[Funland] Tam Đảo- Giấc mơ dang- dở

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,735
Động cơ
241,315 Mã lực
Cho em xen vào một câu. Sao quân Pháp đánh quân khởi nghĩa giỏi thế mà đánh với quân Nhật lại kém thế. Lực lượng gần cân bằng lại phòng thủ chủ động mà chết gần hết.
Hai thằng mà đánh nhau thì Hà Nội với Sài gòn thành bình địa cụ ạ.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Ngày 6 tháng 2 năm 1947.

Thực hiện Tiêu Thổ Kháng Chiến của Việt Minh, với những lời kể tội ác liệt, du kích, bộ đội, dân làng Mai, đã tiến hành công cuộc phá tan Tam Đảo.

Những nhà hầm xây đá hộc và xi măng rất kiên cố, búa, choòng, xà beng... Khó có thể phá vỡ. Thuốc nổ rất quý hiếm, còn dùng vào việc chế tạo bom, mìn, đạn và lựu đạn, không thể lấy để làm bộc phá, giật đổ những mảng tường dày tới 60cm được, nên VM đã phát minh ra 1 phương pháp phá biệt thự, khách sạn rất sáng tạo:

Dân đã dùng cỏ khô, cành củi, lốp xe, chất áp sát vào tường, vào cột bên tông rồi đốt lên. Xi măng cốt sắt, đá hộc, cuội suối bị lửa nung đốt, nứt vỡ tan hoang rồi đổ sập. 35 căn nhà hầm kiên cố chứa đầy rượu ngon bỗng chốt làm chất xúc tác, gạch đá ngổn ngang. Cỏ dại, dây leo gặp thời phát triển.

145 ngôi biệt thự cũng bị phá tan, công việc đốt lâu quá, VM lại dùng thuốc nổ, bàn ghế, đồ đạc bị chôn vùi.
Khó phá nhất là khách sạn Metropole và Ks Thác Bạc, bọn Tây xây gì mà chắc thể, thuốc nổ không xong, phải chất củi, quần áo, đồ đạc cảu bọn Tây mà đốt, cháy cả tuần chưa hết.

Dân quân du kích hai tỉnh Phúc Yên và Vĩnh Yên lại phát huy sáng kiến. Họ chôn những thanh ray mà Pháp đem đến để thí nghiệm làm đường sắt, dựng đứng lên, buộc dây tơi, treo thành một ray khác nằm ngang, đánh đu lên thanh ray dựng đứng, họ đẩy thanh ray nằm ngang phóng lên phía trước, đâm thẳng vào bức tường phía dưới toà nhà, mạnh như một mũi khoan khổng lồ. Bức tường thủng một lỗ bằng cái nia. Chỉ cần vài lần phóng thanh ray, cả toà nhà hai ba tầng phút chốc bị đổ sập theo đường rơi thẳng đứng, không hề gây nguy hiểm, tại nạn, cho những người phải phá huỷ chúng.
Nhiều sáng kiến thật!
 

doanhmarket

Xe tải
Biển số
OF-608849
Ngày cấp bằng
11/1/19
Số km
266
Động cơ
123,780 Mã lực
Tuổi
24
Website
korean-air.biz
Tam đảo chổ này chụp hình cưới là đẹp lắm :D
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,539
Động cơ
647,879 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Oánh dấu đến trang 6, tối đọc tiếp. Tks cụ chủ đã có bài về lịch sử 3Đ
 

maybach57

Tháo bánh
Biển số
OF-44188
Ngày cấp bằng
23/8/09
Số km
1,539
Động cơ
477,797 Mã lực
Tuổi
122
Nơi ở
Kinh đô Thăng Long
Vài lời tự sự
Nhân có nhiều cụ muốn em viết về Tam Đảo, nơi đang có nhiều tranh cãi về các dự án, em xin lập thớt này.
Cá nhân em là người gốc Tam Đảo, sinh ra, lớn lên ở đây, gia đình em từ thời cụ tổ 5 đời ( bên ông nội) đã từ Đường Lâm, Sơn Tây sang đây lập ấp, khai hoang, hồi ấy cùng 4 gia đình khác.
Nói về cư dân gốc, cái khái-niệm rất mơ hồ, bên bà nội em ( ông cố, tức cha đẻ bà) là người gốc Bình Lục, còn cụ cố ( mẹ của bà nội) lại là người Thanh Hóa.
Lịch sử vốn là dòng chảy, có những thăng trầm nhất định, tuy nhiên, em cũng như nhiều cụ OF, luôn yêu quý và muốn tìm về gốc tích Lịch Sử..
Trong thớt nhỏ này, em với tư cách là người dân gốc, muốn nói lên vài suy tư của mình, đây hoàn-toàn là cảm nhận cá nhân, không phải nghiên cứu Lịch sử, biết gì em viết, không biết thì thôi, thông tin hoàn toàn là tham- khảo, ít kiểm- chứng được vì em chỉ mắt thấy, tai nghe khi mình đi vào núi, tự hiểu, những chuyện xưa thì nghe bà nội, cụ, và những người cao niên kể mà thôi.
Hay quá. Em đặt gạch
 

ipconfig

Xe tải
Biển số
OF-171369
Ngày cấp bằng
12/12/12
Số km
376
Động cơ
350,767 Mã lực
Năm 2005 em học lớp 10 lên tam đảo lần đầu cùng cả lớp. Vốn là người hướng nội nên em rất yêu cái hoang sơ, mộc mạc, yên bình của Tam Đảo mù sương. Được ở nhà khách tỉnh vĩnh phúc (ngay cạnh công an thị trấn bây giờ). Được lần đầu ăn su su luộc, ăn ngọn su su xào, được leo núi (lên tháp)…
Tới năm 2015 vợ chồng em lên đó lần nữa khi mới cưới nhau. Nhà khách đã ngừng hoạt động nhưng về cơ bản Tam Đảo vẫn không có nhiều thay đổi. Chỗ quảng trường bây giờ khi đó vẫn là một khu vườn um tùm.
Năm 2018 quay lại thì ôi thôi đã bị phá nát hết. Giờ nhìn đâu đâu cũng những khối bê tông khổng lồ, sương cũng chẳng sà được xuống mặt đất. Khu quàng trường giờ chẳng nhìn được núi vì mấy cái KS cao tầng quây hết. Đồ ăn thức uống thì toàn xiên bẩn bát nháo chặt chém. Đâu cũng thấy người thấy xe :(
Giờ thi thoảng em vẫn lên, nhưng lên lúc nửa đêm, đỗ xe chỗ gần nhà thờ và ngủ trong xe. Sáng dậy sớm đi một vòng thị trấn, lên mấy khu xa xa còn hoang sơ như sân vận động, hồ nước, vườn ươm… hít thở chút không khí trong lành đầu ngày. Khi những phượt thủ đầu tiên xuất hiện là em cũng té về nhà :(
 

maybach57

Tháo bánh
Biển số
OF-44188
Ngày cấp bằng
23/8/09
Số km
1,539
Động cơ
477,797 Mã lực
Tuổi
122
Nơi ở
Kinh đô Thăng Long
Em ủn đýt cụ chủ
GenZ nó bảo nhân phẩm tốt sẽ săn được mây cụ ạ
IMG_169190358745F.jpg
 

hcmt

Xe điện
Biển số
OF-88730
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
3,312
Động cơ
437,148 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vài lời tự sự
Nhân có nhiều cụ muốn em viết về Tam Đảo, nơi đang có nhiều tranh cãi về các dự án, em xin lập thớt này.
Cá nhân em là người gốc Tam Đảo, sinh ra, lớn lên ở đây, gia đình em từ thời cụ tổ 5 đời ( bên ông nội) đã từ Đường Lâm, Sơn Tây sang đây lập ấp, khai hoang, hồi ấy cùng 4 gia đình khác.
Nói về cư dân gốc, cái khái-niệm rất mơ hồ, bên bà nội em ( ông cố, tức cha đẻ bà) là người gốc Bình Lục, còn cụ cố ( mẹ của bà nội) lại là người Thanh Hóa.
Lịch sử vốn là dòng chảy, có những thăng trầm nhất định, tuy nhiên, em cũng như nhiều cụ OF, luôn yêu quý và muốn tìm về gốc tích Lịch Sử..
Trong thớt nhỏ này, em với tư cách là người dân gốc, muốn nói lên vài suy tư của mình, đây hoàn-toàn là cảm nhận cá nhân, không phải nghiên cứu Lịch sử, biết gì em viết, không biết thì thôi, thông tin hoàn toàn là tham- khảo, ít kiểm- chứng được vì em chỉ mắt thấy, tai nghe khi mình đi vào núi, tự hiểu, những chuyện xưa thì nghe bà nội, cụ, và những người cao niên kể mà thôi.
E thích rõ ràng và tự sự kiểu cụ. E đã ấn nút theo dõi vào vodka
 

maybach57

Tháo bánh
Biển số
OF-44188
Ngày cấp bằng
23/8/09
Số km
1,539
Động cơ
477,797 Mã lực
Tuổi
122
Nơi ở
Kinh đô Thăng Long
Ủn thớt tiếp. Em đang trên này


 

viet7500

Xe buýt
Biển số
OF-367244
Ngày cấp bằng
18/5/15
Số km
828
Động cơ
243,475 Mã lực
E hóng chuyện của cụ chủ thớt...
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,446
Động cơ
495,590 Mã lực
Không rõ ai gọi tên là núi Tam Đảo, có lẽ vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa . Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m, còn lại có độ cao là 1.542 m, và 1496m.

Cùng sơn hệ với Tam Đảo có núi Sáng (Lập Thạch) cao 633m, núi Kim Tôn, núi Bầu, núi Ngang (Lập Thạch Tam Dương), núi Đinh, núi Trống, núi Nia (Vĩnh Yên - Bình Xuyên), núi Thanh Tước (Phúc Yên), núi Phù Mây, Thằn Lằn (Mê Linh) và các núi dạng đồi chạy dài từ Mê Linh tới Lập Thạch.

Thế kỷ 16, cả vùng Tam Đảo vẫn còn cực kỳ hoang vu, do vậy mà quân khởi nghĩa mới chọn nơi đây làm nơi ẩn náu.

Nguyễn Danh Phương cùng nghĩa sĩ của mình ẩn náu trong dãy Tam Đảo. Từ đây, Nguyễn Danh Phương liên tục tổ chức nhiều cuộc tấn công ra các vùng chung quanh, gây chấn động khắp cả hai trấn Tuyên Quang và Hưng Hóa.

Tháng 11 năm 1744.

Lợi dụng lúc Trịnh Doanh đang phải lúng- túng huy động lực lượng đối phó với nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương đã táo bạo cho quân đánh chiếm Việt Trì ( lúc này, thôn Việt Trì thuộc làng Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc. Nay đất này thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ) và sau đó là tung hoành khắp cả vùng Bạch Hạc. Trước đó chỉ mấy ngày, Trịnh Doanh vừa nhận được tin Trương Khuông bị Nguyễn Hữu Cầu đánh cho tơi bời ở Ngọc Lâm, kế tiếp là Đinh Văn Giai bị Nguyễn Hữu Cầu đánh cho đại bại tại Xương Giang, cho nên, rất lấy làm tức- tối.

Tướng Văn Đình Ức (người làng Lạc Phố, huyện Hương Sơn, nay là huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ Tạo sĩ (Tiến sĩ võ). Sinh ra trong một gia đình nối đời là võ quan cao cấp: ông nội là Cổn Quận công Văn Đình Nhân, chưa là Điều Quận công Văn Đình Dẫn, bản thân ông cũng được phong là Quảng Quận công. Con ông là Tạo sĩ Văn Đình Cung) lập tức được lệnh chiêu mộ thêm quân sĩ để đi bình định đất Bạch Hạc.

Văn Đình Ức nắm quyền chỉ huy khoảng vài vạn quân, thanh thế rất hùng mạnh. Với quân số áp đảo như vậy, Văn Đình Ức hy vọng sẽ nhanh chóng bóp nát lực lượng của Nguyễn Danh Phương. Nhưng Văn Đình Ức đã lầm. Mới bày binh bố trận ở Nghĩa Yên (tên một làng của huyện Bạch Hạc xưa, nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ), chưa kịp ra tay thì Nguyễn Danh Phương đã khôn khéo dùng kế nghi binh rồi nhanh chóng dẫn hết quân sĩ về chiếm cứ Thanh Lãnh (tên một làng thuộc huyện Bình Xuyên cũ, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc).

Từ Thanh Lãnh, Nguyễn Danh Phương cho các tướng chia quân đi đánh hầu khắp các huyện thuộc trấn Sơn Tây cũ. Những vị trí quan trọng trong trấn này đều bị nghĩa quân Nguyễn Danh Phương chiếm giữ. Đánh giá về sai lầm của Văn Đình Ức trong trận Nghĩa Yên, sử cũ viết: “Từ đấy (Nguyễn Danh Phương) bố trí đồn lũy, chiếm cứ nơi hiểm yếu để kháng cự với triều đình. Tất cả đều do sai lầm (của Văn Đình Ức) ở trận này cả”.
Em mới uống rượu với 1 đoàn từ núi Sáng qua Sơn Tây cụ ạ, họ hàng bên đằng bà thím của Bố em sang đó định cư từ trước CMT8
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em mới uống rượu với 1 đoàn từ núi Sáng qua Sơn Tây cụ ạ, họ hàng bên đằng bà thím của Bố em sang đó định cư từ trước CMT8
Vậy cũng là dân gốc rồi cụ ạ.
Trước CMT8, xưa hơn, cũng có người ở, nhưng sau do những biến động thời cuộc, nhất là giặc Cờ Đen, chúng tàn phá, cướp bóc, giết hại nhân dân, nên bao nhiêu làng xóm đã xiêu bạt.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Tam Đảo thời Trần Mạt thuộc huyện Dương, đến thời thuộc Minh vẫn gọi là huyện Dương thuộc phủ Tuyên Hóa, đời Lê Quang Thuận đặt là huyện Tam Dương, thuộc phủ Đoan Hùng trấn Sơn Tây.
Các ghi chép về Tam Đảo rất ít, Theo sách An Nam Chí nhà Minh:

"Núi Tam Đảo thuộc, phủ Tuyên Quang, ở địa phận huyện Tam Dương có ba ngọn núi sừng sững nổi lên cao chót vót tận trời cùng với núi Tản Viên, hai ngọn đứng sững đối nhau, là danh sơn của nước Việt"

Thời Lê, Lê Quý Đôn trong Phủ Biên Tạp Lục chép:

" Núi Tam Đảo ở địa phận 2 xã Lan Đình và Sơn Đình, huyện Tam Dương. Mạch núi này do khí thế cao cả của các núi ở xã Ký Phú, Huân Chu và Cát Nê thuộc huyện Phú Lương và Đại Từ trấn Thái Nguyên kéo đến. Đến đây đột khởi 3 ngọn cao vót đến tận mây xanh, phía sau núi vách đá đứng sừng sững; đỉnh núi đất đá lẫn lộn, cây cối rậm rạp xanh tươi, nhiều cây hồi hương và cây quế, chân núi ở đằng trước, về bên tả có khe Giải Oan, tức thượng lưu sông Sơn Tang, huyện An Lạc, từ khe Giải Oan này chảy xuống Sơn Tang, qua Hương Canh, chảy ra Nam Viên rồi vào sông Nguyệt Đức, ở giữa ngọn núi gọi là núi Kim Thiên, cao chót vót, ghềnh thác không biết bao nhiêu mà kể. Bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm, không thấy đáy, sườn núi có chùa Tây Thiên cổ tự, tre xanh thông tốt, trên núi cao có chùa Đồng Cổ, lên xuống phải mất 2 ngày. Từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi, đến hồ sen, nước xanh biếc,trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa, hai bên ngoài hồ, suối từ sườn núi chảy ra, bên trái gọi là suối Bạc, bên phải là suối Vàng. Chùa bên phải gọi là chùa Địa ngục (Địa ngục tự), suối từ trong khe cửa chảy ra, sắc nước trông như vàng, suối Vàng, suối Bạc hợp lưu ở trước hồ Sen, quoanh co chảy xuống rồi hợp lưu với khe Giải Oan. Từ bên hồ đi qua hai dặm, lại theo từng đợt mà lên, khoảng nửa dặm đường lại bằng phẳng, thành đá đứng sững, ở giữa có 3 nền bằng đất rất dài, lại có 8 tòa đá vuông đừng sững trông như dáng bát bộ kim cương. Từ đây lên mấy dặm nữa, lại thấy chùa Đồng"
Tôi rất thích các bài viết về địa lý của cụ doctor76 . 🌺
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khách sạn Thác Bạc và những chiếc ô tô sang trọng, năm 1920s.

52419336581_449ee8d5e9_o.png
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khách sạn Thác Bạc, các du khách đang đi dạo, nói chuyện...

52419847423_180322fcde_o.png
 

kanishi

Xe điện
Biển số
OF-18883
Ngày cấp bằng
21/7/08
Số km
4,709
Động cơ
408,764 Mã lực
Website
tcb100k.com
Năm 2005 em học lớp 10 lên tam đảo lần đầu cùng cả lớp. Vốn là người hướng nội nên em rất yêu cái hoang sơ, mộc mạc, yên bình của Tam Đảo mù sương. Được ở nhà khách tỉnh vĩnh phúc (ngay cạnh công an thị trấn bây giờ). Được lần đầu ăn su su luộc, ăn ngọn su su xào, được leo núi (lên tháp)…
Tới năm 2015 vợ chồng em lên đó lần nữa khi mới cưới nhau. Nhà khách đã ngừng hoạt động nhưng về cơ bản Tam Đảo vẫn không có nhiều thay đổi. Chỗ quảng trường bây giờ khi đó vẫn là một khu vườn um tùm.
Năm 2018 quay lại thì ôi thôi đã bị phá nát hết. Giờ nhìn đâu đâu cũng những khối bê tông khổng lồ, sương cũng chẳng sà được xuống mặt đất. Khu quàng trường giờ chẳng nhìn được núi vì mấy cái KS cao tầng quây hết. Đồ ăn thức uống thì toàn xiên bẩn bát nháo chặt chém. Đâu cũng thấy người thấy xe :(
Giờ thi thoảng em vẫn lên, nhưng lên lúc nửa đêm, đỗ xe chỗ gần nhà thờ và ngủ trong xe. Sáng dậy sớm đi một vòng thị trấn, lên mấy khu xa xa còn hoang sơ như sân vận động, hồ nước, vườn ươm… hít thở chút không khí trong lành đầu ngày. Khi những phượt thủ đầu tiên xuất hiện là em cũng té về nhà :(
ô hồi 2005 em cũng lên tam đảo, nhưng hồi đó em lớp 12
 

Tv1912

Xe buýt
Biển số
OF-794977
Ngày cấp bằng
28/10/21
Số km
519
Động cơ
39,107 Mã lực
Tuổi
37
Quê hương là chùm khế ngọt, có lẽ cảm giác của cụ đốc là bao giờ cho tới ngày xưa!? :D Chuyện này không thể có được vì VN đã chạm mốc 100tr dân đâu còn thoải mái không gian sống để mộng mơ như 100năm trước? Trấn Tam Đảo và vùng lân cận bây giờ là nơi sinh sống của hơn 8 vạn dân, mỗi năm đón cả triệu lượt khách du lịch. Nếu để mộng mơ như ngày xưa thì trấn Tam Đảo chỉ chứa được vài ngàn người siêu giầu định cư( kiểu Vin Riverside) và đón chừng 1~2vạn khách du lịch cao cấp... :D Bệnh chung của người VN từ quan tới dân là lười sáng tạo, thằng Pháp nó khai khẩn tới đâu dân ta chỉ việc rủ nhau chặt bớt cây trồng thêm nhà rồi chia nhau miếng bánh du lịch, không chịu khai khẩn, không chịu sáng tạo và rõ ràng trấn Tam Đảo bây giờ không thể đón cả triệu khách mà vẫn hoang sơ và mộng mơ như xưa được!
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quê hương là chùm khế ngọt, có lẽ cảm giác của cụ đốc là bao giờ cho tới ngày xưa!? :D Chuyện này không thể có được vì VN đã chạm mốc 100tr dân đâu còn thoải mái không gian sống để mộng mơ như 100năm trước? Trấn Tam Đảo và vùng lân cận bây giờ là nơi sinh sống của hơn 8 vạn dân, mỗi năm đón cả triệu lượt khách du lịch. Nếu để mộng mơ như ngày xưa thì trấn Tam Đảo chỉ chứa được vài ngàn người siêu giầu định cư( kiểu Vin Riverside) và đón chừng 1~2vạn khách du lịch cao cấp... :D Bệnh chung của người VN từ quan tới dân là lười sáng tạo, thằng Pháp nó khai khẩn tới đâu dân ta chỉ việc rủ nhau chặt bớt cây trồng thêm nhà rồi chia nhau miếng bánh du lịch, không chịu khai khẩn, không chịu sáng tạo và rõ ràng trấn Tam Đảo bây giờ không thể đón cả triệu khách mà vẫn hoang sơ và mộng mơ như xưa được!
Cụ nói cũng đúng, chính vì em xa quê, lại bắt đầu có tuổi rồi, nên nhớ quê hơn.
Em cũng biết là bây giờ dân ta hơn 100 tr, tăng kinh khủng, nước bạn Lào mãi mà dân số mới có hơn 7tr, diện tích bằng 2/3 ta, thế mới biết dân số Vn tăng khủng khiếp. Nên cũng không thể cứ mơ mộng mãi được.
Thôi thì cứ hy vọng, cuộc sống sau này khá hơn, xã hội văn minh hơn, người ta sẽ làm cho Tam Đảo đẹp hơn và bớt nhếch nhác.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top