- Biển số
- OF-141945
- Ngày cấp bằng
- 15/5/12
- Số km
- 43
- Động cơ
- 364,730 Mã lực
Cho em hỏi tại sao phải bơm lốp ô tô bằng khí Nitơ, nó có tác dụng gì cho lốp xe? Bác nào biết giúp e với ah!
Em dự khả năng ô xy hóa làm lốp bị hỏng từ bên trong là hơi hiếm đấy cụ. Xe công ty em mới thay bộ lốp, đã đi 9 vạn, bên ngoài thì mòn (độ sâu khía vẫn gần 2mm), nhưng bên trong vẫn đen láng. Như vậy tác nhân làm hỏng là bên ngoài chứ ko phải bên trong.Theo em thì khí nitơ có cấu trúc phân tử lớn hơn các thành phần khí khác có trong không khí:
1% hơi nước và các khí khác - tốc độ rò rỉ nhanh gấp 250 lần so với khí nitơ
21% khí ôxi – tốc độ rò rỉ nhanh gấp 3 đến 4 lần so với khí nitơ
78% khí nitơ – phân tử lớn nhất trong không khí, khô, không bắt lửa.
Không khí có chứa 21% oxy khi bơm vào trong lốp ở nhiệt độ cao gây ra các phản ứng hóa học làm lưu hóa cao su làm lốp bị biến cứng nhanh mòn và giảm tuổi thọ......
Ni tơ thoát ra chậm hơn thì em ok, nhưng độ giãn nở theo nhiệt độ là như nhau cả thôi cụ, nó tuân theo định luật khí lý tưởng: PV = nRT. Ở khoảng áp suất vài ba atm, kích thước phân tử không đóng vai trò gì.khí nito thoát khi lâu hơn oxi,ví dụ,bơm oxi thì 2 tháng đi bơm lốp 1 lần còn nito thì là 4 tháng chẳng hạn,và khi đi quãng đường dài thì khi oxi nở ra nhiều hơn, ví dụ từ 2 kg lên thành 2kg1,còn nito sẽ lên chút xíu
Sự thay đổi có thể là do hơi nước, còn nếu là air và N2 thì cụ không thể biết được sự khác biệt đâu.cụ ơi,đấy là trên lý thuyết là thế cụ ạ,e thì học dốt o biết j về vật lý,nhưng trên thực tế thì e đo áp suất lốp cho khách thì e thấy thế
Sự thay đổi có thể là do hơi nước, còn nếu là air và N2 thì cụ không thể biết được sự khác biệt đâu.
Nếu bơm bằng bơm nhỏ (loại cắm ổ lighter hoặc dận chân), thì lượng hơi nước theo vào khá nhiều, các cụ chỉ nên dùng các bơm nhỏ đó ở tình huống bất khả kháng, còn tốt nhất vẫn cứ bơm ở các máy bơm có gắn bình hơi.
THeo em vấn đề khí N2 hay õy là thế này ạ:
Khí N2 là khí trơ khả năng tạo oxy hóa hỏng tanh lốp và các chất khác không có.
- Khả năng truyền nhiệt của N2 thấp nên không tăng áp suất lốp khi chạy dài,
- Khối không khí trong lốp khi chạy các phân tử va chạm vào nhau dẫn đến tăng nhiệt độ và tăng áp suất lốp sẽ giảm nhiều đối với môi chất là N2.
- KHí N2 được tách ra từ các máy tách khí n2 không còn hàm lượng nước cao (khí khô), mà chính lượng nước này sẽ bốc hơi khi nhiệt độ tăng (không chịu nén) dẫn đến làm ảnh hưởng tới bề mặt lốp khi xe lái hoặc phanh.
- Không khí có hàm lượng oxy bình thường không được phép thử áp ở mức áp suất cao do dễ dẫn đến khả năng nổ.
- Nhưng Nitrogent là chất khí để thử áp cao - khó có khả năng tự nổ.
các Bác lên chắc chắn 1 điều là n2 ở các máy sản xuất N2 và bớm bánh xe chỉ đạt nồng độ 97-98% N2, chứ đừng đỏi hỏi 99,9% N2 nhé. vì máy muốn sản xuất được như vậy tiền đầu tư công nghệ tách không phải ít đâu, và không phải cái máy đặt một góc xưởng như bộ tháo lốp sản xuất được đâu nhá.
Nhưng nồng độ N2 97-98,5% là OK cho các Bác dùng để bơm lốp xe rồi vì nồng độ này chỉ còn lại 1 chút oxy và gần như không có nước.
Với tính chất ổn định về nhiệt độ và áp suất như vậy xe chạy dài sẽ an toàn hơn khi lái và phanh, khó nổ lốp khi chạy mùa hè, nhẹ xe, và tăng độ bền các chi tiết kim loại.
Còn xe 2b của em đã hơn 2 năm kể từ khi thay lốp mà vẫn chưa bị ăn đinh (cả trước, cả sau), 4, 5 tháng gì đó mới hơi phải bơm thêm hơi 1 lần. Mà nhà em cũng chỉ dùng khí nén thui à .Em chả hỉu bít gì về khoa học nhưng thấy thế này: con 2B (ga, bánh lớn) của em bơm cái anh Ni-tơ này từ mới, nay cũng gần 3 niên rồi, cứ khoảng 5-6 tháng mới thấy non đi 1 tý, lúc ấy em mới đi bơm lại
Cảm nhận thấy nhẹ xe hơn, chạy mượt lắm, mà lại chả lo non hay căng
Mà chả hiểu có phải duy tâm ko, hồi đầu năm nay thấy hơi non, em xì hết hơi và bơm hơi thường (vì chưa tiện qua chỗ bơm N2), y như rằng bị dính đinh ngay Sáng hôm sau chuẩn bị đi làm rồi mới bít, phải đẩy con xe ra đầu ngõ bơm tạm (200m, mệt gần chết), sau đó bỏ cả làm để phi thẳng lên Đích lốp để làm ngay..
Đến giờ, vẫn ngon, chả thấy dấu hiệu gì lạ cả
Chứng tỏ nhà Cụ hơi bị.....xuân, gặp đc 1 con lốp ngoan!Còn xe 2b của em đã hơn 2 năm kể từ khi thay lốp mà vẫn chưa bị ăn đinh (cả trước, cả sau), 4, 5 tháng gì đó mới hơi phải bơm thêm hơi 1 lần. Mà nhà em cũng chỉ dùng khí nén thui à .
Chứng tỏ nhà Cụ hơi bị.....xuân, gặp đc 1 con lốp ngoan!
Nhưng cái gì cũng có thời kỳ của nó. Trước đây em chạy con Pi X9, mua lại của người ta, lốp nó kém quá nên nghe lời bác thợ thay quả Destone của Thái (550k thời điểm cuối 2003, còn con Firelli theo xe là gần củ rưỡi) chạy ko ra cái gì, cảm giác lớp cao su dày ko đều nên xe bị nhẩy, vào cua thì thấy ghê ghê (X9 mà xòe nhẹ thì cũng.....ôi thôi ròi!)
Đúng là "tiếc tiền ko lại với Giời", vừa mới lắp (bơm N2 đàng hoàng) gần 2 tháng mà dính 5 hay 6 miếng vá (em toàn vá trong, thợ lởm khởm ko chuyên dòng Pi là đếch bít tháo thế nào hoặc tháo ra đc nhưng lắp vào lại nhầm), trong đó có 1 miếng vá dọc đường bị thẳng thợ vá dùi xiên lệch lỗ nên ko thể cứu đc - cố lết về HN vá trong cho đàng hoàng (miếng vá oto, to gần bằng bao thuốc) mà cũng chỉ 2 hôm là tèo. Ngậm đắng nuốt cay, chi ra 750K (bằng cả chỉ vàng) làm con Maxxis vào nó khác hẳn - chạy êm, bám đường tốt, ôm cua hơi bị.....tự tin nuôn.. ---> Lốp đã ko dính đinh thì thôi, đã dính rồi thì dính liên tục!
Kết luận của bản thân em - có điều kiện thì cứ lốp ngon mà xài, bơm N2 cho nó nhẹ lốp và luôn luôn lạy Giời cầu mong vớ đc con......lốp ngoan!
Em xin hết ạ!
Cảm ơn các Cụ đã đọc tâm sự của em!