Em góp 5 ý:Đi khắp nơi trên đất nước VN, các cụ sẽ thấy những quán Trà chén- nóng hoặc đá, bán ở góc đường, trong công viên, vỉa hè, góc chợ, cổng bệnh viện, cổng trường học, cổng các CQ công sở nhà nước....
Đến bất kỳ TP, thị trấn, thị xã nào ở mọi nơi, đều có "Nó".
Vì sao, dân VN mình lại có nhu cầu cao về Trà chén thế nhỉ ?
Theo các cụ thì các quán Trà chén ( quán cóc) kiểu này có ưu và nhược điểm gì ? Nó tạo nên nét văn hóa đặc sắc có 1 không 2 trên TG của VN, hay nó tạo ra quang cảnh nhếch nhác cho các Đô thị ( vì xung quanh các quán cóc này thường rất nhiều rác và các vệt ố màu do nước trà đổ ra)?
1. Góc phố, vỉa hè, cổng cơ quan,.... dễ dàng được bày bàn, ghế, để xe (máy),.... ra để bán hàng
2. Trà khô: Rẻ, dễ bảo quản, mang qua lại, dễ pha, dễ chế, dễ xử lý thải sau khi uống,... tạo thành thứ nước gọi là nước trà/chè, giá thành rẻ như bèo, chả ai quan tâm chất lượng VSTP
3. Trời nóng có đá vào ==> mát mồm, trời lạnh có nước nóng ==> nóng mồm ==> hợp
4. Giá cốc, chén nước thành phẩm rẻ, đàn ông ai cũng uống được
5. Góc phố, vỉa hè, cổng cơ quan,... táp xe máy, xe căng hải vào ngồi dễ dàng, ngồi lâu cũng được, thoái mái,... và thời gian cũng rảnh rỗi nhiều, túm tụm chè cháo, tán dóc, buồn chuyện, làm ăn số đề,... đều thuận tiện, Ok cả