- Biển số
- OF-566606
- Ngày cấp bằng
- 30/4/18
- Số km
- 1,719
- Động cơ
- 163,970 Mã lực
- Tuổi
- 37
Em có xem phong trào sách hóa nông thôn của một anh người Hà Tĩnh, anh ấy cố gắng xây dựng các tủ sách ở nông thôn. Nhưng xem ra không hiệu quả mấy, lí do là trẻ con nó chả cần lí do gì để đọc sách cả. Nghe thì có vẻ buồn cười, nhưng nếu chia làm nhóm, em thử chia ntn
Nhóm ham đọc sách.
a, Nhóm A: Nhóm này xuất phát bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ bố mẹ, từ nhỏ gia đình đã có tủ sách, bố hay mẹ hay đọc sách, nên trẻ tự học theo 1 cách tự nhiên. Nhóm này khá ít.
b, Nhóm B: Thường là nhóm quản lý cấp trung trở lên và các nhân viên văn phòng, thường xuyên đọc sách để tìm hiểu. Nhóm này giờ phát triển khá nhanh và rộng rãi.
c, Nhóm thích sách truyện kiếm hiệp, truyện dài, chuyện người lớn,....
Như vậy, những nhóm này khá nhỏ trong xã hội, không đủ gây nên nhóm lớn được. Nếu muốn nhanh đó là phải dùng TRƯỜNG HỌC để thay đổi. . Vâng, có những điều phải làm sau:
-Không nên coi sách giáo khoa là 1 cuốn sách hàn lâm, mặc định nó là đúng, học sinh chỉ cần học trong đó.
Điều này từ năm 1945 tới nay, theo em là sai lầm. SGK chỉ nên là nơi giới thiệu thôi, tại sao em lại nói như thế.
Ví dụ về môn Lịch sử. SGK cũng là tập hợp kiến thức các nguồn khác nhau, ví dụ Đại Việt sử ký toàn thư, Đại V thông sử, Lịch triều hiến chương loại chí...Nếu đúng bản chất của giáo dục, học sinh phải có thư viện có đủ các sách trên. Ví dụ khi đến bài Mai Thúc Loan, thì chúng phải vào thư viện, tra các sách mà thầy giáo gợi ý. Như Đại Việt sử ký toàn thư, rồi từ đó làm bài luận. Nhưng thử hỏi học sinh VN có biết ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ là cái sách gì ?
Về môn Địa lý, như Địa lý VN, đáng lẽ thầy giáo cũng phải gợi ý cho hs các sách của Đào Duy Anh hay Dư địa chí của N Trãi, hay các sách sử của triều Nguyễn. Đằng này ta cứ biên soạn sgk rồi đóng đinh vào đó là đúng thì cuối cùng lại sai bét cả.
Em hồi xưa học 1 môn mới, thầy giáo cũng mới dạy, toàn dùng sách của Kottler, ông thầy này cũng khá thẳng thắn là khuyên sinh viên đọc sách mà thầy gợi ý để tìm hiểu thêm. Đó là lần đầu em thấy 1 giảng sư ở VN giới thiệu sách cho sinh viên học Đơn giản là môn này Marketing hồi ấy mới mẻ về khái niệm.
Còn các môn khác tuyệt nhiên không hề, vậy họ lấy thông tin từ đâu ra ? Thì cũng phải từ các sách nổi tiếng chứ nhỉ ? Từ chỗ tra cứu đó, học sinh, sinh viên sẽ dần dần tự ham đọc sách, tự tìm hiểu thôi. Nên mới có chuyện ở VN ta, đơn giản như chuyện lịch sử, đa số đều nhận thức rất mơ hồ, vì không được thầy giáo hướng dẫn tham khảo các sách được coi là UY TÍN.
Vài lời góp ý thẳng thắn, tự thấy mình kém cỏi, mong cc góp ý và bỏ qua cho.
Nhóm ham đọc sách.
a, Nhóm A: Nhóm này xuất phát bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ bố mẹ, từ nhỏ gia đình đã có tủ sách, bố hay mẹ hay đọc sách, nên trẻ tự học theo 1 cách tự nhiên. Nhóm này khá ít.
b, Nhóm B: Thường là nhóm quản lý cấp trung trở lên và các nhân viên văn phòng, thường xuyên đọc sách để tìm hiểu. Nhóm này giờ phát triển khá nhanh và rộng rãi.
c, Nhóm thích sách truyện kiếm hiệp, truyện dài, chuyện người lớn,....
Như vậy, những nhóm này khá nhỏ trong xã hội, không đủ gây nên nhóm lớn được. Nếu muốn nhanh đó là phải dùng TRƯỜNG HỌC để thay đổi. . Vâng, có những điều phải làm sau:
-Không nên coi sách giáo khoa là 1 cuốn sách hàn lâm, mặc định nó là đúng, học sinh chỉ cần học trong đó.
Điều này từ năm 1945 tới nay, theo em là sai lầm. SGK chỉ nên là nơi giới thiệu thôi, tại sao em lại nói như thế.
Ví dụ về môn Lịch sử. SGK cũng là tập hợp kiến thức các nguồn khác nhau, ví dụ Đại Việt sử ký toàn thư, Đại V thông sử, Lịch triều hiến chương loại chí...Nếu đúng bản chất của giáo dục, học sinh phải có thư viện có đủ các sách trên. Ví dụ khi đến bài Mai Thúc Loan, thì chúng phải vào thư viện, tra các sách mà thầy giáo gợi ý. Như Đại Việt sử ký toàn thư, rồi từ đó làm bài luận. Nhưng thử hỏi học sinh VN có biết ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ là cái sách gì ?
Về môn Địa lý, như Địa lý VN, đáng lẽ thầy giáo cũng phải gợi ý cho hs các sách của Đào Duy Anh hay Dư địa chí của N Trãi, hay các sách sử của triều Nguyễn. Đằng này ta cứ biên soạn sgk rồi đóng đinh vào đó là đúng thì cuối cùng lại sai bét cả.
Em hồi xưa học 1 môn mới, thầy giáo cũng mới dạy, toàn dùng sách của Kottler, ông thầy này cũng khá thẳng thắn là khuyên sinh viên đọc sách mà thầy gợi ý để tìm hiểu thêm. Đó là lần đầu em thấy 1 giảng sư ở VN giới thiệu sách cho sinh viên học Đơn giản là môn này Marketing hồi ấy mới mẻ về khái niệm.
Còn các môn khác tuyệt nhiên không hề, vậy họ lấy thông tin từ đâu ra ? Thì cũng phải từ các sách nổi tiếng chứ nhỉ ? Từ chỗ tra cứu đó, học sinh, sinh viên sẽ dần dần tự ham đọc sách, tự tìm hiểu thôi. Nên mới có chuyện ở VN ta, đơn giản như chuyện lịch sử, đa số đều nhận thức rất mơ hồ, vì không được thầy giáo hướng dẫn tham khảo các sách được coi là UY TÍN.
Vài lời góp ý thẳng thắn, tự thấy mình kém cỏi, mong cc góp ý và bỏ qua cho.