- Biển số
- OF-96407
- Ngày cấp bằng
- 22/5/11
- Số km
- 6,554
- Động cơ
- 445,839 Mã lực
Với các trường ĐH, em thấy Tàu (và Thái nữa, Thái em mới đến 1 trường, nên không dám khẳng định) nó làm theo cách khá hay:
Trường như một thành phố nhỏ, SV, giảng viên, cán bộ có thể không phải ra ngoài: Khu giảng đường, khu vườn hoa, khu vui chơi, thể thao, khu dịch vụ (siêu thị, ngân hàng, khách sạn, bv, cửa hàng), khu nhà ở (kí túc xá, nhà ở TTS, NCS, căn hộ công vụ cho giảng viên, cán bộ)...
Các trường ĐH của nó có đủ chỗ ở, kí túc xá cho SV, kể cả cho SV, TTS, NCS ngoại quốc, khách quốc tế đến có khách sạn của trường, làm việc chỉ đi bộ trong phạm vi 1km, hoặc có xe điện nội bộ. Cán bộ giảng viên có chế độ nhà công vụ, đến trường công tác là được phân nhà, GS được căn hộ to hơn giảng viên thường. Người ta hay xin việc cả vợ chồng về một trường và trường nếu được thường sắp xếp công việc cho cả vợ chồng. Chuyển trường thì trả lại nhà. Xung quanh trường thường có tường bao bọc, rất riêng biệt, có cảm giác kinh viện, có mấy cổng để ra ngoài, có các bến xe bus ở các cổng trường, thường có luôn cả bến metro.
Như vậy giảm đáng kể nhu cầu đi lại của sv, cán bộ.
Đối với mình, theo em lâu nay quy hoạch lộn xộn, chứ buổi đầu cũng như Tàu. Các trường ĐH của mình thoạt đầu cũng được bố trí theo kiểu như thế, song với thời gian bị phá hết. Ví dụ: Bách khoa xưa cũng ngăn nắp sau bị các cơ quan khác, từ bộ chủ quản (ĐH) đến cơ quan công an, các viện... chia sẻ, các trường con tách ra từ BK, trường ĐH mới mở mỗi trường xâu xé một vài mảnh... các khu dân cư thì mua đi bán lại, dân tứ xứ đến ở, các đất công cộng bị lấn chiếm làm nhà rồi hợp thức hóa...
Hà Nội nên phát triển loại xe đưa đón cán bộ, nhân viên, để giảm bớt xe máy, xe tư nhân. NN nên có chính sách khuyến khích các công ty xây căn hộ cho thuê, tiện nghi và hiện đại giúp người đi làm dễ dàng chuyển đến gần nơi làm việc, khả năng kiếm việc làm mở ra hơn, giảm nhu cầu đi lại. Việc sở hữu nhà là tập quán của dân mình (có nhà mới yên tâm - an cư lạc nghiệp), nó khiến người ta lệ thuộc vào chỗ ở, phí một khoản tiền lớn lẽ ra có thể đầu tư cho học tập, du lịch.
Trường như một thành phố nhỏ, SV, giảng viên, cán bộ có thể không phải ra ngoài: Khu giảng đường, khu vườn hoa, khu vui chơi, thể thao, khu dịch vụ (siêu thị, ngân hàng, khách sạn, bv, cửa hàng), khu nhà ở (kí túc xá, nhà ở TTS, NCS, căn hộ công vụ cho giảng viên, cán bộ)...
Các trường ĐH của nó có đủ chỗ ở, kí túc xá cho SV, kể cả cho SV, TTS, NCS ngoại quốc, khách quốc tế đến có khách sạn của trường, làm việc chỉ đi bộ trong phạm vi 1km, hoặc có xe điện nội bộ. Cán bộ giảng viên có chế độ nhà công vụ, đến trường công tác là được phân nhà, GS được căn hộ to hơn giảng viên thường. Người ta hay xin việc cả vợ chồng về một trường và trường nếu được thường sắp xếp công việc cho cả vợ chồng. Chuyển trường thì trả lại nhà. Xung quanh trường thường có tường bao bọc, rất riêng biệt, có cảm giác kinh viện, có mấy cổng để ra ngoài, có các bến xe bus ở các cổng trường, thường có luôn cả bến metro.
Như vậy giảm đáng kể nhu cầu đi lại của sv, cán bộ.
Đối với mình, theo em lâu nay quy hoạch lộn xộn, chứ buổi đầu cũng như Tàu. Các trường ĐH của mình thoạt đầu cũng được bố trí theo kiểu như thế, song với thời gian bị phá hết. Ví dụ: Bách khoa xưa cũng ngăn nắp sau bị các cơ quan khác, từ bộ chủ quản (ĐH) đến cơ quan công an, các viện... chia sẻ, các trường con tách ra từ BK, trường ĐH mới mở mỗi trường xâu xé một vài mảnh... các khu dân cư thì mua đi bán lại, dân tứ xứ đến ở, các đất công cộng bị lấn chiếm làm nhà rồi hợp thức hóa...
Hà Nội nên phát triển loại xe đưa đón cán bộ, nhân viên, để giảm bớt xe máy, xe tư nhân. NN nên có chính sách khuyến khích các công ty xây căn hộ cho thuê, tiện nghi và hiện đại giúp người đi làm dễ dàng chuyển đến gần nơi làm việc, khả năng kiếm việc làm mở ra hơn, giảm nhu cầu đi lại. Việc sở hữu nhà là tập quán của dân mình (có nhà mới yên tâm - an cư lạc nghiệp), nó khiến người ta lệ thuộc vào chỗ ở, phí một khoản tiền lớn lẽ ra có thể đầu tư cho học tập, du lịch.