- Biển số
- OF-22394
- Ngày cấp bằng
- 14/10/08
- Số km
- 3,025
- Động cơ
- 525,243 Mã lực
- Nơi ở
- Nơi có niềm đam mê PKL
- Website
- www.facebook.com
Bài viết đã đăng trên Tạp Chí Ôtô Việt Nam số tháng 03-2011. Các bác click vào hình ở trên để đọc và download nhé.
“TAM MÔ BMW S1000RR CẬP BẾN HÀ THÀNH
Sở hữu “khuôn mặt” lạ lùng với những đường nét thiết kế phá cách đi cùng khối động cơ mạnh mẽ và hàng loạt những tính năng vận hành độc đáo, thật dễ hiểu tại sao BMW S1000RR sớm có mặt tại Việt Nam. Nhưng, với bộ ba S1000RR cập bến cùng một lúc theo đơn đặt hàng của một nhóm chơi xe có tiếng tại Hà Thành thì vấn đề thật không “dễ hiểu” chút nào. BMW S1000RR thực sự có sức hấp dẫn đến vậy sao ?
Điển trai với khuôn mặt lạ
“Tam mã” BMW S1000RR cập bến cảng hàng không Nội Bài với cùng phiên bản năm 2011, sở hữu “bộ cánh” xanh-trắng-đỏ đặc trưng của BMW và là phiên bản tùy chọn cao cấp nhất mà hãng đưa ra. Toàn bộ thân xe được chau chuốt kỹ càng, nhưng lần đầu bắt gặp, ai cũng “bật cười” vì những chi tiết nhựa trên xe gần như … chả có liên quan gì đến nhau. Đó chính là điều đầu tiên mà BMW S1000RR đã “ghi điểm” trong mắt những người chơi xe phân khối lớn! Chiếc xe sở hữu “khuôn mặt” lạ lẫm, với đôi đèn pha chiếu sáng được thiết kế khác nhau hoàn toàn, bên tròn bên dẹt nhưng lại mang cho chiếc xe một vẻ khộng hề “ngộ nghĩnh” chút nào. Vì giữa hai bên đèn chiếu sáng là một khe hút gió, tạo tính khí động học cao cho chiếc xe, toàn bộ phần đầu xe được thiết kế vát nhọn xuống, như mỏ của một chú chim ưng lạnh lùng đang chúi xuống săn mồi. Hai bên sườn xe cũng được các kỹ sư thiết kế của BMW tạo ra những mảng, miếng không hề giống nhau mà như một tổ hợp các chi tiết lộn xộn, không mang vẻ thống nhất. Nhưng toàn bộ những chi tiết, đường nét “lộn xộn” đó lại mang đậm chất khí động học tiên tiến, giúp chiếc xe giảm thiểu tối đa sức cản của gió và hỗ trợ cho chiếc xe có thể “vút” đi một cách nhanh chóng nhất.
Bảng đồng hồ hai màn hình tinh thể lỏng và một bảng đồng hồ cơ hiển thị vòng tua máy của BMW S1000RR cung cấp cho người lái nhiều thông số kỹ thuật hiện tại của xe và rất dễ dàng quan sát, ngay cả ở điều kiện trời nắng mạnh.
Tổng thể chiếc xe vẫn mang hình dáng đặc trưng của dòng Sport-bike với bình xăng phía trước dung tích 17,5 lít được kéo dài, cụm tay nắm hạ thấp và trọng tâm người lái có xu hướng chúi về phía trước. “Chiếc xe có chiều cao yên vừa phải, phù hợp với chiều cao 1,69m của tôi. BMW S1000RR có tư thế ngồi lái rất tốt, tôi vẫn có thể lái chiếc xe hằng ngày đi dạo phố được mà không gặp quá nhiều khó khăn” – Anh Cao Việt Cường – Chủ nhân của một trong bộ ba siêu xe chia sẻ với phóng viên Tạp chí Ôtô Việt Nam. “Tôi rất ấn tượng với hình dáng lạ mắt của chiếc xe, hơn thế nữa, BMW S1000RR quả là một chiếc sport-bike thực thụ!”.
Những tố chất tạo nên một siêu xe
Đã có rất nhiều câu hỏi, từ phía người chơi xe cho đến cả những nhà sản xuất motor hàng đầu thế giới cho rằng :”Thế nào thì mới được gọi là một siêu xe thể thao?”. Và dường như, BMW Motorrad – đơn vị sản xuất motor của BMW đã tạo ra S1000RR để trả lời câu hỏi cho định nghĩa về siêu xe này.
Nhằm tạo ra một thế hệ động cơ có sức mạnh vượt trội, BMW đã ứng dụng và cải tiến nhiều công nghệ sản xuất động cơ dành cho xe đua công thức 1. Các kỹ sư của BMW với kinh nghiệm và trình độ kiến thức cao đã đưa ra hàng loạt những giải pháp cho từng chi tiết động cơ nhằm mang lại khả năng tăng công suất tối đa. Những linh kiện trong động cơ cũng được chọn lựa và nghiên cứu kỹ và được chế tạo bằng những loại hợp kim siêu nhẹ, siêu bền. Động cơ của BMW S1000RR có tổng trọng lượng ở mức 59,8kg. Đồng thời những giải pháp cho hệ thống khung, vành, hệ thống giảm xóc chất lượng cao giúp cho BMW S1000RR có được trọng lượng đầy ấn tượng: 183kg!.
BMW S1000RR tăng tốc từ 0-100km/h trong vòng 2,9 giây, sở hữu khối động cơ 999 phân khối, đạt công suất cực đại 193 mã lực tại ngưỡng vòng tua 13.000 vòng/ phút. Với bộ hộp số 6 cấp, tỉ số nén 13:1 và mô-men xoắn cực đại 112Nm tại vòng tua 9.750 vòng/ phút, chiếc xe đạt vận tốc tối đa là 299km/ h – một tốc độ gần như đã vượt quá sức chịu đựng của con người. Nhưng đây mới chỉ là phiên bản tiêu chuẩn của BMW đưa ra cho S1000RR.
Vì nếu chỉ cần bỏ đi bộ bầu lọc kiểm định khí thải trên xe, chiếc xe hoàn toàn có khả năng vượt quá con số 299km/ giờ kia chứ đừng nói là thay thế toàn bộ hệ thống ống xả hàng hiệu của Arrow hay Akrapovic, hệ thống ECU, hệ thống ổn định dòng điện Power Commander V, lọc gió K&N… BMW S1000RR thực sự đã “châm ngòi” cho cuộc chạy đua vũ trang về ngôi vị thống trị tốc độ trong làng motor thể thao thế giới, làm cho các đối thủ cùng phân khúc như : Kawasaki ZX10R; Suzuki GSX-R 1000; Yamaha R1 …“ăn không ngon, ngủ không yên”.
Không phải là cỗ máy chỉ biết đến tốc độ, S1000RR còn mang lại niềm kiêu hãnh cho BMW khi được sở hữu hàng loạt những công nghệ đỉnh cao hàng đầu thế giới. Đầu tiên, phải kể đến tính năng vận hành tuyệt vời của xe. BMW S1000RR có 4 chế độ vận hành khác nhau :
Rain : Chế độ chạy trong điều kiện đường ướt, xấu. Ở chế độ này, công suất động cơ được giảm xuống mức chỉ còn 150 mã lực, đồng thời hệ thống điện tử tinh vi của xe còn khống chế không cho động cơ tăng tốc đột ngột, giúp người cầm lái có thể điều khiển xe vượt qua môi trường này một cách dễ dàng và an toàn nhất.
Sport : Chế độ vận hành thể thao. Ở chế độ này, người lái có thể tiếp cận gần hơn với sức mạnh tối đa của chiếc xe. Tuy nhiên, người lái vẫn chưa thể cảm nhận được hoàn toàn sức mạnh cũng như khả năng vận hành của chiếc xe. Bởi hệ thống điều khiển chỉ cho phép người lái tiếp cận với công suất và vận tốc tối đa theo từng giai đoạn tăng dần đều. Chế độ này được BMW áp dụng cho chiếc xe khi vận hành trên đường trường và chỉ khi người lái giữ vận tốc tăng dần đều qua từng “ngưỡng” tốc độ và vòng tua máy nhất định, hệ thống điều khiển mới cho phép tăng công suất máy và tốc độ theo từng thời điểm.
Race và Slick : Đây chính là “vũ khí” khủng khiếp nhất của BMW S1000RR. Tại hai chế độ Race và Slick, chiếc xe không những có khả năng vận hành ở công suất máy cực đại và tốc độ tối đa mà toàn bộ hệ thống động cơ sẽ được vận hành như một phiên bản xe đua thể thao chuyên nghiệp. Nếu như chế độ Race vận hành theo tiêu chuẩn cực đại của một mẫu xe đua, nhưng với điều kiện áp dụng cho lốp xe tiêu chuẩn thông thường, thì ở chế độ Slick, BMW khuyến cáo đây là chế độ đặc biệt, chỉ được phép sử dụng trong môi trường đường đua chuyên nghiệp và sử dụng loại lốp đặc biệt trong trường đua. Ở chế độ này, toàn bộ hệ thống động cơ sẽ vận hành với công suất tối đa và tạo ra tốc độ tối đa trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chế độ Slick sẽ được “khóa” tạm thời trong phiên bản thương mại và chỉ được cung cấp mã mở khi khách hàng mua xe phiên bản có ABS và toàn bộ những phụ kiện tiêu chuẩn trong trường đua chuyên nghiệp.
Với những thông số và khả năng vận hành kể trên, hãy xem BMW đã làm gì để chế ngự sức mạnh “vô song” đó của S1000RR? Đó chính là hệ thống phanh Brembo trứ danh được tích hợp công nghệ ABS (Anti-lock Brake System) hiện đại, có thể cung cấp cho chiếc xe những cú hãm phanh khẩn cấp với cảnh giới an toàn tối đa. Tăng thêm nữa tính năng an toàn cho S1000RR, BMW đã đưa hệ thống kiểm soát độ bám đường DTC (Dynamic Traction Control) – một hệ thống do BMW độc quyền phát triển lên chiếc xe. Hệ thống kiểm soát này sẽ tính toán được khả năng trơn trượt của hai bánh xe, từ đó sẽ đưa ra mức tác động trực tiếp, phù hợp vào bướm ga giúp giảm công suất động cơ đến mức tối thiểu để không còn xảy ra tình trạng trượt, rê lốp, đảm bảo tối đa sự an toàn cho người lái trong trường hợp phanh khẩn cấp. “Tôi hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống DTC của BMW S1000RR – nó đã giúp tôi không “hạ cánh” trong một lần mất kiểm soát chiếc xe trong khi phanh khá gấp ở điều kiện đường ướt” – Anh Tùng Anh – chủ nhân của một chiếc S1000RR chia sẻ.
Đó chính là những gì BMW đã làm để tạo ra một siêu xe thực sự!
Chỉnh sửa cuối: