Thực ra,Tết chả liên quan mợ gì đến đào mai chi cả.Nguyên Đán là một cái Lễ hội nông nghiệp hoặc có nguồn gốc nông nghiệp.Bần lông thì chỉ rượu thịt là xong.Tầng lớp trí thức xưa ở ta là các cụ Nho học cũng không hợm hĩnh đến nỗi sắm cây đào như cái đụn rơm,hoa tùm lum như đám sùi mào gà để mà bày giữa nhà đâu.
Ý nghĩa của việc chơi đào hay mai phải giải thích từ tư duy Nho giáo,đừng lôi mấy cái tư duy đạo sĩ tà ma vào làm gì cho thối chuyện.Cành đào biểu trưng cho sức sống của Mộc,sau một cái mùa đông khẳng khiu khô úa thì cái mầm cái chồi cái nụ lấp ló hồi sinh.Mà phải tối trọng sự giản dị và thanh nhã,mỗi cành đào nảy VÀI nụ biếc mầm xanh đặt nó trên bàn viết để ngắm nghía cái kỳ diệu của mùa xuân nảy nở.Như bài kệ "Mạc vị đông tàn hoa lạc tận - Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"
Trừ anh Nhật Bản hoặc Trung Hoa nơi mà thú chơi hoa cắm hoa ngắm hoa đã trở nên thành nghệ thuật,dân An Nam ta chỉ dừng ở mức độ thưởng thức thanh nhã thế thôi.
Từ ngày kinh tế thị trường,suy nghĩ của nhân dân cũng trở nên hớn hở phồn thực,cây đào phải to,phải mập,phải lâu năm,phải hoành tráng,phải nọ phải kia.....xong rồi bọn thầy cúng thầy bái bày vẽ ra là đào trừ tà mà quất cầu an,đánh vào tâm lý hỗn mang của nhân dân dưới sự lãnh đạo của thầy cúng.
Dân mình chơi hoa như ăn thịt,ngắm hoa như ngắm đụn rơm sau nhà.Nhà em bao năm nay chỉ kiếm cành hải đường ngắm Tết,chả đào quất chi cho rác nhà.