- Biển số
- OF-390015
- Ngày cấp bằng
- 1/11/15
- Số km
- 1,319
- Động cơ
- 250,902 Mã lực
- Tuổi
- 44
Ok,cụ ơi,đông vậy mà ko có buổi ọp bia nào trên tỉnh nhểHọp dân tuyên quang trên này đi
Ok,cụ ơi,đông vậy mà ko có buổi ọp bia nào trên tỉnh nhểHọp dân tuyên quang trên này đi
Cụ mua được trâu rồi thì cố nốt cái dây thừngnhưng em ko có tiền cụ ạ.rõ khổ
Cụ gì ơi cụ kể tiếp đi ạ.Chuyện quả bom bi nhỏ
Bọn em hay lần lội ngoài khu ruộng phía trước, đứa thì bắt cá bắt ốc bắt cua, đứa thì lẻn bới trộm khoai vặt ngô vặt lúa. Ngày nào cũng kiếm "sản phẩm" về, cha mẹ mặc nhiên không đánh mắng vì đứa nào cũng nói là đi "mót" từ những chỗ người ta đã thu hoạch còn rơi sót lại, gần đó có mả ông Lang (thày thuốc dân gian dùng thuốc nam thuốc bắc chữa bệnh). Gia đình ông này chắc là có điều kiện hơn nên mả xây riêng ra khu trống xây cao hẳn lên bằng gạch, bọn em hay bắt lỗ cua ở khu đó, em cũng vậy nhưng em thì không len lên mả ị - đái bậy bao giờ, một phần là ngại phơi bộ phận đó ra hai là bà em và mẹ em dặn không được phóng uế ra nơi mồ mả. Mấy đứa chơi cùng em thì nó cứ hồn nhiên còn khen chỗ ngồi chắc chắn và mát, có 5 đứa tầm tuổi hay đi cùng nhóm với em ở chỗ ấy. Hôm ấy sau một hồi bắt cua, bới khoai và chạy nhảy (cả phóng uế) trên ngôi mộ đó về thì tình cờ thấy cục gì tròn tròn nổi màu ánh đồng kim loại lẫn gỉ sét của sắt và nhựa to bằng nắm tay ngay lối đi xuống. Cả bọn cầm về rồi kháo nhau chắc là đồng, đục riêng ra bán đồng nát. Cả lũ chụm đầu vào hì hục lấy đá và đục sắt ra đục choang choác mỗi thằng phang mấy phát đau tay lại thay thằng khác, em vừa nện xong mấy phát thì đau tay quay ra, như có người xui khiến em muốn về, thôi không cần chia chác tiền bán đồng nát nữa, vừa quay lưng đi vài bước thì ... đoàng ... một tiếng nổ đanh gọn, bốn đứa kia ngửa ra, kêu khóc, máu từ từ thấm loang ra. Em vừa chạy vừa hô người lớn ra cứu, bốn đứa được khiêng đi bệnh viện mổ khâu linh tinh, sau nghe nói đó là quả bom bi sót lại từ thời chiến tranh, có đứa đến giờ đã mấy chục năm mảnh bom bi vẫn còn trong cơ thể do ở vị trí khó nên không mổ được - à thằng này đi về nơi xa lắm rồi (chuyện thằng này em kể sau - một cái kết cực buồn), vụ đó mấy ngày sau có phóng viên báo Quân đội nhân dân, báo Thiếu niên tiền phong về viết bài hỏi em mấy lần.
Ngay tối hôm đó em đi ngủ nằm mơ có ông lão hiền từ xoa đầu nhẹ em bảo: cháu ngoan, ông không phạt, ông che chở cho, đừng bậy bạ bừa bãi nghe cháu!
Cho đến bây giờ đã bao nhiêu năm qua, dù đi đường xa lỡ lầm buồn ... quá, em cũng không bao giờ dám bậy lên gò đất hay chỗ khô ven đường mà cố chọn lạch nước hoặc nhịn vào cơ quan nào đó ven đường để nhờ.
mợ ngồi gần gần chỗ em,cho em hóng với,em sợCụ gì ơi cụ kể tiếp đi ạ.
Tiếp đi cụVâng em xin hầu chuyện tiếp với các cụ/mợ:
Bà cụ mù lòa dưới gốc cây Hòe:
Nhà em trước sân trồng một cây Hoa Hòe, trồng từ lúc em còn bé năm nào thì em không rõ, nhưng chủ yếu là trồng lấy bóng mát và làm mốc ranh giới với nhà hàng xóm vì xưa nghèo chẳng có tiền xây bờ tường, cây này chẳng thấy ra hoa. Tiếp nối là gian nhà tường xây nhưng mái lá cọ, bà cụ mẹ đẻ của ông chủ nhà ở đó, bà bị mù trong một lần bệnh mắt khi còn trẻ, bà rất hiền thường hay ngồi hóng mát dưới gốc cây hòe và nhắc giờ bọn trẻ con để về nấu cơm, thật kỳ lạ bạ cụ nói giờ rất sát mặc dù cụ chẳng có đồng hồ và nếu có cũng chẳng nhìn thấy giờ.
Rồi đến dạo gần tết thì cụ mất, tang lễ cũng đơn sơ, cây hòe cũng bị phát bớt hầu hết các cành để bắc rạp đám ma. Em cũng đi đưa ma cụ như hàng lũ những đứa trẻ hiếu kỳ khác, bắt chước người lớn cầm gậy, lũ trẻ mỗi đứa đều kiếm một cái gậy chống đi vừa đi đám vừa lấy gậy khều chọc nhau, em kiếm quanh có cành hoa hòe nào đó hôm trước chặt xuống làm rạp nên vừa tay tiện thể cầm luôn. Đi đến lúc hạ huyệt thì em cũng như nhiều người khác vất gậy xuống chỗ mộ rồi về. Những hôm sau đấy em đi qua nhất là lúc chạng vạng tối cứ thấy bóng người chống gậy ngồi gốc hòe có lúc nhìn rõ cái gậy bà chống đúng là cái gậy mà em chống ra mộ hôm đưa ma, em sợ... mẹ em bảo chắc bà cụ còn quanh quẩn. Có hôm em mải chơi cứ nghe văng vẳng giọng gọi đến giờ về nấu cơm của bà. Mẹ bảo dần dần rồi sẽ hết, quá 49 ngày, quá 100 ngày, từ từ mọi người cũng quên bà, bóng bà chỉ thỉnh thoảng thấp thoáng đêm hè oi nóng thôi.
Bẵng đi thời gian, đến mùa hoa, cây hoa hòe năm đó bất ngờ nở nhiều hoa lắm, rất nhiều, nhà em lấy phơi khô bán cũng được số tiền kha khá, anh em nhà em có tiền để được mua quần áo mới cũng từ tiền bán hoa hòe. Những năm sau cũng vậy cây hoa hòe luôn nhiều hoa và mang lại tiền bán. Bờ tường giậu ngăn cách cũng đã xây nhưng cây hòe thì do tiếc tiền hàng năm bán hoa hòe nên không phá đi cư để vậy. Cho đến một năm cơn bão lớn, nhà em bay hết mái ngói, nhiều nhà xung quanh cũng vậy, gian nhà lá cọ bà cụ ở trước đây sập hoàn toàn, cây cối hầu hết là bật gốc và chết. Riêng cây hoa hòe này chỉ xác xơ do gió thổi mà không hề bị bật gốc, ai cũng thấy lạ bảo là chắc may mắn không bị luồng gió xoáy.
Rồi đến một năm, cả hai nhà thống nhất chặt cây hòe này và xây cổng sát nhau của cả hai nhà ở chỗ đó, cổng nhà em xây xong thì vẹo một bên, xây lại mấy hôm sau lại xiêu xiêu, đành để vậy. Cổng nhà bên cạnh cũng mấy tội xảy ra, thằng cháu nội của bà ấy chạy vui trượt chân vào cổng toác chân ra đi khâu mấy chục mũi, nhiều chuyện khó tin xảy ra quanh hai cái cổng này như đi làm về xe xô thẳng vào cổng, hay anh trai em cũng nhiều lần vập đầu vào cổng khi đi qua mà hoàn toàn quên không mở cánh, hoặc người lớn hai nhà xô xe đạp vào chính cổng nhà mình và ngã. Ông con trai bà bảo mộng bà về quở mắng chuyện chặt cây giờ bà về không có chỗ ở chơi lâu... ai cũng lo lắng và cúng lễ loanh quanh mấy lần, ông con trai bà sợ quá chuyển cổng chỗ khác lấp cổng đó đi, trồng lại cây hòe khác nhưng trồng mấy lần toàn chết, sau trồng một cây xoài vào gần chỗ đó thì được. Bóng bà lẩn khuất cũng thưa dần thưa dần, năm tháng dần trôi em lớn lên không còn gặp nữa. Sau này chỉ còn anh trai em ở thửa đất đó, bố mẹ em chuyển đi nơi khác. Đứa con gái nhỏ của anh ấy mẹ em phải ở đó bế cháu mà cứ bế ra gốc cây xoài ngồi thì ánh mắt dáo dác rồi nhìn rất lâu và sâu vào cổng, khóc, sợ hãi, nhiều lần như vậy, mẹ em mới chợt nói ra chỗ ấy cây hòe và bà cụ mù ngày xưa, chị dâu em sợ đến nỗi cứ 7h tối ngày nào mà chưa thấy anh trai em về là gọi điện bắt bố mẹ em hoặc vợ em sang ngồi có hôm đến tận khuya bao giờ ông anh trai em về mới cho về.
Giờ thì cũng là dĩ vãng rồi, anh trai em cũng bán nhà ra khu đô thị lớn. Chủ mua nhà đấy cũng cải tạo xây lên nhà mới lớn hơn, bê tông hết rồi, chắc ít ai còn nhớ đến bà cụ mù và cây hòe xưa.
Nhưng chuyện quanh cái ngõ và khu đấy thì còn nhiều rùng rợn lắm, ngay cả bây giờ đôi khi về thăm viếng những người quen cũ ở khu đó vẫn còn nghe xì xào các câu chuyện liêu trai.
Cu từ từ kể cụ ạVâng chỉ một ngõ ngỏ có khoảng chục nhà, toàn công nhân viên chức mà có tới 2 vụ treo cổ, 2 vụ chết đuối, một vụ phóng hoả chết người, 3 người chết ốm trẻ, 2 tai nạn giao thông chết, 1 đang khoẻ bỗng điên, con trai chẳng ra sao nhưng con gái cực kỳ thành đạt và giàu vó hoặc rất xinh đẹp. Rất nhiêud đàn ông chết rất trẻ
Sâm cầm cụ săn đc nhiều ko ạ?Em lúc nhỏ cầm súng hơi, sau đi làm thì chuyển sang súng săn loại 1 nòng, 2 nòng. Lọ mọ đêm hôm bắn cầy, chim di cư như diệc, sâm cầm, vịt, két,... Nhưng may là không gặp ma, và không đạp phải rắn độc (giờ em vẫn giữ bộ rằn ri, giày cao cổ với cái ống nhòm, súng thì bán vì phạm luật tàng trữ trái phép)
Những năm 1990-2004 rất nhiều cụ ạ, con ấy di cư rất dạn - nổ 1 phát ăn đôi ba con là thường. Nhưng sau này đắt, đội săn lưới bắt đêm gom hết, em bắn được sấp đôi lần cuối năm 2012, đến 2013 thì giải nghệ bán hết đồ chơi.Sâm cầm cụ săn đc nhiều ko ạ?
E được nghe con đó ngon mà hiếm lắm
Cụ nhát nên nhìn đâu cũng thấy ma thôi. Em ngày bé cũng sợ ma lắm. Nhưng lớn lên thì lại hết sợ. Em cũng thường xuyên đi đêm, ngủ bờ ngủ bụi. Nhiều khi chỉ thấy hơi sợ nếu chẳng may gặp rắn rết thôi chứ ma thì ko ngán. Cụ cứ quan niệm rằng ma nó hiện lên thì nó cũng chỉ trêu cụ đc thôi chứ nó cũng có giết đc cụ đâu mà lo.cụ nói mạnh vậy thôi.cháu gặp những truyện ban ngày luôn.ko thể hiểu tại sao nó lại như thế nữa cơ.kể thì cháu sợ tối các cụ ko dám đi đái