Em đánh giá, nó có 3 nguyên nhân cơ bản sau:
1. Khí hậu, thời tiết:
- Khí hậu Ôn đới, 2 mùa: SG hay các vùng, nước khác có khí hậu ôn đới thì dân cư sống thoải mái và tản ra trải theo chiều rộng, mật độ dân cư thấp.
- Khí hậu Nhiệt đới, 4 mùa, nhất là mùa đông và mùa hè: Dân cư sống co cụm thành từng mảng, sử dụng các dịch vụ tiện ích, sum họp cộng đồng trong 1 phạm vi hẹp và mật độ dân cư cao hơn.
2. Dịch vụ, Hạ tầng xã hội
- Khi dân cư sống co cụm theo vùng địa lý, dẫn tới hạ tầng, dịch vụ tiện ích xã hội phát triển co cụm, không đồng đều, có sự chênh lệch khá lớn gwiax vùng đông dân cư (co cụm) và vùng thưa dân cư.
- Và ngược lại, khi dân cư sống thoải mái trải đều theo vùng địa lý, dẫn tới hạ tầng, dịch vụ tiện ích xã hội phát triển rộng và đồng đều hơn mà không có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng dân cư, do đó thì người ta cũng tháy thoải mái và hạ tầng dịch vụ xã hội đáp ứng được ở các vùng trải rộng địa lý hơn.
3. Công việc và nghề nghiệp:
- HN: 2 chục năm về trước: các vùng đô thị chỉ đến Cầu giấy, Hoàng Quốc Việt, Huỳnh Thúc Kháng, Định Công, bên này bờ sông Hồng trở vào nội đô, còn từ các biên đó trở ra ngoài thì là làng xã với dân làng co cụm (mà đến nay 2020, dấu vết làng xã vẫn còn đặc trưng như làng Nhân Chính, Yên Hòa, Đại Mỗ, Phùng Khoang, Mễ Trì, Phú Đô, Đại Từ, Triều Khúc,....) với cánh đồng lúa bát ngát, các làng nghề thuần nông nghiệp như: Nhân Chính, Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Long Biên, Đại Kim,... 2 mùa lúa ngô khoai sắn,...
- SG: Vốn dĩ dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp phát triển trải rộng, dân cư thoải mái sống và làm dịch vụ cho nhau, sử dụng dịch vụ, sản phẩm của nhau,... khá thoải mái, nên dân cư tản mát trải rộng