- Biển số
- OF-59687
- Ngày cấp bằng
- 22/3/10
- Số km
- 115
- Động cơ
- 443,850 Mã lực
Nhờ lắp camera hành trình trên ôtô mà nhiều tài xế đã tránh được việc bị cảnh sát giao thông (CSGT) ép vào các lỗi vi phạm như lấn tuyến, không bật xi nhan hay vượt đèn đỏ, nhờ đó không ít người đã thoát việc bị phạt oan.
http://vn.news.yahoo.com/l-n-k-ho-ch-di-t-chu-233000097.html
Máy quay nhỏ đặt trên xe có thể ghi lại không chỉ các lỗi đèn tín hiệu mà ngay các lỗi lấn làn, đè vạch đều được …
Xem hình, CSGT mới... chịu Mới đây, khi đang chạy trên cao tốc Cầu Giẽ, ôtô của anh Lê Quý Ly (ngụ ở 678 La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội) nhận được tín hiệu xi nhan xin tấp vào lề của xe tải chạy phía trước vì “có dấu hiệu sự cố”. Tuy nhiên, chạy hơn 1km mà chiếc xe tải vẫn bật xi nhan, chạy với tốc độ rất chậm chứ không tấp vào làn trong hoặc dừng lại. Tình thế buộc anh Ly phải cho xe đè vạch để vượt. Chưa đầy 30 giây sau khi vượt xe tải kia, xe anh Ly được CSGT chỉ gậy ra dấu tấp vào lề. Ý thức được mình mắc lỗi, anh trình bày lý do vì có “chướng ngại vật” của xe tải phía trước. Oái oăm thay, sau hơn một phút trình bày, cả CSGT lẫn anh Ly không còn nhìn thấy chiếc xe tải “có biểu hiện sự cố” kia ở đằng sau nữa, mà nó đã tăng tốc và hoàn toàn mất hút. “Khi ấy CSGT cho rằng tôi bịa ra lý do để không bị phạt, nhưng may mà camera hành trình trên xe đã ghi lại toàn bộ sự việc. Sau khi tôi cho tổ CSGT xem lại, họ đã cất biên bản để tôi đi”, anh Ly kể.
Thời gian gần đây, những trường hợp dùng camera hành trình để ghi lại hình ảnh trong quá trình xe lưu thông bị bắt lỗi như trường hợp anh Ly không hề hy hữu. Thậm chí, trên các diễn đàn mạng của các chuyên trang ôtô xe máy, nhiều thành viên còn mách nhau sắm thiết bị này để “đối phó” với CSGT trong thời buổi mức phạt tăng nặng, đặc biệt trong nhiều trường hợp họ bị bắt lỗi vì “phải” đè vạch, lấn tuyến, vượt đèn vàng hay xi nhan mất tín hiệu...
Theo quan sát của chúng tôi, đó là một chiếc máy quay nhỏ hơn lòng bàn tay, có thêm chân đế để gắn vào kính ôtô. Máy có ống kính góc rộng nên có thể bao quát đường đi, phát hiện không chỉ các lỗi đèn tín hiệu phía trước mà ngay các lỗi lấn làn, đè vạch hai bên hông xe đều được ghi lại rất rõ. Máy chạy bằng điện nguồn của ôtô, có thẻ nhớ với dung lượng tối đa 32G nên có thể ghi hình từ 6 – 8 tiếng liên tục; máy có màn hình HD để có thể xem lại hình ảnh trực tiếp trên máy. Đặc biệt, khi khởi động xe là máy tự động ghi hình, khi tắt máy thì camera cũng tự động tắt theo. Có thể mua máy tại các cửa hàng nội thất ôtô hoặc các cửa hàng chuyên máy ảnh – camera với giá từ 900.000 đồng đến 2 triệu đồng tuỳ loại.
“Làm đúng thì không có gì phải sợ”
Trao đổi với một số CSGT, nhiều chiến sĩ cho biết đã gặp không ít tình huống người vi phạm vì chính hình ảnh họ quay được mà “tâm phục khẩu phục” khi bị phạt; cũng có trường hợp người bị bắt lỗi được minh oan; và thậm chí có trường hợp người vi phạm dùng camera để “mặc cả”, ra điều kiện với CSGT.
Thiếu uý Trần Xuân Quỳnh (đội CSGT số 2, phòng CSGT Công an Hà Nội) nói, anh đã gặp khá nhiều trường hợp tài xế lắp camera hành trình trên mui xe hoặc cửa kính trước xe. Theo anh Quỳnh, thiết bị này như “hộp đen”, lưu lại toàn bộ hoạt động từ khi khởi động đến khi xe tắt máy. “Có trường hợp người vi phạm cãi cố này nọ, tôi biết họ có camera và nói có thể bật lại xem luôn. Khi đó có người thành thật nhận mình sai nhưng cũng trình bày vì giờ cao điểm, xe đông. Thấy thái độ họ đúng mực thì mình cũng thông cảm được”, thiếu uý Quỳnh nói. Dù vậy, anh Quỳnh cũng thừa nhận đã gặp trường hợp mất tín hiệu xi nhan khi chuyển hướng do có sự cố bất ngờ, dẫn đến tranh cãi giữa CSGT và người điều khiển ôtô. “Sau đó xem lại hình thì đúng là do đánh lái bất ngờ vì sự cố. Khi đó mình cũng hiểu, khác với xe máy, ôtô sẽ bị mất tín hiệu xi nhan nên trong trường hợp này lỗi thuộc về... cả hai bên, vậy nên không cớ gì CSGT lại xử phạt người dân được”, thiếu uý Quỳnh nói.
Còn theo thượng tá Lê Đức Đoàn (đội CSGT số 1) – người từng được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” – không ít trường hợp lái xe vi phạm sau một hồi xin xỏ không được liền quay ra “hù doạ” CSGT đã có thái độ không đúng lễ tiết của ngành. “Khi đó tôi nói ngay: tôi có gì sai anh cứ phản ánh, tố cáo với cấp trên, tôi sẽ chịu trách nhiệm. Còn lúc này anh phạm lỗi thì tôi phải lập biên bản đã”. Ông Đoàn nhấn mạnh: nếu mình có trách nhiệm với xã hội, làm đúng quy định thì không việc gì phải e ngại. Đặc biệt ông còn khuyến khích người dân dùng thiết bị này để chứng minh lỗi của mình nếu thật sự bị oan. Theo ông, đó cũng là một cách để giám sát những người thực thi công vụ được nghiêm túc, bởi không loại trừ “tay có ngón dài ngón ngắn”, có người lợi dụng công vụ để xử ép dân. Nó như một cảnh báo để mỗi cán bộ công an phải làm đúng, làm chuẩn mực nhiệm vụ, tác phong của mình.
nguồn
theo e thì ae of mình gương mẫu trong vấn đề này lắm
http://vn.news.yahoo.com/l-n-k-ho-ch-di-t-chu-233000097.html
Xem hình, CSGT mới... chịu Mới đây, khi đang chạy trên cao tốc Cầu Giẽ, ôtô của anh Lê Quý Ly (ngụ ở 678 La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội) nhận được tín hiệu xi nhan xin tấp vào lề của xe tải chạy phía trước vì “có dấu hiệu sự cố”. Tuy nhiên, chạy hơn 1km mà chiếc xe tải vẫn bật xi nhan, chạy với tốc độ rất chậm chứ không tấp vào làn trong hoặc dừng lại. Tình thế buộc anh Ly phải cho xe đè vạch để vượt. Chưa đầy 30 giây sau khi vượt xe tải kia, xe anh Ly được CSGT chỉ gậy ra dấu tấp vào lề. Ý thức được mình mắc lỗi, anh trình bày lý do vì có “chướng ngại vật” của xe tải phía trước. Oái oăm thay, sau hơn một phút trình bày, cả CSGT lẫn anh Ly không còn nhìn thấy chiếc xe tải “có biểu hiện sự cố” kia ở đằng sau nữa, mà nó đã tăng tốc và hoàn toàn mất hút. “Khi ấy CSGT cho rằng tôi bịa ra lý do để không bị phạt, nhưng may mà camera hành trình trên xe đã ghi lại toàn bộ sự việc. Sau khi tôi cho tổ CSGT xem lại, họ đã cất biên bản để tôi đi”, anh Ly kể.
Thời gian gần đây, những trường hợp dùng camera hành trình để ghi lại hình ảnh trong quá trình xe lưu thông bị bắt lỗi như trường hợp anh Ly không hề hy hữu. Thậm chí, trên các diễn đàn mạng của các chuyên trang ôtô xe máy, nhiều thành viên còn mách nhau sắm thiết bị này để “đối phó” với CSGT trong thời buổi mức phạt tăng nặng, đặc biệt trong nhiều trường hợp họ bị bắt lỗi vì “phải” đè vạch, lấn tuyến, vượt đèn vàng hay xi nhan mất tín hiệu...
Theo quan sát của chúng tôi, đó là một chiếc máy quay nhỏ hơn lòng bàn tay, có thêm chân đế để gắn vào kính ôtô. Máy có ống kính góc rộng nên có thể bao quát đường đi, phát hiện không chỉ các lỗi đèn tín hiệu phía trước mà ngay các lỗi lấn làn, đè vạch hai bên hông xe đều được ghi lại rất rõ. Máy chạy bằng điện nguồn của ôtô, có thẻ nhớ với dung lượng tối đa 32G nên có thể ghi hình từ 6 – 8 tiếng liên tục; máy có màn hình HD để có thể xem lại hình ảnh trực tiếp trên máy. Đặc biệt, khi khởi động xe là máy tự động ghi hình, khi tắt máy thì camera cũng tự động tắt theo. Có thể mua máy tại các cửa hàng nội thất ôtô hoặc các cửa hàng chuyên máy ảnh – camera với giá từ 900.000 đồng đến 2 triệu đồng tuỳ loại.
“Làm đúng thì không có gì phải sợ”
Trao đổi với một số CSGT, nhiều chiến sĩ cho biết đã gặp không ít tình huống người vi phạm vì chính hình ảnh họ quay được mà “tâm phục khẩu phục” khi bị phạt; cũng có trường hợp người bị bắt lỗi được minh oan; và thậm chí có trường hợp người vi phạm dùng camera để “mặc cả”, ra điều kiện với CSGT.
Thiếu uý Trần Xuân Quỳnh (đội CSGT số 2, phòng CSGT Công an Hà Nội) nói, anh đã gặp khá nhiều trường hợp tài xế lắp camera hành trình trên mui xe hoặc cửa kính trước xe. Theo anh Quỳnh, thiết bị này như “hộp đen”, lưu lại toàn bộ hoạt động từ khi khởi động đến khi xe tắt máy. “Có trường hợp người vi phạm cãi cố này nọ, tôi biết họ có camera và nói có thể bật lại xem luôn. Khi đó có người thành thật nhận mình sai nhưng cũng trình bày vì giờ cao điểm, xe đông. Thấy thái độ họ đúng mực thì mình cũng thông cảm được”, thiếu uý Quỳnh nói. Dù vậy, anh Quỳnh cũng thừa nhận đã gặp trường hợp mất tín hiệu xi nhan khi chuyển hướng do có sự cố bất ngờ, dẫn đến tranh cãi giữa CSGT và người điều khiển ôtô. “Sau đó xem lại hình thì đúng là do đánh lái bất ngờ vì sự cố. Khi đó mình cũng hiểu, khác với xe máy, ôtô sẽ bị mất tín hiệu xi nhan nên trong trường hợp này lỗi thuộc về... cả hai bên, vậy nên không cớ gì CSGT lại xử phạt người dân được”, thiếu uý Quỳnh nói.
Còn theo thượng tá Lê Đức Đoàn (đội CSGT số 1) – người từng được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” – không ít trường hợp lái xe vi phạm sau một hồi xin xỏ không được liền quay ra “hù doạ” CSGT đã có thái độ không đúng lễ tiết của ngành. “Khi đó tôi nói ngay: tôi có gì sai anh cứ phản ánh, tố cáo với cấp trên, tôi sẽ chịu trách nhiệm. Còn lúc này anh phạm lỗi thì tôi phải lập biên bản đã”. Ông Đoàn nhấn mạnh: nếu mình có trách nhiệm với xã hội, làm đúng quy định thì không việc gì phải e ngại. Đặc biệt ông còn khuyến khích người dân dùng thiết bị này để chứng minh lỗi của mình nếu thật sự bị oan. Theo ông, đó cũng là một cách để giám sát những người thực thi công vụ được nghiêm túc, bởi không loại trừ “tay có ngón dài ngón ngắn”, có người lợi dụng công vụ để xử ép dân. Nó như một cảnh báo để mỗi cán bộ công an phải làm đúng, làm chuẩn mực nhiệm vụ, tác phong của mình.
nguồn
theo e thì ae of mình gương mẫu trong vấn đề này lắm