Bẩm các cụ tuần trước nhà em có chuyện buồn, bố vợ em mất các cụ ah.
Em phận làm rể thôi nhưng do gia đình nhà vợ sống rất tình cảm nên em coi hai ông bà như bố mẹ đẻ. Chính vì vậy cứ rỗi rãi là gia đình em lại về ngoại chơi, tần suất còn nhiều hơn về bên nội.
Bố vợ em bị bệnh cũng nửa năm nay rồi, đợt vừa rồi em nghe anh vợ bảo bổ yếu chắc cũng không qua khỏi được.
Em vội vàng về chăm ông được mấy ngày thì ông mất, từ lúc sinh ra và lớn lên đến giờ bố vợ là người đầu tiên em phải chịu tang (Theo đúng nghĩa) chính vì vậy em phải tham gia mọi thứ trong lễ bái của người mất. Em muốn chia sẻ với các cụ về suy nghĩ của em về những thủ tục này (Có thể nó sẽ không đúng ý với số đông hay VH của XH phương đông).
Bố vợ em bị bệnh và mọi người trong nhà đều đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho sự ra đi của ông, em biết mẹ em và vợ em sẽ là những người buồn nhất. Nhưng những ngày tháng cuối đời thấy chồng mình bố mình sống trong đau đơn những người trong nhà đều mong muốn ông ra đi thanh thản.
Khi bố vợ em nhắm mắt xuôi tay, cả nhà đã òa khóc vì người thân đã ra đi thật sự.
Chuyện sẽ chẳng có gì để nói nhưng em cảm nhận thấy việc lễ nghĩa của mình còn mang nặng, và ở nhiều trường hợp như đám ma nó không hay lắm như sau:
+ Ở mỗi công đoạn như niệm xong cho người mất vào quan tài cả nhà lại òa khóc
+ Khi mang đi hỏa táng mọi người lại òa khóc
+ Khi đưa xuống mộ mọi người lại òa khóc
+ Do đám ma kéo dài phải hơn ngày lên nhạc đám ma nó cũng âm ỉ tang thương đau đớn.
+ Khóc thuê cho con cháu (Những người không về được, cho cháu nhỏ): làm cho người nghe buồn và khóc thêm (Như nhà em thi thoảng lại cho tiền để khóc cho cháu nội cháu ngoại, vợ em nghe lại khóc thút thít)
+ Việc đưa thi hài ra mộ cũng đi chậm làm cho người thân khóc lóc thảm thiết.
+ Như nhà em do mẹ em hiền nên việc tổ chức cho bố em bị chi phối bởi anh em trong nhà, nhiều khi mẹ em muốn làm thế này thì người nhà lại thêm lời hoặc áp đặt. Em phận rể chẳng tham gia được gì nhưng em biết mẹ em rất buồn -> Nỗi buồn càng tăng thêm.
Em tự hỏi tại sao ta không tổ chức đơn giản để những người sống đỡ buồn đau. Ít nhất không khí sẽ không nặng nhọc.
Lại cái câu chuyện văn hoá, xin mạn phép đăng lại cho cụ bài tôi đã đưa lên website của riêng mình:
nét mọi rợ của văn hoá việt
Cái này do bản thân mình và phải thật cứng cụ ạ. Trc e trai tôi khi về làm việc của bà, ở đó ng ta bắt tất cả phải đi chân đất, trc khi ở HN về tôi đã chuẩn bị cẩn thận 2 đôi ủng cho 2 a e và bỏ vào xe, mặc cho ng ta nói vào nói ra, tôi và e trai cứ đi ủng, có 1 đứa bé ông cậu bắt đi chân đất k may dẫm phải vỏ ốc biêu vàng, và phải chữa khá lâu
Rồi việc của ông cụ nhà tôi, ai có nói này nói ra, tôi gạt hết, lúc mọi ng hô khóc đi, e lặng im, khóc hay tình cảm là bản thân tôi chứ k cần ng ta nhắc...
...thế nên việc này đa số ng trong gia đinh đều bị động làm cho xong, nhưng nếu "cứng" và sắp đặt theo hướng của mình thì chẳng ai làm gì đc, chưa kể tôi và e tôi đều có vị trí, họ nói cho có thôi và cũng chẳng quan tâm đâu (sau lại lao vào nhờ vả như đúng rồi)
Việc gia đình tôi
- hoả táng, dù mọi người bảo hoá táng nóng, tôi bảo đó là ý và quyết định của tôi, chôn thì lạnh?
- mọi việc làm rất gọn nhẹ, chuẩn bị chỗ đi lại, thuê người làm đầy đủ
- đi ủng cẩn thận (giầy cao sụ...)
- không khóc lóc khi họ hô, khóc trong lòng
- tất cả các thủ tục tôi gọn nhẹ anh e tổ chức với nhau
...ngoài ra chia sẻ với cụ, chắc tôi là ng hiện đại nên rất kì thị với việc thủ tục đó (gọi là hủ tục mọi rợ k sai-đó là ý kiến của tôi), khi sống bọn tôi sẽ sống rất tốt với nhau, còn chết thì sẽ làm thật đơn gỉản và dặn con cháu cũng phải như vậy