Khó thì chuyển về bất khả kháng.
Thành ngữ: giá áo túi cơm
Nghĩa: chỉ kẻ vô dụng, không biết tư duy, không tích sự gì, chỉ như cái giá mắc áo và cái túi đựng cơm, toàn làm chuyện le ve, không công to việc lớn được.
“Phong trần mài một lưỡi gươm
Những loài giá áo, túi cơm sá gì”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Giai thoại (chắt góp từ Internet):
Thời Ngũ Đại, có một người tên là Mã Ân, Mã Ân nguyên trước chỉ là một vị quan võ nhỏ, bộ hạ của quan Vũ An Tiết Độ Sứ đời Đường là Lưu Kiến Phong. Rồi sau, Lưu Kiến Phong bị bộ hạ giết, Mã Ân được tôn lên làm Thống soái.
Rồi đến khi Chu Ôn soán được thiên hạ của nhà Đường, đổi quốc hiệu là Lương (sử gọi là nhà Hậu Lương), thì Mã Ân được phong làm Sở Vương, làm chủ cả một dải đất Đông Bắc tỉnh Hồ Nam và Quảng Tây, quyền uy lừng lẫy một thời.
Nhưng Mã Ân thật sự lại chỉ là một kẻ tầm thường, bất tài, chuyên lo hưởng thụ, người đương thời rất khinh thường Mã Ân, và gọi Mã Ân là “
Tửu nang phạn đại“, ý nói rằng Mã Ân chỉ là
cái túi để chứa rượu, đựng cơm mà thôi.
Về sau, người đời biến “
Tửu nang phạn đại” thành
thành ngữ để chỉ hạng người bất tài vô đức, không giúp gì được cho quốc gia xã hội, trái lại chỉ chạy theo lợi danh, mưu cầu cơm áo cho mình mà thôi.