[Funland] Tam Đảo- Giấc mơ dang- dở

v-kong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-207777
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
5,525
Động cơ
367,784 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Oánh dấu hóng chuyện LS và xem ý cụ chủ muốn nói điều gì.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 12 năm 1750.

Các đạo quân của Chúa Trịnh phối hợp đánh mạnh vào lực lượng của Nguyễn Danh Phương ở khu vực Thanh Lãnh. Bấy giờ, khu vực này do hai người em của Nguyễn Danh Phương là Nguyễn Văn Bì và Nguyễn Văn Quảng trông coi. Bởi quá bất ngờ, cả Nguyên Văn Bì và Nguyễn Văn Quảng đều bị bắt. Nhưng, quan quân của họ Trịnh chưa kịp vui mừng thì Nguyễn Danh Phương đã kịp thời đem binh sĩ tới. Từ chỗ chủ động đi tấn công và bao vây, các tướng lĩnh của Chúa Trịnh buộc phải lâm vào thế bị tấn công, bị bao vây và có nguy cơ bị tiêu diệt hết. Chúng bèn thả Nguyễn Văn Bì và Nguyễn Văn Quảng để đổi lại là được tháo lui.

Sau trận Thanh Lãnh, Nguyễn Danh Phương mở rộng phạm vi hoạt động của nghĩa quân ra nhiều vùng lân cận. “Các huyện thuộc những phủ như Tam Đái ( Tam Đảo bây giờ) Lâm Thao và Đà Dương đều bị (Nguyễn Danh) Phương chiếm cứ”

Lo sợ trước sự phát triển mạnh mẽ của nghĩa quân, Trịnh Doanh đã tự mình làm tướng, đem đại binh đi đánh dẹp. Trước khi xuất quân, Hoàng Ngũ Phúc và Đỗ Thế Giai (người làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm), tuy chỉ đỗ có Hương cống, sau đổi gọi là Cử nhân, nhưng rất có thế lực trong triều đình) cùng phối hợp với nhau, soạn ra 37 điều quân lệnh buộc tất cả tướng sĩ phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Trịnh Doanh cũng thành lập một bộ chỉ huy hành quân, theo đó thì ngoài Trịnh Doanh ra, bộ chỉ huy này còn có:

  1. Hoàng Ngũ Phúc làm Giám quân.
  2. Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775) (người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, đỗ Hoàng Giáp năm 1731, cha của Tiến sĩ Nguyễn Khản và thi hào Nguyễn Du) làm Tán lý.
  3. Đoàn Chú làm Hiệp đồng.
Tất cả quân sĩ được chia làm bốn đạo, tiến thẳng vào khu căn cứ của Nguyễn Danh Phương. Nhưng, Trịnh Doanh cũng chẳng thể làm được gì hơn các tướng trước đó. Trải một năm chinh chiến gian nan mà chẳng thu được kết quả gì, Trịnh Doanh đành phải kéo quân về.
 

nab2195

Xe tăng
Biển số
OF-79197
Ngày cấp bằng
30/11/10
Số km
1,491
Động cơ
440,588 Mã lực
:) klq lắm nhưng e thấy may mắn vì đã thăm dc 3 đỉnh tam đảo , ngoài ra vào chùa Địa Ngục dc 3 lần ( xe đạp ) , nghe chuyện xây dựng e thấy chán quá
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thiệt hại nặng quá, Trịnh Doanh tuy buộc phải kéo quân về nhưng lòng vẫn rất lấy làm ấm ức.

Sau Tết Nguyên đán năm Tân Mùi ,1751.

Một lần nữa, Trịnh Doanh lại cầm đại quân đi đánh Nguyễn Danh Phương. Lần này, để tạo bất ngờ lớn, Trịnh Doanh cho quân băng qua Kinh Bắc, tiến thẳng đến Thái Nguyên rồi từ Thái Nguyên đánh ập xuống.

Tháng 2 năm 1751.

Trịnh Doanh thúc quân, nhân đêm tối, đánh ồ ạt vào Ngoại Đồn Úc Kỳ. Do hoàn toàn bị bất ngờ, Ngoại Đồn Úc Kỳ không sao chống đỡ nổi. Toàn bộ lực lượng nghĩa quân Nguyễn Danh Phương đóng ở đây bị diệt. Trịnh Doanh lập tức hạ lệnh cho các tướng đánh thẳng đến Trung Đồn Hương Canh. Tại đây, lực lượng nghĩa quân của Nguyễn Danh Phương do đã biết Ngoại Đồn Úc Kỳ thất thủ nên chủ động đánh trả rất quyết liệt. Một trận ác chiến thực sự đã diễn ra.

Sử cũ viết:

“Giặc đem hết quân ra chống cự, tên đạn bay như mưa, quan quân không sao tiến lên được. Bấy giờ, trong hàng tướng lĩnh của Chúa Trịnh chỉ có Nguyễn Phan được coi là vô địch. Trịnh Doanh trao thanh gươm cho Nguyễn Phan và nói:

– Nếu không phá được đồn này thì lập tức sẽ bị đem ra xử theo đúng quân pháp.

(Nguyễn) Phan dẫn quân tiến lên, cởi chiến bào, bỏ ngựa đi chân đất. Trước khi xông ra, y ngoảnh lại nói với thủ hạ của mình rằng:

– Quân sĩ đã có tên trong sổ, tất phải biết giữ quân pháp. Các ngươi đều là tôi tớ của ta, nay chính là lúc ta liều mình đền nợ nước, cũng chính là lúc các ngươi có dịp đền ơn ta. Vậy, những ai có cha mẹ già hoặc con thơ, không nỡ dứt tình riêng thì ta cho lui ra, còn thì hãy cùng ta quyết liều mình vì nước, chẳng nên sống uổng một kiếp mày râu.

Mọi người nghe lời (Nguyễn) Phan nói, không ai chịu lùi. (Nguyễn) Phan tự xông lên trước quân sĩ, cố sức đánh, phá tan được (đồn Hương Canh).

(Nguyễn) Danh Phương thu nhặt tàn quân, lui về giữ Đại Đồn Ngọc Bội. Ngọc Bội là sào huyệt của giặc, thế núi cao chót vót rất hiểm trở. Ở đây, giặc đã lấp hết các cửa ngõ và đường tắt từ trước, lại còn bố trí súng ở trên núi cao để cố thủ. Trịnh Doanh lại sai (Nguyễn) Phan tiến đánh. (Nguyễn) Phan sai quân cầm gươm giáo, cho phép ai cũng được tự ý đâm chém, đồng thời hạ lệnh rằng, hễ nghe tiếng súng nổ thì nằm phục xuống, bằng không thì phải trèo lên núi đá mà tiến. (Nguyễn) Phan đem quân tiến trước, ba quân ồ ạt theo sau, quân sĩ tràn lên núi, xa trông cứ như một đàn kiến. Giặc tan vỡ. (Nguyễn) Danh Phương chạy về Độc Tôn Sơn. Quan quân lại đuổi tiếp, (Nguyễn) Danh Phương thua trận, đành phải đốt đồn lũy rồi nhân đêm tối chạy trốn.

Quan quân đuổi theo, bắt được (Nguyễn) Danh Phương tại làng Tĩnh Luyện, huyện Lập Thạch .

Cùng bị bắt với Danh Phương có Nguyễn Hữu Cầu, tức Quận He, lãnh tụ 1 cuộc khởi nghĩa khác, quân Trịnh trong buổi tiệc bắt Nguyễn Danh Phương đánh đàn, Hữu Cầu thổi sáo mua vui cho quân lính. Sau đó đem chém.

Lê Quý Đôn vốn tên gốc là Lê Danh Phương, vì sợ trùng tên với tướng nổi loạn, nên đổi tên.
 

Airblade2015

Xe buýt
Biển số
OF-393897
Ngày cấp bằng
25/11/15
Số km
791
Động cơ
244,627 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Hà nội
Tam đảo bây giờ chả còn gì để du lịch với thưởng ngoạn nữa. Buồn cho các danh lam thắng cảnh ở xứ này
 

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,735
Động cơ
241,315 Mã lực
Vài lời tự sự
Nhân có nhiều cụ muốn em viết về Tam Đảo, nơi đang có nhiều tranh cãi về các dự án, em xin lập thớt này.
Cá nhân em là người gốc Tam Đảo, sinh ra, lớn lên ở đây, gia đình em từ thời cụ tổ 5 đời ( bên ông nội) đã từ Đường Lâm, Sơn Tây sang đây lập ấp, khai hoang, hồi ấy cùng 4 gia đình khác.
Nói về cư dân gốc, cái khái-niệm rất mơ hồ, bên bà nội em ( ông cố, tức cha đẻ bà) là người gốc Bình Lục, còn cụ cố ( mẹ của bà nội) lại là người Thanh Hóa.
Lịch sử vốn là dòng chảy, có những thăng trầm nhất định, tuy nhiên, em cũng như nhiều cụ OF, luôn yêu quý và muốn tìm về gốc tích Lịch Sử..
Trong thớt nhỏ này, em với tư cách là người dân gốc, muốn nói lên vài suy tư của mình, đây hoàn-toàn là cảm nhận cá nhân, không phải nghiên cứu Lịch sử, biết gì em viết, không biết thì thôi, thông tin hoàn toàn là tham- khảo, ít kiểm- chứng được vì em chỉ mắt thấy, tai nghe khi mình đi vào núi, tự hiểu, những chuyện xưa thì nghe bà nội, cụ, và những người cao niên kể mà thôi.
Cụ quê ở Bình Lục ạ?
Ở Bình LỤc có ông Thái phó Lý Công Bình nhà Lý, công lao hãn mã mà không thấy ai thờ cụ ạ.

Lý Công Bình quê làng Thanh Nghĩa, xã Đồn Xá, huyện Bình Lục, Hà Nam là con ông Nguyễn Danh Khang và bà Trương Thị Nguyệt đỗ Tiến sĩ năm 1125. Ông xuất hiện lần đầu trong sử với sự kiện năm 1128, khi quân Chân Lạp (Đế quốc Khmer) sang xâm chiếm Nghệ An. Khi đó Lý Công Bình đang giữ chức Nhập nội Thái phó.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lý_Công_Bình
 

neverfg

Xe điện
Biển số
OF-57583
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
3,053
Động cơ
474,866 Mã lực
lại như bà nà phỏng bác? xưa mới có dự án nghe bảo vẫn có đường cho bà con địa phương leo lên ko cần đi cáp nhưng rồi bây giờ chặn rồi. trả tiền đi cáp mới được lên.
chẳng hiểu núi bà nà của ai nhi?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người ta vẫn chưa biết ai là người đã phát hiện ra khu nghỉ mát Tam Đảo, có vài căn cứ để chú ý.

Pháp đánh ra Bắc Kỳ, năm 1873, nhưng sau khi bị quân Cờ Đen giết mất đại úy Gác-ni-ê tại trận Cầu Giấy, quân Pháp mới truy lùng và đánh quân Cờ Đen. Tam Đảo lại là 1 trong những vùng quân Cờ Đen ẩn náu, gây tội ác với dân ta.

Tiếp theo là phong trào Cần Vương.

Nguyễn Văn Giáp, Bố Chánh Sơn Tây, nên nhân dân gọi là Bố Giáp, hiệp lực với Nguyễn Quang Bích, được vua Hàm Nghi thăng chức Tuần phủ Sơn Tây kiêm sung tham tán Hiệp đốc Bắc Kỳ quân vụ. Quân Bố Giáp lấy Tam Đảo làm căn cứ kháng Pháp, dựa vào nhân dân miền đồng bằng Vĩnh Yên, mở rộng phạm vi hoạt động lan mãi tận Hà Nội.

Ngày 23 tháng 6 năm 1985.

Lính Pháp gồm 1.000 quân kéo qua đánh khu Vĩnh Yên, nhất là vùng Liễn Sơn. Càn quét hàng tháng nhưng không tiêu diệt nổi nghĩa quân,quân Pháp đóng lại một đồn ở Liễn Sơn. Nghĩa quân tạm lui về Tam Đảo...

Trong các tướng chỉ huy nghĩa quân vùng Tam Đảo, Pháp sợ nhất Bố Giáp vì tài xuất quỷ nhập thần của ông.

Tháng 10 năm 1887.

Quân Pháp bất thần kéo ập vào căn cứ nghĩa quân đóng, quân Pháp đánh mạnh, Bố Giáp chạy lánh vào nhà đồng bào Sán Dìu, rồi bệnh mất.

Năm 1893, dưới sự lãnh đạo của Đốc Giang, Đốc Khoát, vùng Tam Đảo trở thành căn cứ mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh này được phối hợp với Yên Thế và sông Đà, khiến Pháp tấn công nhiều lần mà không làm gì nổi. Nghĩa quân hoạt động suốt một dải Vĩnh Yên, Phúc Yên và Tuyên Quang. Rất nhiều trận đánh xẩy ra giữa Đốc Giang, Đốc Khoát và địch trong suốt năm 1890-1891 trong núi rừng Tam Đảo,
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ quê ở Bình Lục ạ?
Ở Bình LỤc có ông Thái phó Lý Công Bình nhà Lý, công lao hãn mã mà không thấy ai thờ cụ ạ.

Lý Công Bình quê làng Thanh Nghĩa, xã Đồn Xá, huyện Bình Lục, Hà Nam là con ông Nguyễn Danh Khang và bà Trương Thị Nguyệt đỗ Tiến sĩ năm 1125. Ông xuất hiện lần đầu trong sử với sự kiện năm 1128, khi quân Chân Lạp (Đế quốc Khmer) sang xâm chiếm Nghệ An. Khi đó Lý Công Bình đang giữ chức Nhập nội Thái phó.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lý_Công_Bình
Vâng, gốc tích bên nhà bà nội ạ
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 11 tháng 9 năm 1891.

Đại uý Pháp Ga-nơ-ven chỉ huy đồn Liễn Sơn, được tin nghĩa quân đóng ở phía đông nam, vội đem non một trăm lính đi càn quét. QUân Pháp theo đường mòn từ Liễn Sơn, đi dọc Đại Đình, Tây Thiên sang Đạo Trù truy quét.
Một trận ác chiến nổ ra ở Đạo Trù, quân Pháp bị phục kích đại bại, trung uý Brai tử trận.

Đêm 12 rạng 13 tháng 9, thuyền Pháp chở lính bị thương lên Việt Trì, lại bị nghĩa quân phục kích. Sau đó, Pháp đem quân đi càn quét Đạo Trù lần nữa, nhưng không kết quả. Trong cuốn Histoire Militaire de I’indochine:

“Dân trong vùng Tam Đảo hoàn toàn trung thành với kẻ cướp (!), nên không cho chúng ta một tin tức gì”.
 

Taihoatu

Xe lăn
Biển số
OF-41027
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
11,565
Động cơ
597,010 Mã lực
Em mới đi Tam Đảo về cách đây hơn một tháng mà chán toàn tập.
1. Nước thải chảy lênh láng khắp thị trấn
2. Nguồn nước thác bạc bị ô nhiễm nặng. thác nước toàn mùi nước bể phốt (Quá đáng tiếc cho khu du lịch)
3. Giá phòng KS quá cao vào T7, CN
4. Đặc sản tắc đường lên/xuống vào cuối tuần.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em mới đi Tam Đảo về cách đây hơn một tháng mà chán toàn tập.
1. Nước thải chảy lênh láng khắp thị trấn
2. Nguồn nước thác bạc bị ô nhiễm nặng. thác nước toàn mùi nước bể phốt (Quá đáng tiếc cho khu du lịch)
3. Giá phòng KS quá cao vào T7, CN
4. Đặc sản tắc đường lên/xuống vào cuối tuần.
Thì quá đông mà cụ
 

Taihoatu

Xe lăn
Biển số
OF-41027
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
11,565
Động cơ
597,010 Mã lực
Thì quá đông mà cụ
Thực sự sau 20 năm cưới Gấu mèo, em đưa gấu mèo quay lại nơi này mà thất vọng toàn tập cụ à, cứ tưởng được hít thở cái không khí trong lành trong tiết trời se lạnh của thủa cách đây 20 năm. Hì hì. Thấy tiếc cho một khu du lịch đẹp
 

Matiz 1.0

Xe điện
Biển số
OF-83101
Ngày cấp bằng
17/1/11
Số km
2,420
Động cơ
436,557 Mã lực
Lịch sử e k biết !
Lên Tam Đảo để tận hưởng cái khôn khí là chính. Hơi buồn cũng giống như SAPA nó đang thành cái đại công trường với các dự án roài ạ ..

Tam Đảo..vẫn có không khí dễ chịu...

 

Zai nắng

Xe điện
Biển số
OF-700704
Ngày cấp bằng
18/9/19
Số km
2,560
Động cơ
121,688 Mã lực
Ngày 11 tháng 9 năm 1891.

Đại uý Pháp Ga-nơ-ven chỉ huy đồn Liễn Sơn, được tin nghĩa quân đóng ở phía đông nam, vội đem non một trăm lính đi càn quét. QUân Pháp theo đường mòn từ Liễn Sơn, đi dọc Đại Đình, Tây Thiên sang Đạo Trù truy quét.
Một trận ác chiến nổ ra ở Đạo Trù, quân Pháp bị phục kích đại bại, trung uý Brai tử trận.

Đêm 12 rạng 13 tháng 9, thuyền Pháp chở lính bị thương lên Việt Trì, lại bị nghĩa quân phục kích. Sau đó, Pháp đem quân đi càn quét Đạo Trù lần nữa, nhưng không kết quả. Trong cuốn Histoire Militaire de I’indochine:

“Dân trong vùng Tam Đảo hoàn toàn trung thành với kẻ cướp (!), nên không cho chúng ta một tin tức gì”.
Cụ nhấp nhanh 1 chút.
E hóng mãi chưa thấy phần gay cấn
 

mmxhung

Xe điện
Biển số
OF-357522
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
4,051
Động cơ
302,547 Mã lực
Em mới đi Tam Đảo về cách đây hơn một tháng mà chán toàn tập.
1. Nước thải chảy lênh láng khắp thị trấn
2. Nguồn nước thác bạc bị ô nhiễm nặng. thác nước toàn mùi nước bể phốt (Quá đáng tiếc cho khu du lịch)
3. Giá phòng KS quá cao vào T7, CN
4. Đặc sản tắc đường lên/xuống vào cuối tuần.
Mời cụ lên Tam Đảo II, cáp treo đưa lên tận giường, sạch sẽ thoáng mát, đầy đủ tiện ích vui chơi giải trí... giá vé ngang Bà Nà 600k, hiện đang chặt cây, phá rừng, khai hoang rồi, cuối năm khai trương.
 

kientructayho

Xe hơi
Biển số
OF-634922
Ngày cấp bằng
17/4/19
Số km
143
Động cơ
112,866 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hà Nội, Việt Nam
Website
kientructayho.vn
Cháu mới về xong, thị trấn bé tí mà mật độ xây dựng cao quá. Tuyền nhà nghỉ, khách sạn.

Địa điểm tham quan, vui chơi hạn chế. Ẩm thực cũng không có gì đặc sắc.

Thích mỗi cái không khí mát mẻ, se se lạnh. Để quay lại lần nữa chắc phải cân nhắc.
 

diboduoimua

Xe tăng
Biển số
OF-332356
Ngày cấp bằng
22/8/14
Số km
1,280
Động cơ
384,675 Mã lực
Cụ chủ còn giữ được nhiều đất ở Tam Đảo ko ạ... :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top