- Biển số
- OF-307638
- Ngày cấp bằng
- 13/2/14
- Số km
- 460
- Động cơ
- 304,846 Mã lực
Các ofers lắp cam hành trình chú ý, liệu có phải dùng loại cam có tem kiểm định hợp chuẩn không? Nếu không thì lúc cần phải "chiến" có ổn không nhỉ?
Tài xế "tố" máy bắn tốc độ của CSGT Tiền Giang không chính xác
07:59 AM, 28-08-2014
(ĐSPL)- Thời gian vừa qua, một số tài xế chạy tuyến Quốc lộ 1A liên tiếp lên tiếng, bức xúc "nghi" mình bị CSGT tỉnh Tiền Giang xử phạt oan. Các tài xế cho biết, khi bị xử phạt với hành vi chạy quá tốc độ quy định, họ có đối chiếu kết quả đo tốc độ từ máy bắn của CSGT với hộp đen của xe thì thấy có sự chênh lệch quá lớn.
Nhiều người tỏ ra nghi ngại chất lượng của máy bắn tốc độ tiền tỉ, cũng như giá trị của những hộp đen được bày bán tràn lan. Cuộc đối đầu mang màu sắc công nghệ hiện đại này đang khiến người trong cuộc đau đầu loay hoay tìm giải pháp quản lý.
Tài xế bức xúc
Nhiều ngày qua, một tài xế chạy xe hợp đồng chở khách từ TP.HCM đi Bạc Liêu có phản ánh thông qua đường dây nóng của báo ĐS&PL về việc bị Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Tiền Giang thổi phạt vì chạy quá tốc độ. Tài xế này cho biết, khi lưu thông qua tỉnh Tiền Giang, nhiều xe khách mang biển số TP.HCM bị đơn vị CSGT tỉnh thổi phạt vì vi phạm tốc độ. Điều đáng nói, tốc độ giữa máy bắn của CSGT và tốc độ được ghi lại từ hộp đen các xe bị thổi phạt có sự chênh lệch quá lớn. Cụ thể, tài xế N.N.Q. (SN 1970, ngụ Tân Phú, TP.HCM) điều khiển xe ô tô mang biển số 53S-7397 của Hợp tác xã vận tải du lịch taxi Minh Đức bị lập biên bản xử phạt, với lỗi vi phạm vượt tốc độ cho phép 91/80 (km/h), trong khi hộp đen của xe cho thấy xe chỉ chạy 62km/h.
Chia sẻ sự bức xúc trên, anh Q. cho biết: "Ngày 7/8, tôi chạy từ TP.HCM đi Bạc Liêu, vào lúc 9h49 thì bị CSGT tỉnh Tiền Giang bắn tốc độ ghi hình, buộc tôi dừng xe và lập biên bản vi phạm tốc độ. Trong biên bản xử phạt, đơn vị này ghi rõ: "Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h" và phạt tôi 2,5 triệu đồng. Tôi hết sức bất ngờ. Trong suốt hành trình tôi luôn để tốc độ dưới 80km/h vì đoạn này đường nhỏ, đông nên không thể chạy nhanh. Hơn thế, tôi chạy xe hợp đồng du lịch, việc chạy nhanh cũng khiến hành khách không vừa lòng. Tuy nhiên, khi bị lập biên bản, tôi lại bị ghi là chạy với tốc độ 91km/h".
Quá bất ngờ trước tốc độ trên, anh Q. lập tức gọi điện về Hợp tác xã vận tải du lịch taxi Minh Đức, yêu cầu đơn vị này kiểm tra hành trình xe thông qua hộp đen được gắn trực tiếp trên xe. Sau ít phút, đơn vị trên gửi bản thông báo chi tiết hành trình xe ô tô do anh Q. điều khiển với tốc độ không quá 80km/h. Đặc biệt, tại thời điểm 9h49, ngày 7/8, trùng khớp với thời điểm máy bắn tốc độ của CSGT tỉnh Tiền Giang ghi nhận, tài xế Q. lưu thông với tốc độ 91km/h, hộp đen của xe ghi nhận xe chỉ chạy với vận tốc 62km/h. Theo đó, sự sai lệch giữa hai tốc độ được hai thiết bị công nghệ cung cấp rất lớn, lên đến 29km/h. Với mức sai số quá lớn như trên, anh Q. cho rằng mình đã bị phạt oan, yêu cầu phía CSGT tỉnh Tiền Giang hủy biên bản phạt tiền. Tuy nhiên, đơn vị này không đồng ý và vẫn yêu cầu anh nộp phạt theo quy định.
"Nếu tốc độ giữa máy bắn của CSGT và tốc độ của hộp đen có mức sai số không quá nhiều tôi cũng không dám ý kiến. Tuy nhiên, sai số ở đây lên đến 29km/h. Hơn nữa, tôi chạy rất chậm. Đoạn tôi bị thổi phạt xe rất đông, đường hẹp làm sao xe có thể lên đến vận tốc 91km/h. Trong hoàn cảnh như trên, nếu tôi chạy với tốc độ 91km/h như máy bắn tốc độ của CSGT ghi được thì chắc chắn hành khách sẽ bất bình", anh Q. cho biết.
Cuộc đối đầu của những sản phẩm công nghệ
Sai số quá lớn khiến các tài xế chạy xe trên đoạn đường này rất hoang mang, nảy sinh tư tưởng nghi ngờ, mất niềm tin vào độ chính xác của thiết bị bắn tốc độ hiện đại của CSGT.
Giải đáp vấn đề trên, Thiếu tá Nguyễn Văn Tuấn, phòng CSGT tỉnh Tiền Giang cho biết: "Vừa qua, đơn vị nhận được phản ánh của một số tài xế về việc bị bắn tốc độ. Các tài xế này đa phần đều cho rằng mình bị bắn oan, máy bắn không chính xác do tốc độ máy bắn ghi được khác với tốc độ mà hộp đen của xe cung cấp. Tuy nhiên, sau khi được chúng tôi giải thích, các tài xế trên cũng hiểu ra vấn đề".
Theo Thiếu tá Tuấn, không có chuyện đơn vị tác động vào máy đo tốc độ để làm sai lệch kết quả ghi tốc độ, bởi đây là thiết bị hiện đại, hoàn toàn tự động, giá mỗi máy trên một tỉ đồng. Sau khi vượt qua công tác thẩm định khắt khe nằm trong dự án An toàn giao thông đường bộ Việt Nam của bộ Công an, những máy này mới được đem vào sử dụng thí điểm.
"Sau khi được trang bị, máy đã được cài đặt mặc định tốc độ quy định, chúng tôi gần như chỉ cắm xạc rồi sử dụng chứ không thể tác động vào thiết bị được. Khi phát hiện xe chạy quá tốc độ máy tự động chụp lại, gửi thông tin về. Dựa vào thông tin, hình ảnh máy cung cấp, chúng tôi tiến hành xử lý vi phạm theo luật định", Thiếu tá Tuấn cho biết thêm.
Thông tin thêm về những sai số giữa máy đo tốc độ và hộp đen của xe, đại diện CSGT tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại hộp đen với giá cả, chất lượng khác nhau. Hiện, bộ GTVT đã cấp giấy chứng nhận hợp quy chuẩn cho một số đơn vị sản xuất, kinh doanh thiết bị này. Tuy nhiên, hiện tượng nhiều thiết bị giá rẻ, kém chất lượng, bị thay đổi theo yêu cầu của đơn vị vận tải vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường. Do đó, không thể tin tưởng tuyệt đối vào thiết bị này. Trong khi đó, các máy đo tốc độ của CSGT do nhà thầu VISCO cung cấp với chất lượng được kiểm định chặt chẽ từ phía Bộ và vẫn đang trong thời gian bảo trì. Rất có thể những sai sót trong việc ghi nhận tốc độ, chênh lệch tốc độ giữa máy đo và hộp đen của xe nằm ở thiết bị giám sát hành trình.
Liên quan đến việc nhân viên của đơn vị cho rằng mình bị CSGT tỉnh Tiền Giang "phạt oan", ông Trần Văn Đức, Chủ nhiệm Hợp tác xã vận tải du lịch taxi Minh Đức chia sẻ: "Sau khi nhận được tin, chúng tôi cũng khá bất ngờ. Theo ghi nhận trên hộp đen của xe 53S-7397 do anh Q. điều khiển, suốt hành trình, xe chỉ chạy với vận tốc chưa đến 80km/h. Tuy nhiên, phía CSGT tỉnh Tiền Giang lại lập biên bản với tốc độ 91km/h, đó là điều khó hiểu". Tuy nhiên, khi đề cập đến chất lượng hộp đen của xe 53S-7397, ông Đức công nhận rất khó đánh giá. Theo ông Đức, hầu hết các xe trong đơn vị đều được lắp đặt thiết bị theo dõi hành trình một cách thiếu đồng bộ. "Các xe trong đơn vị đều được lắp thiết bị theo dõi hành trình nhưng rất khó đánh giá chất lượng thiết bị này, vì đơn vị sử dụng nhiều nhà cung cấp khác nhau. Thậm chí, có xe mua về đã được lắp đặt trước, có xe do tài xế tự lắp đặt,... miễn là các nhà cung cấp thiết bị có giấy chứng nhận hợp quy chuẩn của bộ GTVT", ông Đức cho biết.
Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho xe khách đã góp phần giảm thiểu vi phạm, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu cơ quan chức năng không có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, các cuộc chiến giữa những thiết bị công nghệ theo kiểu như trên vẫn sẽ tiếp diễn khiến cả tài xế và lực lượng thi hành công vụ loay hoay.
Hộp đen phải đạt các quy chuẩn trong bộ Quy chuẩn quốc gia
Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, thiết bị giám sát hành trình được bày bán công khai, tràn lan với giá cả, chất lượng rất khó kiểm soát. Đây là cơ hội cho những thành phần lắp ráp thiết bị hộp đen với mục đích đối phó. Luật sư Phạm Văn Phúc, Văn phòng tư vấn luật Phúc & Đồng sự cho biết: "Theo luật định, thiết bị giám sát hành trình được lắp đặt trên xe khách tối thiểu phải đạt được các quy chuẩn quy định trong bộ Quy chuẩn quốc gia. Để thử nghiệm, các đơn vị sản xuất phải tới các cơ quan đăng kiểm được bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép".
Nguồn:http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/tai-xe-to-may-ban-toc-do-cua-csgt-tien-giang-khong-chinh-xac-a48353.html
Tài xế "tố" máy bắn tốc độ của CSGT Tiền Giang không chính xác
07:59 AM, 28-08-2014
(ĐSPL)- Thời gian vừa qua, một số tài xế chạy tuyến Quốc lộ 1A liên tiếp lên tiếng, bức xúc "nghi" mình bị CSGT tỉnh Tiền Giang xử phạt oan. Các tài xế cho biết, khi bị xử phạt với hành vi chạy quá tốc độ quy định, họ có đối chiếu kết quả đo tốc độ từ máy bắn của CSGT với hộp đen của xe thì thấy có sự chênh lệch quá lớn.
Nhiều người tỏ ra nghi ngại chất lượng của máy bắn tốc độ tiền tỉ, cũng như giá trị của những hộp đen được bày bán tràn lan. Cuộc đối đầu mang màu sắc công nghệ hiện đại này đang khiến người trong cuộc đau đầu loay hoay tìm giải pháp quản lý.
Tài xế bức xúc
Nhiều ngày qua, một tài xế chạy xe hợp đồng chở khách từ TP.HCM đi Bạc Liêu có phản ánh thông qua đường dây nóng của báo ĐS&PL về việc bị Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Tiền Giang thổi phạt vì chạy quá tốc độ. Tài xế này cho biết, khi lưu thông qua tỉnh Tiền Giang, nhiều xe khách mang biển số TP.HCM bị đơn vị CSGT tỉnh thổi phạt vì vi phạm tốc độ. Điều đáng nói, tốc độ giữa máy bắn của CSGT và tốc độ được ghi lại từ hộp đen các xe bị thổi phạt có sự chênh lệch quá lớn. Cụ thể, tài xế N.N.Q. (SN 1970, ngụ Tân Phú, TP.HCM) điều khiển xe ô tô mang biển số 53S-7397 của Hợp tác xã vận tải du lịch taxi Minh Đức bị lập biên bản xử phạt, với lỗi vi phạm vượt tốc độ cho phép 91/80 (km/h), trong khi hộp đen của xe cho thấy xe chỉ chạy 62km/h.
Chia sẻ sự bức xúc trên, anh Q. cho biết: "Ngày 7/8, tôi chạy từ TP.HCM đi Bạc Liêu, vào lúc 9h49 thì bị CSGT tỉnh Tiền Giang bắn tốc độ ghi hình, buộc tôi dừng xe và lập biên bản vi phạm tốc độ. Trong biên bản xử phạt, đơn vị này ghi rõ: "Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h" và phạt tôi 2,5 triệu đồng. Tôi hết sức bất ngờ. Trong suốt hành trình tôi luôn để tốc độ dưới 80km/h vì đoạn này đường nhỏ, đông nên không thể chạy nhanh. Hơn thế, tôi chạy xe hợp đồng du lịch, việc chạy nhanh cũng khiến hành khách không vừa lòng. Tuy nhiên, khi bị lập biên bản, tôi lại bị ghi là chạy với tốc độ 91km/h".
Quá bất ngờ trước tốc độ trên, anh Q. lập tức gọi điện về Hợp tác xã vận tải du lịch taxi Minh Đức, yêu cầu đơn vị này kiểm tra hành trình xe thông qua hộp đen được gắn trực tiếp trên xe. Sau ít phút, đơn vị trên gửi bản thông báo chi tiết hành trình xe ô tô do anh Q. điều khiển với tốc độ không quá 80km/h. Đặc biệt, tại thời điểm 9h49, ngày 7/8, trùng khớp với thời điểm máy bắn tốc độ của CSGT tỉnh Tiền Giang ghi nhận, tài xế Q. lưu thông với tốc độ 91km/h, hộp đen của xe ghi nhận xe chỉ chạy với vận tốc 62km/h. Theo đó, sự sai lệch giữa hai tốc độ được hai thiết bị công nghệ cung cấp rất lớn, lên đến 29km/h. Với mức sai số quá lớn như trên, anh Q. cho rằng mình đã bị phạt oan, yêu cầu phía CSGT tỉnh Tiền Giang hủy biên bản phạt tiền. Tuy nhiên, đơn vị này không đồng ý và vẫn yêu cầu anh nộp phạt theo quy định.
"Nếu tốc độ giữa máy bắn của CSGT và tốc độ của hộp đen có mức sai số không quá nhiều tôi cũng không dám ý kiến. Tuy nhiên, sai số ở đây lên đến 29km/h. Hơn nữa, tôi chạy rất chậm. Đoạn tôi bị thổi phạt xe rất đông, đường hẹp làm sao xe có thể lên đến vận tốc 91km/h. Trong hoàn cảnh như trên, nếu tôi chạy với tốc độ 91km/h như máy bắn tốc độ của CSGT ghi được thì chắc chắn hành khách sẽ bất bình", anh Q. cho biết.
Hộp đen được bày bán tràn lan trên mạng với giá cả khác nhau.
Cuộc đối đầu của những sản phẩm công nghệ
Sai số quá lớn khiến các tài xế chạy xe trên đoạn đường này rất hoang mang, nảy sinh tư tưởng nghi ngờ, mất niềm tin vào độ chính xác của thiết bị bắn tốc độ hiện đại của CSGT.
Giải đáp vấn đề trên, Thiếu tá Nguyễn Văn Tuấn, phòng CSGT tỉnh Tiền Giang cho biết: "Vừa qua, đơn vị nhận được phản ánh của một số tài xế về việc bị bắn tốc độ. Các tài xế này đa phần đều cho rằng mình bị bắn oan, máy bắn không chính xác do tốc độ máy bắn ghi được khác với tốc độ mà hộp đen của xe cung cấp. Tuy nhiên, sau khi được chúng tôi giải thích, các tài xế trên cũng hiểu ra vấn đề".
Theo Thiếu tá Tuấn, không có chuyện đơn vị tác động vào máy đo tốc độ để làm sai lệch kết quả ghi tốc độ, bởi đây là thiết bị hiện đại, hoàn toàn tự động, giá mỗi máy trên một tỉ đồng. Sau khi vượt qua công tác thẩm định khắt khe nằm trong dự án An toàn giao thông đường bộ Việt Nam của bộ Công an, những máy này mới được đem vào sử dụng thí điểm.
"Sau khi được trang bị, máy đã được cài đặt mặc định tốc độ quy định, chúng tôi gần như chỉ cắm xạc rồi sử dụng chứ không thể tác động vào thiết bị được. Khi phát hiện xe chạy quá tốc độ máy tự động chụp lại, gửi thông tin về. Dựa vào thông tin, hình ảnh máy cung cấp, chúng tôi tiến hành xử lý vi phạm theo luật định", Thiếu tá Tuấn cho biết thêm.
Thông tin thêm về những sai số giữa máy đo tốc độ và hộp đen của xe, đại diện CSGT tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại hộp đen với giá cả, chất lượng khác nhau. Hiện, bộ GTVT đã cấp giấy chứng nhận hợp quy chuẩn cho một số đơn vị sản xuất, kinh doanh thiết bị này. Tuy nhiên, hiện tượng nhiều thiết bị giá rẻ, kém chất lượng, bị thay đổi theo yêu cầu của đơn vị vận tải vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường. Do đó, không thể tin tưởng tuyệt đối vào thiết bị này. Trong khi đó, các máy đo tốc độ của CSGT do nhà thầu VISCO cung cấp với chất lượng được kiểm định chặt chẽ từ phía Bộ và vẫn đang trong thời gian bảo trì. Rất có thể những sai sót trong việc ghi nhận tốc độ, chênh lệch tốc độ giữa máy đo và hộp đen của xe nằm ở thiết bị giám sát hành trình.
Liên quan đến việc nhân viên của đơn vị cho rằng mình bị CSGT tỉnh Tiền Giang "phạt oan", ông Trần Văn Đức, Chủ nhiệm Hợp tác xã vận tải du lịch taxi Minh Đức chia sẻ: "Sau khi nhận được tin, chúng tôi cũng khá bất ngờ. Theo ghi nhận trên hộp đen của xe 53S-7397 do anh Q. điều khiển, suốt hành trình, xe chỉ chạy với vận tốc chưa đến 80km/h. Tuy nhiên, phía CSGT tỉnh Tiền Giang lại lập biên bản với tốc độ 91km/h, đó là điều khó hiểu". Tuy nhiên, khi đề cập đến chất lượng hộp đen của xe 53S-7397, ông Đức công nhận rất khó đánh giá. Theo ông Đức, hầu hết các xe trong đơn vị đều được lắp đặt thiết bị theo dõi hành trình một cách thiếu đồng bộ. "Các xe trong đơn vị đều được lắp thiết bị theo dõi hành trình nhưng rất khó đánh giá chất lượng thiết bị này, vì đơn vị sử dụng nhiều nhà cung cấp khác nhau. Thậm chí, có xe mua về đã được lắp đặt trước, có xe do tài xế tự lắp đặt,... miễn là các nhà cung cấp thiết bị có giấy chứng nhận hợp quy chuẩn của bộ GTVT", ông Đức cho biết.
Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho xe khách đã góp phần giảm thiểu vi phạm, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu cơ quan chức năng không có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, các cuộc chiến giữa những thiết bị công nghệ theo kiểu như trên vẫn sẽ tiếp diễn khiến cả tài xế và lực lượng thi hành công vụ loay hoay.
Hộp đen phải đạt các quy chuẩn trong bộ Quy chuẩn quốc gia
Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, thiết bị giám sát hành trình được bày bán công khai, tràn lan với giá cả, chất lượng rất khó kiểm soát. Đây là cơ hội cho những thành phần lắp ráp thiết bị hộp đen với mục đích đối phó. Luật sư Phạm Văn Phúc, Văn phòng tư vấn luật Phúc & Đồng sự cho biết: "Theo luật định, thiết bị giám sát hành trình được lắp đặt trên xe khách tối thiểu phải đạt được các quy chuẩn quy định trong bộ Quy chuẩn quốc gia. Để thử nghiệm, các đơn vị sản xuất phải tới các cơ quan đăng kiểm được bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép".
HÀ NGUYỄN - NGỌC LÀI
Nguồn:http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/tai-xe-to-may-ban-toc-do-cua-csgt-tien-giang-khong-chinh-xac-a48353.html