[Funland] Tại sao xe đạp trong thế ký 19 luôn có bánh trước to hơn bánh sau?

Huyn Runi

Xe tăng
Biển số
OF-693986
Ngày cấp bằng
8/8/19
Số km
1,725
Động cơ
618,135 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trước khi trở nên gọn nhẹ và dễ sử dụng như ngày nay, chiếc xe đạp phát minh tại thế kỷ 19 từng có thiết kế rất lạ với kích thước bánh trước to hơn bánh sau nhiều lần.

Vào năm 1817, chiếc xe đạp đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi Nam tước người Đức Baron von Drais, mang tên Laufmaschine. Được mệnh danh là cỗ máy đi bộ, xe có thao tác sử dụng khá đơn giản: người dùng sẽ đẩy chân xuống đất ra phía sau, để xe tiến về phía trước. Trong suốt 40 năm tồn tại, hàng nghìn chiếc Laufmaschine được sản xuất nhưng cùng với đó, không ít vụ tai nạn liên quan đã xảy ra khiến nhiều quốc gia phải ban hành lệnh cấm với cỗ máy đi bộ này. Đáng chú ý, kích thước hai bánh xe bằng nhau của Laufmaschine lại được xem là một trong những nguyên nhân khiến chiếc xe này gặp trục trặc khi sử dụng, gián tiếp đứng sau hàng loạt vụ tai nạn. Vào năm 1860, khắc phục những bất cập của Laufmaschine, xe đạp Boneshaker với bàn đạp ra đời, mở đầu kỷ nguyên của những chiếc xe đạp có bánh trước to hơn bánh sau trong suốt 20 năm sau đó.

1622558384346.png

Ảnh: Cỗ máy đi bộ Laufmaschine ra đời năm 1817

Không khó để nhận ra điểm chung của hàng loạt chiếc xe đạp ra đời vào thế kỷ 19, với thiết kế bánh xe trước sở hữu kích thước to gấp nhiều lần bánh sau. Đầu tiên là Boneshaker (1868), rồi đến xe đạp bánh cao "Ariel" (1870). Giai đoạn hoàng kim không thể không nhắc tới của concept này phải là thời kì 1878-1879 với chiếc chiếc Kangaroo do Otto và Wallace thiết kế.

1622558449669.png

Ảnh: Xe đạp Boneshaker tại Châu Âu vào những năm 1868

Hai bánh xe có kích thước quá chênh lệch khiến việc leo lên hay xuống xe, thậm chí điều khiển đánh lái khó khăn hơn nhiều so với xe đạp ngày nay. Vậy tại sao thiết kế này lại phổ biến trong thế kỷ 19? Đó là vì 4 lý do dưới đây.

1. Giúp xe giữ thăng bằng tốt hơn

Nguyên nhân đầu tiên đến từ chính cỗ máy đi bộ Laufmaschine (1817). Sau khi gây ra “cơn ác mộng” tại đường phố châu Âu với tần suất dày đặc, chiếc xe đã bị cấm sản xuất. Chính quyền các nước cho rằng, việc sở hữu hai bánh xe bằng nhau khiến Laufmaschine khó giữ thăng bằng khi điều khiển. Các phát minh sau đó đều cố gắng tránh lặp lại đặc điểm này khi thiết kế xe đạp, cộng thêm những cải tiến đơn giản khác.
1622558516523.png

Ảnh: Xe đạp bánh cao "Ariel" xuất hiện năm 1870

Vào những năm 1890, việc phát triển hệ truyền động xích kết hợp bánh xe lớn phía trước và một bánh nhỏ hơn phía sau mang đến sự an toàn cho chiếc xe đạp. Sự ra đời của lốp xe là một bước tiến quan trọng. Bên cạnh đó, độ cao giữa yên xe và mặt đất được hạ thấp hơn nhiều chính. Đây chính là công thức tạo ra chiếc xe an toàn của người Viking thế kỷ 19.

2. Giúp xe đi nhanh hơn

Boneshaker (1868) và Ariel (1870) đều có thiết kế bàn đạp được lắp trực tiếp vào trục bánh trước. Kangaroo (1878) tuy đã bổ sung thêm dây xích nhưng bàn đạp vẫn gắn ở bánh trước chứ không ở vị trí giữa hai bánh xe như ngày nay. Như vậy, với một vòng đạp, tất cả lực sẽ tác động vào bánh trước để kéo cả chiếc xe tiến lên, bởi vậy với kích thước lớn, bánh trước sẽ giúp xe di chuyển quãng đường dài hơn. Nhờ đó, người dùng sẽ đi nhanh hơn mà không tốn quá nhiều sức.

1622558544509.png

Ảnh: Chiếc xe Kangaroo do Otto và Wallace thiết kế năm 1878

3. Giúp cho xe di chuyển mượt mà hơn

Hệ thống giao thông, đường sá thế kỷ 19 chưa phát triển khiến việc đi lại của các phương tiện gặp nhiều khó khăn. Xe đạp cũng không nằm ngoài phạm vi này, nhất là khi di chuyển qua những con đường có bề mặt gồ ghề. Thiết kế bánh xe trước có đường kính lớn hơn giúp người điều khiển xe đạp kiểm soát và xử lý tốt khi tham gia giao thông. Vì vậy, Boneshaker (1868), Ariel (1870) và Kangaroo (1878) đều sở hữu bánh trước to gắn với bàn đạp, phần yên xe đặt ở ngay phía trên hoặc vị trí gần bánh trước, dồn trọng lượng về đó chứ không phải về phía sau như xe đạp bây giờ. Các nhà thiết kế xe đạp thế kỷ 19 tin rằng, bánh xe đạp to sẽ va chạm tốt hơn so với bánh xe nhỏ. Nếu bánh trước vượt qua được các đoạn gồ ghề thì bánh sau cũng sẽ dễ dàng di chuyển qua, nhờ vậy xe không bị sa lầy, kẹt cứng.

1622558582575.png


4. Giảm tác động của mặt đường lên người điểu khiển xe khi chưa có hệ thống giảm xóc

Những chiếc xe đạp sơ khai của thế kỷ 19 hoàn toàn không có cơ chế giảm xóc, giảm chấn cho người ngồi trên xe. Thử tưởng tượng bạn đang vận hành chiếc Boneshaker (1868) qua đoạn đường gồ ghề, toàn bộ sự va đập của bánh xe với đường sẽ tác động lên chính cơ thể bạn, nhất là khi bánh xe làm bằng gỗ, không có độ đàn hồi. Khắc phục điều này, bánh xe trước được thiết kế to hơn bánh sau. Ngoài ra các nhà sản xuất đã nghiên cứu và cải tiến bánh xe bọc vải… Sau cùng với sự phát triển của công nghệ, bánh cao su ra đời. Nhưng điều này cũng không làm triệt tiêu hoàn toàn những tác động về mặt cơ học lên cơ thể người. Mãi cho đến thế kỷ 20, hệ thống giảm xóc được tạo ra mới giải quyết được vấn đề đó.

1622558606583.png


Tuy nhiên, không thể phủ nhận những nguy cơ tai nạn tiềm ẩn trong thiết kế xe đạp kiểu này. Do chỗ ngồi của người dùng ở trên cao, gần với bánh trước nên trong các tình huống xe vấp phải một hòn đá hoặc đang lao xuống dốc, chiếc xe có thể bổ nhào về phía trước gây tai nạn nghiêm trọng. Mặc dù vậy, với trình độ kỹ thuật hạn chế thời kỳ đó, cùng với hệ thống đường sá chưa phát triển, thiết kế bánh trước to hơn bánh sau đã phát huy một số ưu điểm nhất định. Cho đến nay, những chiếc xe đạp thế kỷ 19 đã tạo nên một nét văn hóa, ghi lại một giai đoạn lịch sử và là nền tảng để phát triển hoàn thiện chiếc xe đạp gọn nhẹ, dễ sử dụng, an toàn như bây giờ.
 

Huyn Runi

Xe tăng
Biển số
OF-693986
Ngày cấp bằng
8/8/19
Số km
1,725
Động cơ
618,135 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

luuanhchien

Xe buýt
Biển số
OF-411460
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
999
Động cơ
731,423 Mã lực
Bây giờ cụ nào đầu tư sản xuất xe đạp với kiểu dáng này và công nghệ hiện tại có thể thành hàng hot
 

Tiger Hunter

Xe container
Biển số
OF-78521
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
9,556
Động cơ
497,198 Mã lực
Sao toàn ưu điểm thế mà nó lại biến mất, ko tồn tại đc? :D
 

Emesco

Xe điện
Biển số
OF-8524
Ngày cấp bằng
19/8/07
Số km
4,065
Động cơ
717,821 Mã lực
Duy nhất 1 lý do: Để vừa với chân người đạp xuống trục bánh trước.
Vì chưa có hệ truyền động qua xích.
 

Emesco

Xe điện
Biển số
OF-8524
Ngày cấp bằng
19/8/07
Số km
4,065
Động cơ
717,821 Mã lực
Lý do chính thì ko nói, toàn lý luận cái đâu đâu
 

Giodong2

Xe buýt
Biển số
OF-651566
Ngày cấp bằng
14/5/19
Số km
616
Động cơ
113,204 Mã lực
Em ko hiểu anh ấy leo lên xe kiểu gì.

 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
13,400
Động cơ
299,467 Mã lực
Em ko hiểu anh ấy leo lên xe kiểu gì.

nhẩy từ đằng sau lên :D

còn tại sao bánh to thì là do không có đùi đĩa, xích líp để thay đổi tỉ số truyền.
sau khi lắp thêm đùi đĩa xích líp vào thì họ nhận thấy việc tạo cái bánh to là không cần nữa nên bỏ thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top