nẻo đường mưu sinh, từng tham gia cấp cứu nhiều vụ TNGT, anh khẳng định rằng nhiều người gặp TNGT đã phải chết vì không được cấp cứu kịp thời.
Không mấy ai chịu chở giúp nạn nhân tới bệnh viện
Trưa 4/1/2015, trên Tỉnh lộ 864 hướng từ cao tốc Trung Lương về Bến Tre, ngang qua địa bàn xã Trung An, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), tôi đã chứng kiến diễn tiến một vụ tai nạn nghiêm trọng từ đầu đến cuối. Đường thông thoáng, tầm nhìn xa. Chiếc xe tải hạng nặng đi ngược chiều xe tôi chừng vài trăm mét cứ thế “mát” ga lao xốc tới. Do thiếu quan sát, xe tải đã húc chiếc xe gắn máy chạy cùng chiều lấn đường bên trái, văng lên cao rồi rớt xuống đường vỡ tan từng mảnh. Sau cú va chạm, xe tải loạng quạng lao hẳn về bên phải, lại máng thêm cậu bé đi xe đạp cùng chiều văng về phía trước mấy chục mét.
Đến nơi xảy ra tai nạn, tôi tức tốc cho xe dừng lại, xuống xe nắm sự thể và mở cửa ra với tư thế sẵn sàng… đưa người bị nạn đi cấp cứu. Cậu bé nằm bất động, thân thể còn nguyên vẹn nhưng mắt trắng dã được Đức Hiển - một người khách trên xe tôi hô hào mọi người khiêng lên xe đưa đi viện. Tôi đảo mắt quan sát hiện trường một lượt thì gai hết người khi thấy hai nạn nhân đi trên xe gắn máy nằm bất động cách nhau mấy chục mét, máu đã chảy thành vũng!
Cạnh đó, người đứng chỉ chỏ thì nhiều nhưng không một ai dám tới gần nạn nhân. Tôi tức tốc hô hào những người sống ven đường, hãy mang cho tôi tấm áo mưa để lót lên băng ghế sau xe tôi (vì nó được làm bằng nỉ, thấm máu sẽ không giặt được), để tôi đưa nạn nhân đi cấp cứu. Gào rát cả họng, mãi sau mới được đáp ứng. Tuy nhiên, khi có áo mưa rồi cũng phải thêm một hồi hô hào nữa mới có người khiêng một nạn nhân lên xe tôi. Do xe tôi hết chỗ nên một nạn nhân còn lại nằm chơ vơ giữa đường, xe tải, xe du lịch, xe khách… ngược xuôi nhưng không xe nào chịu dừng lại. Một thanh niên cưỡi chiếc xe ba gác máy hiếu kỳ dừng lại, cũng lắc đầu quầy quậy khi tôi đề nghị hãy ra tay làm việc thiện… May thay có một chiếc taxi Mai Linh chạy tới, tài xế dừng lại để mọi người đưa nạn nhân lên xe…
Sinh mạng do trời
Thông thường khi gây tai nạn, tài xế vì sợ bị hành hung mà lánh mặt. Thế là số phận nạn nhân phụ thuộc vào lòng từ tâm của người đi đường. Những việc làm đơn giản, cần được thực hiện kịp thời sẽ giúp nạn nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần, hoặc hạn chế thương tật như: Nới thắt lưng ra giúp họ dễ thở; ga-rô những vết thương đang ra nhiều máu; dùng nẹp cố định chân tay họ bị gãy; nâng đầu cao lên giúp họ duy trì hơi thở… Rủi gặp người đi đường thấy máu là đã xây xẩm mặt mày, hoặc sợ vướng máu nạn nhân lây bệnh hoạn, hoặc do quan niệm "sợ đen" mà làm lơ… thì sinh mạng nạn nhân sẽ phụ thuộc số trời!
Gặp người từ tâm, vượt lên trên nỗi sợ hãi và mọi quan niệm khác, họ sẽ sơ cứu rồi đón xe đưa nạn nhân đi cấp cứu. Tính mạng nạn nhân sẽ phụ thuộc vào lòng nhân ái của những người lái xe ngược xuôi trên đường. Xe du lịch là phương tiện cấp cứu cơ động nhất. Tuy nhiên với những chiếc xe bạc tỉ, mở cửa xe ra là thơm phức mùi nước hoa đắt tiền. loại xe này thì chắc chắn tài xế không dám tự tiện cho nạn nhân lên xe rồi. Có chủ nhân ngồi trong xe, nhưng gặp người coi trọng tiền bạc hơn tính mạng con người thì nạn nhân cũng khó có thể nhờ vả. Với những chiếc xe ít sang trọng hơn hoặc xe công tài xế muốn dừng lại phải được sự đồng ý của sếp hay chủ. Vượt qua những cửa ải trên, tính mạng nạn nhân còn phụ thuộc vào tinh thần làm việc của đội ngũ y bác sĩ cấp cứu ở bệnh viện. Cách đây không lâu, tôi đưa hai nạn nhân đến cấp cứu ở bệnh viện đa khoa huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa). Vừa tới nơi tôi hô lớn “Cấp cứu, cấp cứu…!”, tức thì đội ngũ y bác sĩ đã chạy tới rần rật. Nhờ thế mà cả hai người đều được cứu sống.
Ngược lại vụ tai nạn ngày 4/1/2015, chứng kiến “sự chuyển động” cấp cứu của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Mỹ Tho làm tôi quá bâng khuâng. Ca trực hôm ấy không có y công. Những nữ y tá mảnh khảnh không đưa được nạn nhân từ trên xe vào phòng cấp cứu. Buộc tôi và anh tài xế taxi Mai Linh phải xăn tay áo lên làm thay công việc của một y công…
Điều gì đã khiến người ta thờ ơ với những người không may rơi vào hoàn cảnh khốn cùng? Tôi từng chứng kiến một nạn nhân TNGT nằm bất tỉnh, máu me đầy người giữa đường phố. Người qua lại thì nhiều nhưng không ai giúp anh ta cởi cái dây mũ bảo hiểm đang thít chặt cổ họng ra cho anh ta dễ thở. Theo tôi đó là lòng nhân ái và lương tâm của một số người sống chốn thị thành đã chai lì. Nếu lương tâm đủ lớn, thấy người nguy khốn mà không ra tay cứu giúp ắt sẽ xấu hổ với mình.
Anh tài xế taxi Mai Linh cùng tham gia với tôi cấp cứu nạn nhân hôm ấy chia sẻ : “Em mới nhận giao ca xe trưa nay thì gặp chuyện. Máu me tùm lum trên xe mình phải tự “xử” chớ thuê ai họ sợ xui không chịu rửa đâu. Vậy là phải mất tiền đóng sở hụi, nghỉ chạy chiều nay để phơi xe vì cái mùi máu tanh nồng khó hết lắm. Nhưng mà lại thấy lòng thanh thản anh ạ…”. Sự thiệt hại và mất công là lý do khiến các tài xế khác muốn cứu người nhưng không vượt qua được chính mình, cũng có thể vì lòng nhân ái chưa đủ mạnh hối thúc lương tâm anh ta.
Ngoài ra còn có một yếu tố khác mà bất kì người nào ra tay cứu giúp nạn nhân TNGT đều ngại. Không ít lần, sau khi đưa nạn nhân đến bệnh viện, xe tôi bị bảo vệ bệnh viện giữ lại. Người ta đưa ra một điều kiện nghe thật buồn trong lúc mình đã hết lòng cứu người: “Anh phải ở lại cho đến khi cơ quan chức năng hoặc người nhà nạn nhân cho phép mới được đi!”. Và trên thực tế đã có người làm phúc phải tội từ người nhà nạn nhân và cơ quan điều tra vụ tai nạn, bệnh viện thì đòi viện phí.
TNGT là hiểm họa tiềm ẩn mọi nơi, nó có thể xảy ra bất kì nơi đâu và với ai. Vì vậy mà chúng ta hãy đặt mình vào hoàn cảnh nghiệt ngã của nạn nhân mà ra tay cứu giúp họ. Đối với cơ quan chức năng nên có cơ chế khuyến khích, tránh làm khó cho người tham gia cứu nạn. Và nên chăng miễn viện phí cấp cứu cho nạn nhân?
Có bao nhiêu nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT) không được cấp cứu kịp thời, phải lìa bỏ cõi đời hoặc sống cảnh tàn phế vì sự vô cảm của người khác? Câu hỏi thật khó có đáp án chính xác.
Báo Giao thông xin giới thiệu bài viết nhiều trăn trở của một lái xe xin mọi người qua đường đừng vô cảm trước tính mạng của người khác. Là một tài xế từng rong ruổi khắp mọi nẻo đường mưu sinh, từng tham gia cấp cứu nhiều vụ TNGT, anh khẳng định rằng nhiều người gặp TNGT đã phải chết vì không được cấp cứu kịp thời.
Không mấy ai chịu chở giúp nạn nhân tới bệnh viện
Trưa 4/1/2015, trên Tỉnh lộ 864 hướng từ cao tốc Trung Lương về Bến Tre, ngang qua địa bàn xã Trung An, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), tôi đã chứng kiến diễn tiến một vụ tai nạn nghiêm trọng từ đầu đến cuối. Đường thông thoáng, tầm nhìn xa. Chiếc xe tải hạng nặng đi ngược chiều xe tôi chừng vài trăm mét cứ thế “mát” ga lao xốc tới. Do thiếu quan sát, xe tải đã húc chiếc xe gắn máy chạy cùng chiều lấn đường bên trái, văng lên cao rồi rớt xuống đường vỡ tan từng mảnh. Sau cú va chạm, xe tải loạng quạng lao hẳn về bên phải, lại máng thêm cậu bé đi xe đạp cùng chiều văng về phía trước mấy chục mét.
Đến nơi xảy ra tai nạn, tôi tức tốc cho xe dừng lại, xuống xe nắm sự thể và mở cửa ra với tư thế sẵn sàng… đưa người bị nạn đi cấp cứu. Cậu bé nằm bất động, thân thể còn nguyên vẹn nhưng mắt trắng dã được Đức Hiển - một người khách trên xe tôi hô hào mọi người khiêng lên xe đưa đi viện. Tôi đảo mắt quan sát hiện trường một lượt thì gai hết người khi thấy hai nạn nhân đi trên xe gắn máy nằm bất động cách nhau mấy chục mét, máu đã chảy thành vũng!
Cạnh đó, người đứng chỉ chỏ thì nhiều nhưng không một ai dám tới gần nạn nhân. Tôi tức tốc hô hào những người sống ven đường, hãy mang cho tôi tấm áo mưa để lót lên băng ghế sau xe tôi (vì nó được làm bằng nỉ, thấm máu sẽ không giặt được), để tôi đưa nạn nhân đi cấp cứu. Gào rát cả họng, mãi sau mới được đáp ứng. Tuy nhiên, khi có áo mưa rồi cũng phải thêm một hồi hô hào nữa mới có người khiêng một nạn nhân lên xe tôi. Do xe tôi hết chỗ nên một nạn nhân còn lại nằm chơ vơ giữa đường, xe tải, xe du lịch, xe khách… ngược xuôi nhưng không xe nào chịu dừng lại. Một thanh niên cưỡi chiếc xe ba gác máy hiếu kỳ dừng lại, cũng lắc đầu quầy quậy khi tôi đề nghị hãy ra tay làm việc thiện… May thay có một chiếc taxi Mai Linh chạy tới, tài xế dừng lại để mọi người đưa nạn nhân lên xe…
Sinh mạng do trời
Thông thường khi gây tai nạn, tài xế vì sợ bị hành hung mà lánh mặt. Thế là số phận nạn nhân phụ thuộc vào lòng từ tâm của người đi đường. Những việc làm đơn giản, cần được thực hiện kịp thời sẽ giúp nạn nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần, hoặc hạn chế thương tật như: Nới thắt lưng ra giúp họ dễ thở; ga-rô những vết thương đang ra nhiều máu; dùng nẹp cố định chân tay họ bị gãy; nâng đầu cao lên giúp họ duy trì hơi thở… Rủi gặp người đi đường thấy máu là đã xây xẩm mặt mày, hoặc sợ vướng máu nạn nhân lây bệnh hoạn, hoặc do quan niệm "sợ đen" mà làm lơ… thì sinh mạng nạn nhân sẽ phụ thuộc số trời!
Gặp người từ tâm, vượt lên trên nỗi sợ hãi và mọi quan niệm khác, họ sẽ sơ cứu rồi đón xe đưa nạn nhân đi cấp cứu. Tính mạng nạn nhân sẽ phụ thuộc vào lòng nhân ái của những người lái xe ngược xuôi trên đường. Xe du lịch là phương tiện cấp cứu cơ động nhất. Tuy nhiên với những chiếc xe bạc tỉ, mở cửa xe ra là thơm phức mùi nước hoa đắt tiền. loại xe này thì chắc chắn tài xế không dám tự tiện cho nạn nhân lên xe rồi. Có chủ nhân ngồi trong xe, nhưng gặp người coi trọng tiền bạc hơn tính mạng con người thì nạn nhân cũng khó có thể nhờ vả. Với những chiếc xe ít sang trọng hơn hoặc xe công tài xế muốn dừng lại phải được sự đồng ý của sếp hay chủ. Vượt qua những cửa ải trên, tính mạng nạn nhân còn phụ thuộc vào tinh thần làm việc của đội ngũ y bác sĩ cấp cứu ở bệnh viện. Cách đây không lâu, tôi đưa hai nạn nhân đến cấp cứu ở bệnh viện đa khoa huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa). Vừa tới nơi tôi hô lớn “Cấp cứu, cấp cứu…!”, tức thì đội ngũ y bác sĩ đã chạy tới rần rật. Nhờ thế mà cả hai người đều được cứu sống.
Ngược lại vụ tai nạn ngày 4/1/2015, chứng kiến “sự chuyển động” cấp cứu của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Mỹ Tho làm tôi quá bâng khuâng. Ca trực hôm ấy không có y công. Những nữ y tá mảnh khảnh không đưa được nạn nhân từ trên xe vào phòng cấp cứu. Buộc tôi và anh tài xế taxi Mai Linh phải xăn tay áo lên làm thay công việc của một y công…
Điều gì đã khiến người ta thờ ơ với những người không may rơi vào hoàn cảnh khốn cùng? Tôi từng chứng kiến một nạn nhân TNGT nằm bất tỉnh, máu me đầy người giữa đường phố. Người qua lại thì nhiều nhưng không ai giúp anh ta cởi cái dây mũ bảo hiểm đang thít chặt cổ họng ra cho anh ta dễ thở. Theo tôi đó là lòng nhân ái và lương tâm của một số người sống chốn thị thành đã chai lì. Nếu lương tâm đủ lớn, thấy người nguy khốn mà không ra tay cứu giúp ắt sẽ xấu hổ với mình.
Anh tài xế taxi Mai Linh cùng tham gia với tôi cấp cứu nạn nhân hôm ấy chia sẻ : “Em mới nhận giao ca xe trưa nay thì gặp chuyện. Máu me tùm lum trên xe mình phải tự “xử” chớ thuê ai họ sợ xui không chịu rửa đâu. Vậy là phải mất tiền đóng sở hụi, nghỉ chạy chiều nay để phơi xe vì cái mùi máu tanh nồng khó hết lắm. Nhưng mà lại thấy lòng thanh thản anh ạ…”. Sự thiệt hại và mất công là lý do khiến các tài xế khác muốn cứu người nhưng không vượt qua được chính mình, cũng có thể vì lòng nhân ái chưa đủ mạnh hối thúc lương tâm anh ta.
Ngoài ra còn có một yếu tố khác mà bất kì người nào ra tay cứu giúp nạn nhân TNGT đều ngại. Không ít lần, sau khi đưa nạn nhân đến bệnh viện, xe tôi bị bảo vệ bệnh viện giữ lại. Người ta đưa ra một điều kiện nghe thật buồn trong lúc mình đã hết lòng cứu người: “Anh phải ở lại cho đến khi cơ quan chức năng hoặc người nhà nạn nhân cho phép mới được đi!”. Và trên thực tế đã có người làm phúc phải tội từ người nhà nạn nhân và cơ quan điều tra vụ tai nạn, bệnh viện thì đòi viện phí.
TNGT là hiểm họa tiềm ẩn mọi nơi, nó có thể xảy ra bất kì nơi đâu và với ai. Vì vậy mà chúng ta hãy đặt mình vào hoàn cảnh nghiệt ngã của nạn nhân mà ra tay cứu giúp họ. Đối với cơ quan chức năng nên có cơ chế khuyến khích, tránh làm khó cho người tham gia cứu nạn. Và nên chăng miễn viện phí cấp cứu cho nạn nhân?
Theo Trần Kiêm Hạ
Báo Giao thông vận tải
Báo Giao thông vận tải