Thế thôi mà các cụ cũng cãi nhau được. Truyền thuyết, cổ tích, hay thậm chí ca dao... nó chỉ có giá trị lịch sử trong một giai đoạn nào đấy của quá trình phát triển, nó đôi khi cũng phản ánh mong muốn của các tầng lớp nhân dân trong các giai đoạn ý. Nó vốn thường không có tác giả cụ thể, mà tác giả là dân gian, thường thì hay có nhân vật Bụt, Tiên... giúp đỡ những kẻ hèn yếu...
Thời kỳ trời đất hỗn mang thì có anh Quân, chị Cơ.
Thời kỳ cường hào ác bá thì dân gian hay có anh Bụt.
Thời kỳ giặc ngoại xâm thì có anh Gióng...
Đó cũng là việc phản ánh mong muốn của dân gian ta, và nó Ác hay Thiện là phù hợp từng thời kỳ, chứ dân gian không nghĩ đến chuyện sau này sẽ được bộ Dục đưa vào giảng dạy.
Nên thiết nghĩ, các cụ có phân tích cãi nhau chuyện ai thiện ác ở đây chắc không có hồi kết. Nghĩ sao nó ra vậy
Con Tấm ác quá, nhưng vì tốt mà bị chơi đểu nhiều lần thành ra thế, con Cám cũng ác nhưng chưa đến mức bị như vậy, mẹ của hai đửa cũng thế....
Nếu vậy, chắc chuyện nào cũng cãi nhau được.