[Funland] Tam Đảo- Giấc mơ dang- dở

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vài lời tự sự
Nhân có nhiều cụ muốn em viết về Tam Đảo, nơi đang có nhiều tranh cãi về các dự án, em xin lập thớt này.
Cá nhân em là người gốc Tam Đảo, sinh ra, lớn lên ở đây, gia đình em từ thời cụ tổ 5 đời ( bên ông nội) đã từ Đường Lâm, Sơn Tây sang đây lập ấp, khai hoang, hồi ấy cùng 4 gia đình khác.
Nói về cư dân gốc, cái khái-niệm rất mơ hồ, bên bà nội em ( ông cố, tức cha đẻ bà) là người gốc Bình Lục, còn cụ cố ( mẹ của bà nội) lại là người Thanh Hóa.
Lịch sử vốn là dòng chảy, có những thăng trầm nhất định, tuy nhiên, em cũng như nhiều cụ OF, luôn yêu quý và muốn tìm về gốc tích Lịch Sử..
Trong thớt nhỏ này, em với tư cách là người dân gốc, muốn nói lên vài suy tư của mình, đây hoàn-toàn là cảm nhận cá nhân, không phải nghiên cứu Lịch sử, biết gì em viết, không biết thì thôi, thông tin hoàn toàn là tham- khảo, ít kiểm- chứng được vì em chỉ mắt thấy, tai nghe khi mình đi vào núi, tự hiểu, những chuyện xưa thì nghe bà nội, cụ, và những người cao niên kể mà thôi.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Em xin lót dép ngồi nghe kể chuyện xưa.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tam Đảo thời Trần Mạt thuộc huyện Dương, đến thời thuộc Minh vẫn gọi là huyện Dương thuộc phủ Tuyên Hóa, đời Lê Quang Thuận đặt là huyện Tam Dương, thuộc phủ Đoan Hùng trấn Sơn Tây.
Các ghi chép về Tam Đảo rất ít, Theo sách An Nam Chí nhà Minh:

"Núi Tam Đảo thuộc, phủ Tuyên Quang, ở địa phận huyện Tam Dương có ba ngọn núi sừng sững nổi lên cao chót vót tận trời cùng với núi Tản Viên, hai ngọn đứng sững đối nhau, là danh sơn của nước Việt"

Thời Lê, Lê Quý Đôn trong Phủ Biên Tạp Lục chép:

" Núi Tam Đảo ở địa phận 2 xã Lan Đình và Sơn Đình, huyện Tam Dương. Mạch núi này do khí thế cao cả của các núi ở xã Ký Phú, Huân Chu và Cát Nê thuộc huyện Phú Lương và Đại Từ trấn Thái Nguyên kéo đến. Đến đây đột khởi 3 ngọn cao vót đến tận mây xanh, phía sau núi vách đá đứng sừng sững; đỉnh núi đất đá lẫn lộn, cây cối rậm rạp xanh tươi, nhiều cây hồi hương và cây quế, chân núi ở đằng trước, về bên tả có khe Giải Oan, tức thượng lưu sông Sơn Tang, huyện An Lạc, từ khe Giải Oan này chảy xuống Sơn Tang, qua Hương Canh, chảy ra Nam Viên rồi vào sông Nguyệt Đức, ở giữa ngọn núi gọi là núi Kim Thiên, cao chót vót, ghềnh thác không biết bao nhiêu mà kể. Bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm, không thấy đáy, sườn núi có chùa Tây Thiên cổ tự, tre xanh thông tốt, trên núi cao có chùa Đồng Cổ, lên xuống phải mất 2 ngày. Từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi, đến hồ sen, nước xanh biếc,trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa, hai bên ngoài hồ, suối từ sườn núi chảy ra, bên trái gọi là suối Bạc, bên phải là suối Vàng. Chùa bên phải gọi là chùa Địa ngục (Địa ngục tự), suối từ trong khe cửa chảy ra, sắc nước trông như vàng, suối Vàng, suối Bạc hợp lưu ở trước hồ Sen, quoanh co chảy xuống rồi hợp lưu với khe Giải Oan. Từ bên hồ đi qua hai dặm, lại theo từng đợt mà lên, khoảng nửa dặm đường lại bằng phẳng, thành đá đứng sững, ở giữa có 3 nền bằng đất rất dài, lại có 8 tòa đá vuông đừng sững trông như dáng bát bộ kim cương. Từ đây lên mấy dặm nữa, lại thấy chùa Đồng"
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Có Lẽ thời Lê, Tam Đảo thực sự rậm rạp, hoang- vu như Lê Quý Đôn mô-tả, dân cư thưa thớt, người bản địa chỉ có người Dao, người Sán Dìu ( một sắc dân gốc Trung QUốc, nói nhiều thổ âm Quảng Đông).

Trước năm 1740, ở trấn Sơn Tây có một cuộc khởi nghĩa khá lớn do thủ lĩnh Tế cầm đầu. Trong thành -phần của lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa này có một nhà nho trẻ là Nguyễn Danh Phương.

Nguyễn Danh Phương còn có tên là Nguyễn Danh Ngũ, tuy nhiên, người đương thời thường gọi là Quận Hẻo. Ông người làng Tiên Sơn, huyện Yên Lạc, trấn Sơn Tây (nay thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc).

Tháng 2 năm Canh Thân, 1740, Chúa Trịnh Doanh đã phong cho Võ Tá Lý (người làng Hà Hoàng, huyện Thạch Hà, nay là xã Thạch Môn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Lúc này, Võ Tá Lý được phong tới tước Quận công) làm Chinh Tây Đại tướng quân, đồng thời, sai cầm quân đi đánh thủ lĩnh Tế. Trong trận ác chiến ở Yên Lạc, thủ lĩnh Tế thua trận, Nguyễn Danh Phương liền đem tàn quân chạy về Tam Đảo để tính kế chiến đấu lâu dài.

Từ đây, Nguyễn Danh Phương thực sự trở thành thủ lĩnh của một cuộc khởi nghĩa mới.

Sử cũ chép:

"Nguyễn Danh Phương vốn là dư đảng của Tế, chiếm núi Tam Đảo, lợi- dụng địa thế hiểm- trở để xây thành đắp lũy, chiêu -mộ dân binh, quyên góp lương thực và rèn đúc khí giới, họp phe đảng ẩn náu trong núi rừng"
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,451
Động cơ
606,690 Mã lực
Em xin phép đặt cái ghế nhựa ...
 

thuyduongna

Xe điện
Biển số
OF-443641
Ngày cấp bằng
9/8/16
Số km
4,003
Động cơ
238,130 Mã lực
Nơi ở
TP Vinh
Em cũng đang dự tính đi TĐ nên vào nghe xem
 

F_175.46

Xe tăng
Biển số
OF-566117
Ngày cấp bằng
25/4/18
Số km
1,316
Động cơ
158,986 Mã lực
Em vào hóng cụ Đốc kể chuyện Tam Đảo...

Lần đầu em đến Tam Đảo là năm 1989, Hạ tầng và dịch vu rất đơn sơ và lớp em phải ăn trong N.Hàng của Khách sạn và lúc đó Tam Đao thực sự rất đẹp Cụ Đốc ạ :))
 

ngoctu2109

Xe điện
Biển số
OF-345129
Ngày cấp bằng
2/12/14
Số km
2,333
Động cơ
303,137 Mã lực
Lịch sử e k biết !
Lên Tam Đảo để tận hưởng cái khôn khí là chính. Hơi buồn cũng giống như SAPA nó đang thành cái đại công trường với các dự án roài ạ ..

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Không rõ ai gọi tên là núi Tam Đảo, có lẽ vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa . Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m, còn lại có độ cao là 1.542 m, và 1496m.

Cùng sơn hệ với Tam Đảo có núi Sáng (Lập Thạch) cao 633m, núi Kim Tôn, núi Bầu, núi Ngang (Lập Thạch Tam Dương), núi Đinh, núi Trống, núi Nia (Vĩnh Yên - Bình Xuyên), núi Thanh Tước (Phúc Yên), núi Phù Mây, Thằn Lằn (Mê Linh) và các núi dạng đồi chạy dài từ Mê Linh tới Lập Thạch.

Thế kỷ 16, cả vùng Tam Đảo vẫn còn cực kỳ hoang vu, do vậy mà quân khởi nghĩa mới chọn nơi đây làm nơi ẩn náu.

Nguyễn Danh Phương cùng nghĩa sĩ của mình ẩn náu trong dãy Tam Đảo. Từ đây, Nguyễn Danh Phương liên tục tổ chức nhiều cuộc tấn công ra các vùng chung quanh, gây chấn động khắp cả hai trấn Tuyên Quang và Hưng Hóa.

Tháng 11 năm 1744.

Lợi dụng lúc Trịnh Doanh đang phải lúng- túng huy động lực lượng đối phó với nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương đã táo bạo cho quân đánh chiếm Việt Trì ( lúc này, thôn Việt Trì thuộc làng Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc. Nay đất này thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ) và sau đó là tung hoành khắp cả vùng Bạch Hạc. Trước đó chỉ mấy ngày, Trịnh Doanh vừa nhận được tin Trương Khuông bị Nguyễn Hữu Cầu đánh cho tơi bời ở Ngọc Lâm, kế tiếp là Đinh Văn Giai bị Nguyễn Hữu Cầu đánh cho đại bại tại Xương Giang, cho nên, rất lấy làm tức- tối.

Tướng Văn Đình Ức (người làng Lạc Phố, huyện Hương Sơn, nay là huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ Tạo sĩ (Tiến sĩ võ). Sinh ra trong một gia đình nối đời là võ quan cao cấp: ông nội là Cổn Quận công Văn Đình Nhân, chưa là Điều Quận công Văn Đình Dẫn, bản thân ông cũng được phong là Quảng Quận công. Con ông là Tạo sĩ Văn Đình Cung) lập tức được lệnh chiêu mộ thêm quân sĩ để đi bình định đất Bạch Hạc.

Văn Đình Ức nắm quyền chỉ huy khoảng vài vạn quân, thanh thế rất hùng mạnh. Với quân số áp đảo như vậy, Văn Đình Ức hy vọng sẽ nhanh chóng bóp nát lực lượng của Nguyễn Danh Phương. Nhưng Văn Đình Ức đã lầm. Mới bày binh bố trận ở Nghĩa Yên (tên một làng của huyện Bạch Hạc xưa, nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ), chưa kịp ra tay thì Nguyễn Danh Phương đã khôn khéo dùng kế nghi binh rồi nhanh chóng dẫn hết quân sĩ về chiếm cứ Thanh Lãnh (tên một làng thuộc huyện Bình Xuyên cũ, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc).

Từ Thanh Lãnh, Nguyễn Danh Phương cho các tướng chia quân đi đánh hầu khắp các huyện thuộc trấn Sơn Tây cũ. Những vị trí quan trọng trong trấn này đều bị nghĩa quân Nguyễn Danh Phương chiếm giữ. Đánh giá về sai lầm của Văn Đình Ức trong trận Nghĩa Yên, sử cũ viết: “Từ đấy (Nguyễn Danh Phương) bố trí đồn lũy, chiếm cứ nơi hiểm yếu để kháng cự với triều đình. Tất cả đều do sai lầm (của Văn Đình Ức) ở trận này cả”.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Di tích, đồn lũy của Danh Phương ra sao, giờ không còn dấu tích, thi thoảng, người ta vẫn đào được như lúc em bé, là những thanh gươm, giáo, mũ sắt cổ đã hoen rỉ.

Thấy Văn Đình Ức thua thảm, tướng Hoàng Ngũ Phúc cũng được điều đến Tam Đảo, nhưng tất cả các tướng lĩnh cao cấp này của Chúa Trịnh đều bị sa lầy, suốt 4 năm trời (từ 1744 – 1748) vẫn không đánh được một trận nào đáng kể.

Trước diễn biến tình hình chung ngày một phức tạp như vậy, Trịnh Doanh quyết định đưa tướng Đinh Văn Giai lên thay Hoàng Ngũ Phúc. Đinh Văn Giai được trao chức Trấn thủ và phải chịu trách nhiệm tổ chức trấn áp cho bằng được lực lượng của Nguyễn Danh Phương. Trước khi ra đi, Đinh Văn Giai được Trịnh Doanh trực tiếp giao nhiệm vụ rất rõ như sau:

“Trấn Sơn Tây là phên giậu của nước nhà, thế mà phía Bắc thì bị (Nguyễn) Danh Phương (chiếm cứ), mặt Nam thì bị (thủ lĩnh) Tương và (Lê Duy) Mật chiếm cứ, giặc mạnh tràn lan, lòng người lo sợ. Vậy cho phép ngươi được tùy ý làm việc, miễn sao ta đỡ lo nghĩ mặt Tây (kinh thành) là được”
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tạm nghỉ ăn trưa, mời các cụ giải lao..
 

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
8,345
Động cơ
513,654 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com
Hơn 20 năm em chưa lượn lại Tam Đảo. Hồi sinh viên thực tập nhậu nhẹt suốt ngày, ngủ đè lên nhau.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em vào hóng cụ Đốc kể chuyện Tam Đảo...

Lần đầu em đến Tam Đảo là năm 1989, Hạ tầng và dịch vu rất đơn sơ và lớp em phải ăn trong N.Hàng của Khách sạn và lúc đó Tam Đao thực sự rất đẹp Cụ Đốc ạ :))
89 thì đúng là hoang sơ thật, lúc này người dân còn đói, lấy đâu ra mà du lịch hả cụ.
 

F_175.46

Xe tăng
Biển số
OF-566117
Ngày cấp bằng
25/4/18
Số km
1,316
Động cơ
158,986 Mã lực
89 thì đúng là hoang sơ thật, lúc này người dân còn đói, lấy đâu ra mà du lịch hả cụ.
Hihi, Vầng đó là kỳ công của bọn em đấy...Chuyến DL cuối của tuổi học trò mà. Thực sự là Lớp bọn em thuê như mượn được Nhà khách ấy, Cả lớp hơn 30 đưa chui vào 4 phòng tập thể nhiều giường ấy... Hôm đó trẻ con còn nghịch ngợm lắm, đi hái trộm cam và bị chủ nhà bắt được, Lúc đó người dân hiền lắm ấy, họ nhắc nhở rồi cũng cho bọn em cam đã hái :)
 

PCI for car

Xe điện
Biển số
OF-80119
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
2,100
Động cơ
465,489 Mã lực
Em thắc mắc “chùa địa ngục” mà cụ Lê Quý Đôn biên trong sách đó có phải là chùa của ông sư đang nổi không ạ? Sao người ta lại bảo cái chùa địa ngục của ông sư kia là do ông ấy bịa ra?
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,171
Động cơ
113,354 Mã lực
E kê dép hóng chuyện :D
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Những ngôi chùa ở Tam Đảo có lịch sử không lâu đời, trừ chùa Đồng và Tây Thiên, nghe cụ cố em kể, có hang thờ bà Lăng Thị Tiêu, Quốc Mẫu.
Ấn tượng nhất với em là khu Chùa Vân, có am thờ, ngôi chùa cổ kính như các cụ kể, rợp bóng dưới rừng thông cổ...
Sau này, thời bài trừ mê tín, người ta phá tan tành ngôi chùa này...
Bà Sư cuối em biết, nhà chùa nghèo, có làm thêm ruộng nhỏ bên chùa, gần con suối nhỏ, bà sư trồng cây ăn quả, em nhớ có cây lựu...
Bà sư cho em lựu, bà chặt cây trúc làm chổi bán kiếm sống, sau này bà chết thì chùa Vân chỉ còn là tên gọi về sau mà thôi...
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,076
Động cơ
81,467 Mã lực
Vĩnh phúc nên có quy hoạch cho Tam đảo, diện tích cây xanh, đường giao thông nên chiếm 50% ở các khu đô thị.
Thực tế tụi Tây ba lô nó rời xa Tam đảo vài chục năm rồi, nên Tam đảo nên phát triển nhắm đến khách Hà lội và Bắc Ninh
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top