- Biển số
- OF-59462
- Ngày cấp bằng
- 19/3/10
- Số km
- 155
- Động cơ
- 444,400 Mã lực
- Nơi ở
- Chí Linh, Hải Dương
- Website
- tman75hd.blogspot.com
Khi bình nóng lạnh bị rò điện có nghĩa là nó rò từ thanh đun nóng ra bình đun, điện truyền theo nước đi toàn hệ thống đường nước trong nhà. Tuỳ thuộc vào độ tinh khiết của nước và hệ thống đường ống như thế nào mà mức độ truyền điện sẽ khác nhau (nước càng sạch thì truyền càng kém, nước cất không dẫn điện, nhưng chắc chắn mọi loại nước sinh hoạt đều dẫn điện do không phải nước cất; ống bằng nhựa thì dễ giật hơn ống kẽm - điều này có vẻ hơi vô lý nhưng ống tráng kẽm sẽ tiếp 'đất' ở nhiều vị trí hơn, do đó điện truyền xuống đất tốt hơn)khi bật nếu bị rò (dò) điện thì cả hệ thống bị có đúng không? nghĩa là bật BNL thì khi rửa bát (hệ thống nước lạnh, không liên quan gì đến nước nóng) vẫn bị giật đúng không?
Khi rò điện, người đang tắm dưới vòi hoa sen sẽ bị giật mạnh nhất do gần nhất. Nếu là ống nhựa thì những người đang tiếp xúc với nước từ vòi chảy ra cũng bị giật hoặc có cảm giác giật.
Để hạn chế điều này thì các nhà sx bình sẽ trang bị thêm một ELCB ngay sau phích cắm điện. Hãng LiOA mới sản xuất bình nóng lạnh còn thiết kế luôn kiểu đun bình qua biến áp cách ly để hạn chế tối đa hiện tượng giật điện (cái này giống mỏ hàn xung, phần đốt là cuộn thứ cấp). Nếu bình nước nóng không có sẵn ELCB thì mọi người nên lắp thêm vào và test hàng tháng, để chắc ăn có thể lắp...nối tiếp 2 hoặc 3 cái .
Bình nóng lạnh giá thì rẻ thôi (hình như cỡ 2 triệu trở lên gì đó), nếu có hiện tượng rò điện thì các cụ nên thay thanh đốt (nếu do phần này gây rò điện) hoặc thay cả bình mới (đằng nào đến tầm đó thì cáu cặn cũng nhiều rồi, do đó hiệu suất bình kém đi) để đảm bảo an toàn.