[Funland] tại sao ý thức chấp hành luật gt của người dân ở Hà Nội quá kém?

Phongnha559

Xe hơi
Biển số
OF-445400
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
126
Động cơ
209,834 Mã lực
Nơi ở
thôn quê
Hà nội vỡ trận từ lâu rồi , người đông nghịt trong khi cơ sở hạ tầng mấy quận nội thành chỉ tải cho lượng dân số cách đây 3-40 năm . Tình hình cũng sẽ còn tệ hơn nếu cứ ùn ùn kéo nhau lên đó rồi sinh con đẻ cái ..vv , muốn ngăn dân không lên HN lập nghiệp chỉ có cách là cho họ một công việc và cuộc sống ngang bằng tp lớn tại quê nhà nhưng điều này lại càng không thể
ơi, những ông chủ suốt ngày cứ kêu ca,mấy đầy tớ đang nghĩ cách kiếm tiền để bù lại vốn bỏ ra đã chứ....
 

Phongnha559

Xe hơi
Biển số
OF-445400
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
126
Động cơ
209,834 Mã lực
Nơi ở
thôn quê
Em đi khắp nơi nhưng ko thấy nơi nào ý thức chấp hành luật giao thông lại tồi tệ như người dân ở thủ đô. Hành vi vượt đèn đỏ xảy ra dày đặc ở các ngã tư; học sinh đi xe đạp điện ko đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang; cố tình đi sai làn, lạng lách... Nhà chức trách ko nghiêm nên người dân đã nhờn luật. Bác Chung ơi, bác làm rắn cho người dân tử tế nhờ với. Mong lắm thay!
ôi bạn nói các bác ấy làm rắn nhưng theo cách của các bác ấy thì bạn lúc đó có mà kêu trời nhé...
 

My2Kforever

Xe tải
Biển số
OF-174717
Ngày cấp bằng
2/1/13
Số km
450
Động cơ
344,590 Mã lực
Đa số người Việt khi tham gia giao thông lúc nào cũng tỏ ra vội vã, mạnh ai ấy đi, thói quen như ngấm vào máu, lối sống, văn hoá.
Dòng người, xe cộ tấp nập dừng trước đèn đỏ, ai cũng ngước nhìn và cùng tham gia trò chơi đếm ngược, 10, 9, 8, 7, 6, ... 5... và rồi tiếng còi xe phía sau bắt đầu vang lên. Một vài chiếc xe ở hàng đầu dũng mãnh lao lên như muốn “thách đấu” với dòng phương tiện di chuyển theo hớng khác, vậy là xung đột giao thông, những pha “cắt đầu”, ép xe diễn ra muôn hình muôn vẻ.
Điểm chung là ai cũng vội và nhìn cái kẻ đang “xung đột” với mình với một ánh mắt thiếu thiện cảm, một gương mặt cau có và đôi khi là những tiếng chửi thề. Đó là bức tranh giờ cao điểm ở Hà Nội và một số thành phố lớn ở Việt Nam.
Kể cũng lạ thật, đôi khi tự hỏi rằng với 5 giây “cướp” được đó họ có thể làm được gì nhỉ? Trong dòng xe cộ đông đúc đó có đủ loại thành phần trong xã hội, từ học sinh, sinh viên, những người làm tự do, có nhiều người là công chức.
Họ phóng bạt mạng, đầu giờ sáng nhưng không phải ai cũng có việc khẩn cấp. Nhiều người trong số họ chạy ngoài đường thì nhanh thế nhưng khi đến công sở họ lại đủng đỉnh mang gói xôi hoặc chiếc bánh mì trong túi ra và từ từ hưởng thụ bữa sáng, rồi thì rửa ấm pha trà, đọc báo để chờ đợi ... bữa trưa.
Chiều về họ lại phóng xe ra khỏi công sở nhanh như thể đang có con khủng long bạo chúa đuổi phía sau vậy. Có người vừa chạy vừa móc điện thoại ra "alô, đang đến, ừ chỗ cũ nhé" và phi như bay vào quán nhậu. Lúc ra, nhiều người cũng chạy rất nhanh nhưng với một gương mặt “rực rỡ ánh hồng” và hơi thở đầy mùi bia rượu.
Lúc này cái đầu đã mất tỉnh táo, cái tay đã thiếu chuẩn xác, chỉ còn lại thói quen tiết kiệm 5 giây là vẫn còn nguyên, rất nhiều người trong số họ vì tiết kiệm 5 giây đã phải trả giá bằng cả cuộc đời sau những tai nạn thảm khốc.
Thói quen tham gia giao thông phần nào đó thể hiện ý thức, lối sống, văn hóa ứng xử và nhận thức xã hội của một cá nhân hay một cộng đồng. Mong sao mỗi người trong chúng ta khi tham gia giao thông ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay những thành phố lớn khác hãy thể hiện nét đẹp văn hóa của địa phương mình.
Để du khách phương xa, nhất là những người nước ngoài đến thăm chúng ta khi về không còn mang theo ấn tượng xấu: “tham gia giao thông ở Việt Nam như là tham gia một môn thể thao mạo hiểm”.
Tôi xin được dùng mấy câu thơ sau để thay lời kết của bài viết, chúc các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc và lái xe an toàn:
Năm giây ngắn lắm ai ơi
Đem so với cả cuộc đời là bao
Lên xe, đừng phóng ào ào
Nhường nhau sẽ thấy ngọt ngào, thân thương
Ai ơi, chớ có giành đường
Rủi ro tai nạn, đau thương gia đình
Đèn xanh, đèn đỏ phân minh
Khi xanh mới chạy, đời mình luôn vui!
 

The Peace

Xe tăng
Biển số
OF-167511
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
1,556
Động cơ
-253,691 Mã lực
Nguyên nhân chính là méo sợ Luật và người thực thi Luật :(

Còn vì sao lại vậy thì em chịu, có lẽ người tham gia giao thông trong phạm vi HN (em không dám nói từ dân HN sợ bị chửi) có tỷ lệ méo coi thằng Luật ra gì cao nhất cả nước :))
 

flowerhn

Xe điện
Biển số
OF-176086
Ngày cấp bằng
10/1/13
Số km
2,985
Động cơ
362,644 Mã lực
Nơi ở
Hồng minh Phú Xuyên HN
Cây bút ntn mà giờ em mới đc diện kiến ;))


Đa số người Việt khi tham gia giao thông lúc nào cũng tỏ ra vội vã, mạnh ai ấy đi, thói quen như ngấm vào máu, lối sống, văn hoá.
Dòng người, xe cộ tấp nập dừng trước đèn đỏ, ai cũng ngước nhìn và cùng tham gia trò chơi đếm ngược, 10, 9, 8, 7, 6, ... 5... và rồi tiếng còi xe phía sau bắt đầu vang lên. Một vài chiếc xe ở hàng đầu dũng mãnh lao lên như muốn “thách đấu” với dòng phương tiện di chuyển theo hớng khác, vậy là xung đột giao thông, những pha “cắt đầu”, ép xe diễn ra muôn hình muôn vẻ.
Điểm chung là ai cũng vội và nhìn cái kẻ đang “xung đột” với mình với một ánh mắt thiếu thiện cảm, một gương mặt cau có và đôi khi là những tiếng chửi thề. Đó là bức tranh giờ cao điểm ở Hà Nội và một số thành phố lớn ở Việt Nam.
Kể cũng lạ thật, đôi khi tự hỏi rằng với 5 giây “cướp” được đó họ có thể làm được gì nhỉ? Trong dòng xe cộ đông đúc đó có đủ loại thành phần trong xã hội, từ học sinh, sinh viên, những người làm tự do, có nhiều người là công chức.
Họ phóng bạt mạng, đầu giờ sáng nhưng không phải ai cũng có việc khẩn cấp. Nhiều người trong số họ chạy ngoài đường thì nhanh thế nhưng khi đến công sở họ lại đủng đỉnh mang gói xôi hoặc chiếc bánh mì trong túi ra và từ từ hưởng thụ bữa sáng, rồi thì rửa ấm pha trà, đọc báo để chờ đợi ... bữa trưa.
Chiều về họ lại phóng xe ra khỏi công sở nhanh như thể đang có con khủng long bạo chúa đuổi phía sau vậy. Có người vừa chạy vừa móc điện thoại ra "alô, đang đến, ừ chỗ cũ nhé" và phi như bay vào quán nhậu. Lúc ra, nhiều người cũng chạy rất nhanh nhưng với một gương mặt “rực rỡ ánh hồng” và hơi thở đầy mùi bia rượu.
Lúc này cái đầu đã mất tỉnh táo, cái tay đã thiếu chuẩn xác, chỉ còn lại thói quen tiết kiệm 5 giây là vẫn còn nguyên, rất nhiều người trong số họ vì tiết kiệm 5 giây đã phải trả giá bằng cả cuộc đời sau những tai nạn thảm khốc.
Thói quen tham gia giao thông phần nào đó thể hiện ý thức, lối sống, văn hóa ứng xử và nhận thức xã hội của một cá nhân hay một cộng đồng. Mong sao mỗi người trong chúng ta khi tham gia giao thông ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay những thành phố lớn khác hãy thể hiện nét đẹp văn hóa của địa phương mình.
Để du khách phương xa, nhất là những người nước ngoài đến thăm chúng ta khi về không còn mang theo ấn tượng xấu: “tham gia giao thông ở Việt Nam như là tham gia một môn thể thao mạo hiểm”.
Tôi xin được dùng mấy câu thơ sau để thay lời kết của bài viết, chúc các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc và lái xe an toàn:
Năm giây ngắn lắm ai ơi
Đem so với cả cuộc đời là bao
Lên xe, đừng phóng ào ào
Nhường nhau sẽ thấy ngọt ngào, thân thương
Ai ơi, chớ có giành đường
Rủi ro tai nạn, đau thương gia đình
Đèn xanh, đèn đỏ phân minh
Khi xanh mới chạy, đời mình luôn vui!
 

gunner2801

Xe tải
Biển số
OF-100157
Ngày cấp bằng
15/6/11
Số km
497
Động cơ
402,174 Mã lực
Em chỉ nghĩ đơn giản, bây giờ hạn chế số lượng phương tiện đi. Tổ chức thi bằng lái thật khó vào, vài năm bắt thi lại, kiểu gì cũng lọc được 1 tỉ lệ k nhỏ nhg ng k đủ năng lực điều khiển phương tiện.
Ngoài ra tiêu chuẩn xe ô tô áp cao vào, cho giá xe lên chót vót đi.
 

dark.spiderman

Xe tải
Biển số
OF-405832
Ngày cấp bằng
20/2/16
Số km
308
Động cơ
228,430 Mã lực
Một người làm được là người khác cũng làm theo
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,500
Động cơ
1,317,282 Mã lực
Đa số người Việt khi tham gia giao thông lúc nào cũng tỏ ra vội vã, mạnh ai ấy đi, thói quen như ngấm vào máu, lối sống, văn hoá.
Dòng người, xe cộ tấp nập dừng trước đèn đỏ, ai cũng ngước nhìn và cùng tham gia trò chơi đếm ngược, 10, 9, 8, 7, 6, ... 5... và rồi tiếng còi xe phía sau bắt đầu vang lên. Một vài chiếc xe ở hàng đầu dũng mãnh lao lên như muốn “thách đấu” với dòng phương tiện di chuyển theo hớng khác, vậy là xung đột giao thông, những pha “cắt đầu”, ép xe diễn ra muôn hình muôn vẻ.
Điểm chung là ai cũng vội và nhìn cái kẻ đang “xung đột” với mình với một ánh mắt thiếu thiện cảm, một gương mặt cau có và đôi khi là những tiếng chửi thề. Đó là bức tranh giờ cao điểm ở Hà Nội và một số thành phố lớn ở Việt Nam.
Kể cũng lạ thật, đôi khi tự hỏi rằng với 5 giây “cướp” được đó họ có thể làm được gì nhỉ? Trong dòng xe cộ đông đúc đó có đủ loại thành phần trong xã hội, từ học sinh, sinh viên, những người làm tự do, có nhiều người là công chức.
Họ phóng bạt mạng, đầu giờ sáng nhưng không phải ai cũng có việc khẩn cấp. Nhiều người trong số họ chạy ngoài đường thì nhanh thế nhưng khi đến công sở họ lại đủng đỉnh mang gói xôi hoặc chiếc bánh mì trong túi ra và từ từ hưởng thụ bữa sáng, rồi thì rửa ấm pha trà, đọc báo để chờ đợi ... bữa trưa.
Chiều về họ lại phóng xe ra khỏi công sở nhanh như thể đang có con khủng long bạo chúa đuổi phía sau vậy. Có người vừa chạy vừa móc điện thoại ra "alô, đang đến, ừ chỗ cũ nhé" và phi như bay vào quán nhậu. Lúc ra, nhiều người cũng chạy rất nhanh nhưng với một gương mặt “rực rỡ ánh hồng” và hơi thở đầy mùi bia rượu.
Lúc này cái đầu đã mất tỉnh táo, cái tay đã thiếu chuẩn xác, chỉ còn lại thói quen tiết kiệm 5 giây là vẫn còn nguyên, rất nhiều người trong số họ vì tiết kiệm 5 giây đã phải trả giá bằng cả cuộc đời sau những tai nạn thảm khốc.
Thói quen tham gia giao thông phần nào đó thể hiện ý thức, lối sống, văn hóa ứng xử và nhận thức xã hội của một cá nhân hay một cộng đồng. Mong sao mỗi người trong chúng ta khi tham gia giao thông ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay những thành phố lớn khác hãy thể hiện nét đẹp văn hóa của địa phương mình.
Để du khách phương xa, nhất là những người nước ngoài đến thăm chúng ta khi về không còn mang theo ấn tượng xấu: “tham gia giao thông ở Việt Nam như là tham gia một môn thể thao mạo hiểm”.
Tôi xin được dùng mấy câu thơ sau để thay lời kết của bài viết, chúc các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc và lái xe an toàn:
Năm giây ngắn lắm ai ơi
Đem so với cả cuộc đời là bao
Lên xe, đừng phóng ào ào
Nhường nhau sẽ thấy ngọt ngào, thân thương
Ai ơi, chớ có giành đường
Rủi ro tai nạn, đau thương gia đình
Đèn xanh, đèn đỏ phân minh
Khi xanh mới chạy, đời mình luôn vui!
Bon chen, không biết xếp hàng, không biết nhường nhịn là nét văn hóa đẹp của người Tràng An nói riêng và đang được phát triển cho người Việt Nam nói chung :)
Nhiều cụ lý giải Hà Nội cách đây mấy chục năm do ít xe nên không xô bồ như bây giờ, em nghĩ là chỉ chính xác một phần. Dân ở Hà Nội thời đó cũng không đến mức bon chen, hiếu chiến như dân Hà Nội bây giờ. Thực ra ở Sài Gòn cũng tương tự ở một mức độ nào đó. Hình như trẻ con trong đấy giờ cũng không được lễ phép như trước kia. Thế nên có khi em nghĩ là đạo đức của cả xã hội đi xuống ý chứ :).
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Bon chen, không biết xếp hàng, không biết nhường nhịn là nét văn hóa đẹp của người Tràng An nói riêng và đang được phát triển cho người Việt Nam nói chung :)
Nhiều cụ lý giải Hà Nội cách đây mấy chục năm do ít xe nên không xô bồ như bây giờ, em nghĩ là chỉ chính xác một phần. Dân ở Hà Nội thời đó cũng không đến mức bon chen, hiếu chiến như dân Hà Nội bây giờ. Thực ra ở Sài Gòn cũng tương tự ở một mức độ nào đó. Hình như trẻ con trong đấy giờ cũng không được lễ phép như trước kia. Thế nên có khi em nghĩ là đạo đức của cả xã hội đi xuống ý chứ :).
Thời 60-70-80, Hà nội chưa đông song vẫn tồn tại văn hoá xếp hàng. Đi đâu cũng thấy xếp hàng cứ như ... Tây :))
Hỏi: Giờ có còn văn hoá ấy không???
Có ku làm cùng sở lứa 7x, học vị tiến sĩ, người từ 1 đô thị lớn chỉ kém Hà nội ở cái miền Bắc này về nhập cư, khi nhắc tới chuyện xếp hàng thì nó cười khẩy xem đó như 1 cái gì đó mọi rợ.
Vậy đấy.
CCCM minh xét hộ cái :(
 

obi

Xe điện
Biển số
OF-185934
Ngày cấp bằng
18/3/13
Số km
2,265
Động cơ
-71,797 Mã lực
Liệu có nên chuyển TĐ về tỉnh khác yên bình hơn không ccm?
 

Vancua04

Xe buýt
Biển số
OF-337883
Ngày cấp bằng
8/10/14
Số km
766
Động cơ
11,600 Mã lực
Nơi ở
Hà lội phố
Em đi khắp nơi nhưng ko thấy nơi nào ý thức chấp hành luật giao thông lại tồi tệ như người dân ở thủ đô. Hành vi vượt đèn đỏ xảy ra dày đặc ở các ngã tư; học sinh đi xe đạp điện ko đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang; cố tình đi sai làn, lạng lách... Nhà chức trách ko nghiêm nên người dân đã nhờn luật. Bác Chung ơi, bác làm rắn cho người dân tử tế nhờ với. Mong lắm thay!
Kêu bác Chung làm gì cụ. Muốn người khác tốt thì mình cứ tốt cái đã, em là em cứ làm tốt nhiệm vụ của mình.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,500
Động cơ
1,317,282 Mã lực
Thời 60-70-80, Hà nội chưa đông song vẫn tồn tại văn hoá xếp hàng. Đi đâu cũng thấy xếp hàng cứ như ... Tây :))
Hỏi: Giờ có còn văn hoá ấy không???
Có ku làm cùng sở lứa 7x, học vị tiến sĩ, người từ 1 đô thị lớn chỉ kém Hà nội ở cái miền Bắc này về nhập cư, khi nhắc tới chuyện xếp hàng thì nó cười khẩy xem đó như 1 cái gì đó mọi rợ.
Vậy đấy.
CCCM minh xét hộ cái :(
Em cũng nghĩ vậy. Ngoài việc kinh tế phát triển, người đổ dồn vào Hà Nội nhiều hơn, đông đúc hơn ... em vẫn nghĩ lý do chủ yếu là đạo đức đi xuống, văn hóa mất sạch. Cách đây gần chục năm có việc qua Manila, lúc đầu thấy các bạn ổ chuột cũng có, tắc đường cũng có, nghĩ bụng bảo bọn này còn rởm rít hơn cả nhà mình. Nhưng sau chứng kiến dân Phi xếp hàng để vào tàu LRT, xếp hàng ở mấy cái trung tâm mua sắm ..., mấy anh em bảo nhau chắc Hà Nội còn phải chạy dài mới khá lên được.
 

Cột Mốc

Xe tải
Biển số
OF-422215
Ngày cấp bằng
13/5/16
Số km
311
Động cơ
220,320 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Còn những cái xe như 80B 3031 thì làm sao người dân họ chấp hành
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,881
Động cơ
526,854 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Bon chen, không biết xếp hàng, không biết nhường nhịn là nét văn hóa đẹp của người Tràng An nói riêng và đang được phát triển cho người Việt Nam nói chung :)
Nhiều cụ lý giải Hà Nội cách đây mấy chục năm do ít xe nên không xô bồ như bây giờ, em nghĩ là chỉ chính xác một phần. Dân ở Hà Nội thời đó cũng không đến mức bon chen, hiếu chiến như dân Hà Nội bây giờ. Thực ra ở Sài Gòn cũng tương tự ở một mức độ nào đó. Hình như trẻ con trong đấy giờ cũng không được lễ phép như trước kia. Thế nên có khi em nghĩ là đạo đức của cả xã hội đi xuống ý chứ :).
Ngày cháu 5 tuổi dạy sớm ra kho Gạo đường Tàu Bay đặt viên gạch lên cái túi dứa để xếp hàng ai muốn nhanh thì cho cháu que kem hay cái kẹo dồi đổi lấy chỗ. Dất chi là văn hóa !
Sau này xóa BC thủ đô phát triển, kinh tế bùng nổ, dân số tăng chóng mặt chỉ thấy xếp hàng theo kiểu vòng quanh :D
 

corolla antils

Xe buýt
Biển số
OF-153548
Ngày cấp bằng
22/8/12
Số km
969
Động cơ
887,631 Mã lực
Nơi ở
Ecopark
Thớt cụ lập ra hỏi rất hay. Theo tôi ý thức bắt nguồn từ tất cả mọi người chứ không chỉ riêng một bộ phận sống từ lâu ở Thủ Đô. Thực tế, Hà Nội giờ như cái sọt, cái bồ đựng lủng củng mọi thứ... cái to, cái nhỏ, mầu sắc đủ loại. Người người từ các vùng miền khắp Việt Nam đổ về lập nghiệp, học hành, mua nhà tạo dựng tương lai con em ở Quê sẽ trụ lại, làm việc và cưới vợ, sinh con... rồi lại thành công dân Thủ Đô. Thế hệ 7x chúng tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội vẫn nhớ nhiều kỷ niệm về Hà Nội vắng vẻ, sạch sẽ và bình yên. Thời bao cấp, thời tem phiếu xếp hàng mua gạo, mắm, thịt, cá... hay các đồ nhu yếu phẩm khác...thậm chí xếp hàng để lấy nước dùng từ các vòi công cộng của khu Phố...mọi người khổ thế nhưng vẫn trật tự, nhường nhịn nhau, nhẹ nhàng cùng cố gắng chờ đợt để đến lượt. Còn nay thì sao? Như một số cụ đã nói ở trên. Mọi người sống bon chen, tranh trước, lấn lướt và chỉ muốn mình về nhất, mình được thụ hưởng cho bản thân, cho gia đình riêng của mình. Đó chẳng phải là ích kỷ sao, sống không biết vì người khác. Ra đường chạy xe thì luôn " điền mình vào chỗ trống", chen lên trước, dàn hàng ngang...tạt đầu, rẽ, không cần biết ai đằng sau, cái gì sau mình... vậy là tai nạn. Đi xe không đội mũ bảo hiểm gặp Công an thì cố chạy, cố quay đầu trốn tránh, sợ bị phạt... vậy là lại tai nạn. Mà tai nạn giao thông thì thường thương tâm và để lại di chứng. Buồn. Chẳng nên đổ lỗi cho Hà Nội mở rộng quá, nhiều thành phần dân cư quá, dân Thành thị và Nông thôn gần như đồng hóa rồi. Văn hóa đi xe cũng na ná ở Nông thôn là cứ ra giữa đường mà đi cho khoái, cho rộng rãi. Kệ những thằng đằng sau, chỉ có bấm còi inh ỏi mới tạt vào nhường đường... vậy là những kẻ bấm còi lại bị coi là không có văn hóa... đúng là " tính chất bắc cầu"..;)). Chở hàng xe máy thì phóng nhanh, lạng lách... bị lỗi, bị phạt lấy lý do "nghèo" nên mới phải chở hàng thế này mà mọi người không thông cảm, bán hàng dọc hai bên đường cao tốc, đường ô tô cấm bán... mà vẫn ngồi bán ảnh hưởng đến giao thông. Bị nói, bị phạt, bị phán xét thì cũng điệp khúc " nghèo" nên mới phải trường mặt ra đường thế này, khổ lắm có sướng gì đâu... Thật buồn và lạ là cứ lấy cảnh nghèo hèn của mình ra làm lý do để biện minh cho những việc làm sai.
Phải có hành động cụ thể từ các cơ quan lập pháp---> làm nghiêm. Và phải ý thức, nhận thức đúng từ tất cả mọi người thì 5 năm hay thậm chí lâu hơn nữa 10-20 năm Hà Nội nói riêng mới đổi khác được. Khi đó, khi đó tôi chỉ mong Hà Nội bình yên như những ngày mùng 1, 2 Tết và con người với con người sống với nhau có văn hóa hơn...
Ps: Bài viết suất phát từ ý chí chủ quan của Tôi, không nhằm vào ai hay thành phần nào, vùng miền nào. Mục đích duy nhất góp tâm tư bản thân mong Hà Nội ngày càng đẹp, mọi người văn minh hơn. Cảm ơn CCCM!
 

doanphucgt

Xe điện
Biển số
OF-321969
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
2,959
Động cơ
517,250 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội phố
Em đi xe máy thôi nhưng nhiều lúc cũng bực bội với cái kiểu nhiều người HN coi thường PL, coi thường mọi người.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Ngày cháu 5 tuổi dạy sớm ra kho Gạo đường Tàu Bay đặt viên gạch lên cái túi dứa để xếp hàng ai muốn nhanh thì cho cháu que kem hay cái kẹo dồi đổi lấy chỗ. Dất chi là văn hóa !
Sau này xóa BC thủ đô phát triển, kinh tế bùng nổ, dân số tăng chóng mặt chỉ thấy xếp hàng theo kiểu vòng quanh :D
Lão này gian manh dễ sợ :P
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,963
Động cơ
974,714 Mã lực
Thớt cụ lập ra hỏi rất hay. Theo tôi ý thức bắt nguồn từ tất cả mọi người chứ không chỉ riêng một bộ phận sống từ lâu ở Thủ Đô. Thực tế, Hà Nội giờ như cái sọt, cái bồ đựng lủng củng mọi thứ... cái to, cái nhỏ, mầu sắc đủ loại. Người người từ các vùng miền khắp Việt Nam đổ về lập nghiệp, học hành, mua nhà tạo dựng tương lai con em ở Quê sẽ trụ lại, làm việc và cưới vợ, sinh con... rồi lại thành công dân Thủ Đô. Thế hệ 7x chúng tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội vẫn nhớ nhiều kỷ niệm về Hà Nội vắng vẻ, sạch sẽ và bình yên. Thời bao cấp, thời tem phiếu xếp hàng mua gạo, mắm, thịt, cá... hay các đồ nhu yếu phẩm khác...thậm chí xếp hàng để lấy nước dùng từ các vòi công cộng của khu Phố...mọi người khổ thế nhưng vẫn trật tự, nhường nhịn nhau, nhẹ nhàng cùng cố gắng chờ đợt để đến lượt. Còn nay thì sao? Như một số cụ đã nói ở trên. Mọi người sống bon chen, tranh trước, lấn lướt và chỉ muốn mình về nhất, mình được thụ hưởng cho bản thân, cho gia đình riêng của mình. Đó chẳng phải là ích kỷ sao, sống không biết vì người khác. Ra đường chạy xe thì luôn " điền mình vào chỗ trống", chen lên trước, dàn hàng ngang...tạt đầu, rẽ, không cần biết ai đằng sau, cái gì sau mình... vậy là tai nạn. Đi xe không đội mũ bảo hiểm gặp Công an thì cố chạy, cố quay đầu trốn tránh, sợ bị phạt... vậy là lại tai nạn. Mà tai nạn giao thông thì thường thương tâm và để lại di chứng. Buồn. Chẳng nên đổ lỗi cho Hà Nội mở rộng quá, nhiều thành phần dân cư quá, dân Thành thị và Nông thôn gần như đồng hóa rồi. Văn hóa đi xe cũng na ná ở Nông thôn là cứ ra giữa đường mà đi cho khoái, cho rộng rãi. Kệ những thằng đằng sau, chỉ có bấm còi inh ỏi mới tạt vào nhường đường... vậy là những kẻ bấm còi lại bị coi là không có văn hóa... đúng là " tính chất bắc cầu"..;)). Chở hàng xe máy thì phóng nhanh, lạng lách... bị lỗi, bị phạt lấy lý do "nghèo" nên mới phải chở hàng thế này mà mọi người không thông cảm, bán hàng dọc hai bên đường cao tốc, đường ô tô cấm bán... mà vẫn ngồi bán ảnh hưởng đến giao thông. Bị nói, bị phạt, bị phán xét thì cũng điệp khúc " nghèo" nên mới phải trường mặt ra đường thế này, khổ lắm có sướng gì đâu... Thật buồn và lạ là cứ lấy cảnh nghèo hèn của mình ra làm lý do để biện minh cho những việc làm sai.
Phải có hành động cụ thể từ các cơ quan lập pháp---> làm nghiêm. Và phải ý thức, nhận thức đúng từ tất cả mọi người thì 5 năm hay thậm chí lâu hơn nữa 10-20 năm Hà Nội nói riêng mới đổi khác được. Khi đó, khi đó tôi chỉ mong Hà Nội bình yên như những ngày mùng 1, 2 Tết và con người với con người sống với nhau có văn hóa hơn...
Ps: Bài viết suất phát từ ý chí chủ quan của Tôi, không nhằm vào ai hay thành phần nào, vùng miền nào. Mục đích duy nhất góp tâm ****** thân mong Hà Nội ngày càng đẹp, mọi người văn minh hơn. Cảm ơn CCCM!
Nhân dân không có tấm gương nào để soi thì có nghiêm mấy cũng không thể có cái XH như cụ nói được.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,881
Động cơ
526,854 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Lão này gian manh dễ sợ :P
Gian manh là thế nào hả cụ ?
Mấy anh bộ đội cụ Hồ dạy chúng chắu đấy chứ ạ :D
Các anh bộ đội bẩu chúng bây ra xếp hàng ai đuổi thì cứ gọi to lên ;))

Mà các anh ấy tốt vãi cụ ạ chả bao giờ lấy kẹo với kem của bọn cháu, chỉ lấy thuốc lá với quốc nủi của người nào cần xếp hàng ngắn thôi 8-x8-x8-x
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top