- Biển số
- OF-760614
- Ngày cấp bằng
- 22/2/21
- Số km
- 274
- Động cơ
- 46,605 Mã lực
- Tuổi
- 31
Bác hiểu đơn giản thế này nhé :Rút phí đáo hạn thì chẳng còn mấy đồng. Mà thấy ông bà nào bán BH hoa hồng cũng cao vút, sang chảnh này kia. tiền mình ở đó chứ ở đâu. Ghét bh vậy đó.
Dòng tiền đáo hạn của bác sau này cao hay thấp phụ thuộc vào những yếu tố sau :
1. Mệnh giá bảo vệ của các quyền lợi bác tham gia trong hợp đồng -> mệnh giá bảo vệ càng cao thì phí rủi ro trừ để bảo vệ càng nhiều -> tiền còn lại đem đi đầu tư ít hơn -> dòng tiền đáo hạn cũng ít hơn
2. Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp và tình trạng sức khỏe của bác.
- Tham gia khi tuổi cao thì phí rủi ro sẽ rất cao, còn tuổi càng trẻ phí trừ càng ít (vì tuổi trẻ đánh giá ít rủi ro bệnh tật hơn)
- Nghề nghiệp càng ít rủi ro thì phí rủi ro trừ càng ít.
- Nam giới bao h phí rủi ro cũng cao hơn nữ giới
- Nếu sức khỏe tốt sẽ đc áp phí rủi ro ở mức cơ bản, còn có bệnh nền mà cty chấp nhận bảo vệ thì phí rủi ro trừ sẽ nhiều hơn
3. Phụ thuộc vào lãi suất thực tế của các cty qua các thời kỳ .
Vậy nên bác ko thể cho rằng vì cty trả hoa hồng cho tư vấn viên cao mà dòng tiền đáo hạn của KH thấp đc bác ạ, hoa hồng cho tư vấn chỉ trả cao năm đầu thôi, còn chỉ trả thêm 1 ít vào 2,3 năm nữa và cũng theo quy định của Bộ tài chính hết rồi. Phần hoa hồng này trả cho tư vấn để chăm sóc hđ cho KH trong suốt bao nhiêu năm hđ đó bác ạ, nghĩ là cao nhưng chia ra ko hề cao nhé, nó chỉ cao đối với những người chỉ làm bảo hiểm chộp giật nhận hoa hồng năm đầu xong nghỉ ko chăm sóc hđ mà thôi.
Mong những chia sẻ của em sẽ giúp bác hiểu hơn và bớt tiêu cực vs bảo hiểm.