- Biển số
- OF-430003
- Ngày cấp bằng
- 15/6/16
- Số km
- 303
- Động cơ
- 218,458 Mã lực
- Tuổi
- 33
Có một câu hỏi khá hay như sau sau: NẾU NHƯ MÁY BAY CÓ HIỆU SUẤT CAO HƠN TÀU CAO TỐC TRÊN CÁC CHẶNG DÀI, VÌ SAO TRUNG QUỐC LẠI XÂY NHIỀU ĐƯỜNG SẮT SO VỚI SÂN BAY NHƯ VẬY?
Theo các cụ thì câu trả lời nào sẽ giải đáp thỏa đáng nhất cho câu hỏi này. Lẽ nào sự tiện dụng về tốc độ và điều hành chặng bay của hàng không lại không tối ưu so với sự phát triển hạ tầng của đường sắt. Xin mời các cụ theo dõi bài dịch sau:
Đây là một câu hỏi khá thú vị trên Quora. Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng mạng lưới đường sắt so với hệ thống sân bay vì nhiều lý do, bao gồm giá cả, hiệu suất logistics và nhiều thứ hơn.
Chính phủ Trung Quốc khá giỏi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, và họ đã đi đầu thế giới trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt, giúp nâng cao tốc độ đô thị hóa toàn quốc. Việc mở một ga đường sắt rồi kết nối nó với hệ thống sẵn có thì dễ dàng hơn việc xây sân bay mới.
Thêm nữa, phải tính vấn đề an toàn cho hành khách vào nữa. Xác suất các tai nạn hàng không gây chết người sẽ tăng cao hơn khi có nhiều máy bay bay trong không phận. Mỗi một máy bay đều phải được theo dõi trên radar, và phi công phải giao tiếp với điều khiển không lưu để tránh va chạm trên không, cũng như các tai nạn lúc cất cánh và hạ cánh.
Đúng, máy bay trên lý thuyết thì di chuyển từ A tới B nhanh hơn, nhưng có khá nhiều vấn đề trong vận hành, ví dụ như thời tiết xấu ngăn cản máy bay cất cánh/hạ cánh, hay các vấn đề bảo trì, bảo dưỡng khiến bị delay lịch bay. Một người có thể bay từ Bắc Kinh tới Thượng Hải trong 2 tới 3 tiếng khi và chỉ khi chuyến bay đó cất cánh và hạ cánh đúng theo lịch trình.
Nhiều người Trung Quốc sẽ lựa chọn đi tàu cao tốc trên các tuyến như Bắc Kinh - Thượng Hải thay vì đi máy bay, kể cả khi phải mất tới 5 tiếng đi tàu. Giá vé tàu cao tốc rẻ hơn vé máy bay, tàu cao tốc ở Trung Quốc luôn đi và đến đúng giờ, ghế ngồi thoải mái hơn, và các hành khách có thể đi lại dễ dàng hơn.
Hiếm khi nào tàu ở Trung Quốc lại bị trật bánh. Thêm nữa, vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa cũng là một lựa chọn khá tốt cho các doanh nghiệp. Một đầu tàu có thể nối được nhiều toa khác, kéo được một lượng hàng hóa cực kỳ lớn, tới được đích đến dù bất kể điều kiện thời tiết nào hoặc bất kỳ loại địa hình nào.
Hơn nữa, ví dụ một đoàn tàu chở hàng đi từ Cáp Nhĩ Tân (Harbin) ở vùng Đông Bắc tới Thâm Quyến ở phía Nam. Chuyến tàu này có thể dừng dọc trên đường đi để dỡ và chất hàng hóa mới trên đường. Trong khi đó, máy bay không thể mang nhiều hàng hóa và không thể dừng trên đường tới đích đến, vì làm như vậy sẽ tăng giá vận tải lên cực kỳ cao.
Chính phủ Trung Quốc đã, đang và sẽ tìm các cách khác nhau giúp các vùng nông thôn chuyển đổi và phát triển nền kinh tế nội địa một cách cân bằng và bền vững. Vùng bờ biển phía Đông và phía Nam đã bùng nổ phát triển trong một thời gian tương đối lâu nhờ vào các ngành công nghiệp sản xuất và giao thương quốc tế, nhờ đó kích thích được sự phát triển kinh tế cực kỳ lớn. Nhưng Trung Quốc có vùng lãnh thổ khá lớn. Sự phát triển của mạng lưới đường sắt sẽ giúp kết nối được những vùng nông thôn sâu và xa ở phía Tây Trung Quốc với những vùng đô thị phát triển ở phía Đông. Hệ thống đường sắt sẽ là một cái hub kết nối vùng đô thị và vùng nông thôn.
Các cụ có thể tìm hiểu thêm về sự phát triển của vùng Tây Trung Quốc từ tờ Global Times, link: https://www.globaltimes.cn/content/902569.shtml
Theo như tờ Global Times có viết:
"Chỉ trong 1 tháng, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (National Development and Reform Commission - NDRC) đã phê duyệt 3 dự án đường sắt trị giá hơn 10 tỷ nhân dân tệ (1.61 tỷ dollar Mỹ) ở các vùng Trung và Tây Trung Quốc, bao gồm vùng đô thị Trùng Khánh, các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc và Hồ Nam và vùng tự trị Quảng Tây, theo như tờ báo Sứ giả Doanh nhân Thế kỷ 21 báo cáo.
Trong tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ được tập trung cho các vùng Trung và Tây Trung Quốc trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13.
Các chuyên gia đường sắt thường nhắc tới vùng tự trị Tân Cương, vì đây là mấu chốt cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng do vị trí cực kỳ quan trọng trong Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường và nhu cầu duy trì sự ổn định."
Sự phát triển của mạng lưới đường sắt Trung Quốc thực sự cực kỳ ấn tượng, và chúng ta cần học hỏi từ sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của mạng lưới này trong các năm tiếp theo.
Theo các cụ thì câu trả lời nào sẽ giải đáp thỏa đáng nhất cho câu hỏi này. Lẽ nào sự tiện dụng về tốc độ và điều hành chặng bay của hàng không lại không tối ưu so với sự phát triển hạ tầng của đường sắt. Xin mời các cụ theo dõi bài dịch sau:
Đây là một câu hỏi khá thú vị trên Quora. Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng mạng lưới đường sắt so với hệ thống sân bay vì nhiều lý do, bao gồm giá cả, hiệu suất logistics và nhiều thứ hơn.
Chính phủ Trung Quốc khá giỏi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, và họ đã đi đầu thế giới trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt, giúp nâng cao tốc độ đô thị hóa toàn quốc. Việc mở một ga đường sắt rồi kết nối nó với hệ thống sẵn có thì dễ dàng hơn việc xây sân bay mới.
Thêm nữa, phải tính vấn đề an toàn cho hành khách vào nữa. Xác suất các tai nạn hàng không gây chết người sẽ tăng cao hơn khi có nhiều máy bay bay trong không phận. Mỗi một máy bay đều phải được theo dõi trên radar, và phi công phải giao tiếp với điều khiển không lưu để tránh va chạm trên không, cũng như các tai nạn lúc cất cánh và hạ cánh.
Đúng, máy bay trên lý thuyết thì di chuyển từ A tới B nhanh hơn, nhưng có khá nhiều vấn đề trong vận hành, ví dụ như thời tiết xấu ngăn cản máy bay cất cánh/hạ cánh, hay các vấn đề bảo trì, bảo dưỡng khiến bị delay lịch bay. Một người có thể bay từ Bắc Kinh tới Thượng Hải trong 2 tới 3 tiếng khi và chỉ khi chuyến bay đó cất cánh và hạ cánh đúng theo lịch trình.
Nhiều người Trung Quốc sẽ lựa chọn đi tàu cao tốc trên các tuyến như Bắc Kinh - Thượng Hải thay vì đi máy bay, kể cả khi phải mất tới 5 tiếng đi tàu. Giá vé tàu cao tốc rẻ hơn vé máy bay, tàu cao tốc ở Trung Quốc luôn đi và đến đúng giờ, ghế ngồi thoải mái hơn, và các hành khách có thể đi lại dễ dàng hơn.
Hiếm khi nào tàu ở Trung Quốc lại bị trật bánh. Thêm nữa, vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa cũng là một lựa chọn khá tốt cho các doanh nghiệp. Một đầu tàu có thể nối được nhiều toa khác, kéo được một lượng hàng hóa cực kỳ lớn, tới được đích đến dù bất kể điều kiện thời tiết nào hoặc bất kỳ loại địa hình nào.
Hơn nữa, ví dụ một đoàn tàu chở hàng đi từ Cáp Nhĩ Tân (Harbin) ở vùng Đông Bắc tới Thâm Quyến ở phía Nam. Chuyến tàu này có thể dừng dọc trên đường đi để dỡ và chất hàng hóa mới trên đường. Trong khi đó, máy bay không thể mang nhiều hàng hóa và không thể dừng trên đường tới đích đến, vì làm như vậy sẽ tăng giá vận tải lên cực kỳ cao.
Chính phủ Trung Quốc đã, đang và sẽ tìm các cách khác nhau giúp các vùng nông thôn chuyển đổi và phát triển nền kinh tế nội địa một cách cân bằng và bền vững. Vùng bờ biển phía Đông và phía Nam đã bùng nổ phát triển trong một thời gian tương đối lâu nhờ vào các ngành công nghiệp sản xuất và giao thương quốc tế, nhờ đó kích thích được sự phát triển kinh tế cực kỳ lớn. Nhưng Trung Quốc có vùng lãnh thổ khá lớn. Sự phát triển của mạng lưới đường sắt sẽ giúp kết nối được những vùng nông thôn sâu và xa ở phía Tây Trung Quốc với những vùng đô thị phát triển ở phía Đông. Hệ thống đường sắt sẽ là một cái hub kết nối vùng đô thị và vùng nông thôn.
Các cụ có thể tìm hiểu thêm về sự phát triển của vùng Tây Trung Quốc từ tờ Global Times, link: https://www.globaltimes.cn/content/902569.shtml
Theo như tờ Global Times có viết:
"Chỉ trong 1 tháng, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (National Development and Reform Commission - NDRC) đã phê duyệt 3 dự án đường sắt trị giá hơn 10 tỷ nhân dân tệ (1.61 tỷ dollar Mỹ) ở các vùng Trung và Tây Trung Quốc, bao gồm vùng đô thị Trùng Khánh, các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc và Hồ Nam và vùng tự trị Quảng Tây, theo như tờ báo Sứ giả Doanh nhân Thế kỷ 21 báo cáo.
Trong tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ được tập trung cho các vùng Trung và Tây Trung Quốc trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13.
Các chuyên gia đường sắt thường nhắc tới vùng tự trị Tân Cương, vì đây là mấu chốt cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng do vị trí cực kỳ quan trọng trong Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường và nhu cầu duy trì sự ổn định."
Sự phát triển của mạng lưới đường sắt Trung Quốc thực sự cực kỳ ấn tượng, và chúng ta cần học hỏi từ sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của mạng lưới này trong các năm tiếp theo.