Một ngày tháng 9 năm 1919, Phòng Chiến tranh Chính trị ra lệnh cho Hitler dò xét một nhóm chính trị nhỏ tự gọi là **** Lao động Đức. Quân đội luôn tỏ ra nghi ngờ các **** phái của công nhân vì họ thường theo cánh Xã hội hoặc Cộng sản, nhưng tin rằng nhóm này có thể khác. Hitler không hề biết gì về **** này, nhưng quen biết với một người sẽ phát biểu trong buổi họp của **** mà ông được lệnh tìm hiểu.
Vài tuần trước, trong một buổi học tập chính trị do Quân đội tổ chức, Hitler được nghe bài phát biểu của Gottfried Feder, kỹ sư xây dựng và cũng là chuyên gia kinh tế lập dị. Ông này bị ám ảnh với ý nghĩ rằng tư bản "đầu cơ" thay vì tư bản "sáng tạo" hoặc tư bản "sản xuất" là cội rễ của mọi vấn nạn kinh tế của Đức. Là người không biết gì về kinh tế, Hitler có ấn tượng mạnh với bài phát biểu của Feder.
Mẫu thẻ **** tiêu chuẩn của năm 1939
Nhưng khởi đầu Hitler không nhận ra tầm quan trọng gì ở **** Lao động Đức. Ông đi đến buổi họp của **** này chỉ vì được phái đến, và sau khi đã ngồi nghe suốt một buổi chán ngắt với khoảng 25 người tham dự, ông không có ấn tượng tốt. Ông kể:
Đấy là một tổ chức mới giống như bao tổ chức khác. Đây là thời kỳ mà bất kỳ ai bất mãn với thời cuộc... đều cảm thấy cần thành lập một **** mới. Đâu đâu cũng thấy **** mới mọc lên rồi lặng lẽ biến mất. Tôi nghĩ **** Lao động Đức cũng không khác gì.
Sau khi Feder đã phát biểu xong, Hitler chuẩn bị ra về, thì có một "giáo sư" đứng lên, cật vấn ý kiến của Feder rồi đề nghị Bayern nên tách ra khỏi nước Đức và lập một nước Nam Đức mới cùng với Áo. Đấy là ý tưởng phổ biến ở München thời bấy giờ, nhưng Hitler tỏ ra giận dữ và đứng lên để cho nhà trí thức kia đôi điều suy nghĩ. Dường như Hitler nói một cách mạnh mẽ đến nỗi vị "giáo sư" rời bỏ phòng họp "như chó cụp đuôi", trong khi cả hội trường nhìn anh trai trẻ với "vẻ mặt kinh ngạc". Một người – mà Hitler kể lúc ấy không nghe rõ tên – dúi một quyển sách nhỏ vào tay Hitler.
Người này có tên là Anton Drexler, làm thợ rèn, có thể nói là người thật sự sáng lập **** Quốc xã. Không viết giỏi và không có tài ăn nói, năm 1918 ông đã thành lập "Ủy ban Công nhân Độc lập" để chống lại chủ nghĩa Mác-xít trong các nghiệp đoàn và để dấy động nền hòa bình "công tâm" cho Đức. Thật ra, tổ chức này là chi nhánh của một hiệp hội có tên rất dài (nước Đức lúc ấy và cho đến năm 1933 có đầy rẫy những đoàn thể mang tên dài dòng như thế).
Drexler không bao giờ kết nạp được hơn 40 thành viên, và vào năm 1919 ông sáp nhập tổ chức của mình với một nhóm tương tự của một nhà báo tên Karl Harrer. Tổ chức mới mang tên **** Lao động Đức, chỉ có không đến 100 **** viên, do Harrer làm chủ tịch ****. Hitler đánh giá Harrer là con người "trung thực" và "chắc chắn có nền giáo dục rộng" nhưng lấy làm tiếc là thiếu "thiên bẩm về hùng biện".
Sáng hôm sau, nằm trong doanh trại quân đội, Hitler mở quyển sách mà Drexler trao cho. Ông mô tả chi tiết việc này trong quyển Mein Kampf. Ông ngạc nhiên nhận thấy quyển sách thể hiện nhiều ý tưởng hay mà chính ông đã tiếp thu trong nhiều năm. Mục đích chính của Drexler là gây dựng một **** chính trị dựa trên giai cấp công nhân, nhưng không giống như **** Dân chủ Xã hội, **** này phải thiên mạnh về chủ nghĩa quốc gia. Drexler bất mãn với tinh thần của giai cấp trung lưu vốn dường như xa rời quần chúng. Như ta đã biết, ở Wien Hitler đã có cảm nghĩ khinh bỉ giới tư sản với cùng lý do – không quan tâm đến giới công nhân và những vấn nạn xã hội. Vì thế, ý tưởng của Drexler rất hợp với Hitler.
Thẻ **** viên của Hitler khi tham gia vào **** Lao Động Đức (DAP), cũng là tiền thân của **** Quốc Xã (NSDAP) sau này.
Chiều ngày ấy, Hitler cảm thấy kinh ngạc khi nhận được một bưu thiếp cho biết ông đã được chấp nhận gia nhập **** Lao động Đức.