- Biển số
- OF-481687
- Ngày cấp bằng
- 3/1/17
- Số km
- 2,617
- Động cơ
- 231,027 Mã lực
- Tuổi
- 49
Hòa thượng Tịnh Không có cách nhìn rất khác về việc xây chùa to lớn, không phải cứ xây chùa to lớn là có phước mà phụ thuộc vào số lượng và chất lượng người tu đạo trong đó (Bao gồm cả tăng chúng xuất gia và phật tử tại gia):
Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Kí
Phẩm thứ 10: Nhân Duyên và So Sánh Công đức Bố thí, Tập 36
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Singapore
Ngày nay bố thí tháp tự của Phật, bố thí đạo tràng của Phật, trước tiên bạn phải quan sát chỗ đó thật sự có ‘đạo’ hay không? Xây đạo tràng, tôi đã từng nói với các bạn đồng tu, từ xưa đến nay không phải nói xây đạo tràng [xong rồi] đi khắp nơi tìm người tu hành, không phải vậy. Đó là phan duyên chẳng được phước. Phải tu như thế nào? Nhìn thấy có người thật sự tu đạo thì bạn xây đạo tràng cho họ, phước báo như vậy mới lớn. Dùng khả năng của bạn để giúp họ, thành tựu cho họ, đó là phước báo chân thật.
Ngày nay chúng ta đích thật thấy có một số đạo tràng không đúng như pháp, hầu như nơi đâu cũng có đạo tràng không đúng pháp, đạo tràng được xây cho thật huy hoàng, tráng lệ, nhưng trong đó không làm việc đạo, chỉ có vài người ở trong đó hưởng phước, ở trong đó tạo nghiệp, vậy thì chúng ta bố thí cúng dường là giúp cho họ tạo nghiệp, bạn còn có phước hay sao? Họ tạo nghiệp là do bạn giúp họ, khi họ đọa lạc thì bạn cũng phải liên lụy. Đến lúc đó bạn lại hủy báng Tam Bảo, [bạn nói] ‘Trong kinh Địa Tạng nói rõ ràng rằng bố thí tháp tự, đúc hình tượng được phước nhưng tôi [làm xong lại] bị ác báo, lời Phật nói không linh’, do đó bạn báng Phật, báng Pháp, báng Tăng, tạo tội nghiệp nặng thêm, [đến nỗi] đọa địa ngục A Tỳ. Phật chẳng nói sai, mà vì bạn hiểu sai ý nghĩa, đây là việc chúng ta nhất định phải hiểu rõ ràng. Phần trước nói về bố thí cho người nghèo hèn chẳng có vấn đề, phần này nói về bố thí tháp tự có vấn đề, phải [bố thí cho nơi] thật sự có người tu đạo [thì mới không có vấn đề]. Làm thế nào để bố thí cúng dường đúng như lý như pháp? [Thí dụ] ở chỗ này có hai ba người tu hành, xây cho họ một túp lều tranh nhỏ là được rồi, người ít không cần phải có chỗ rộng lớn; nói một cách khác, đạo tràng lớn hay nhỏ, hình thức phải thích hợp với sự làm việc đạo của họ, như vậy là đúng như pháp. Nếu vượt trội hơn, [thí dụ] nơi đó chỉ có vài người tu hành lại đi xây một đạo tràng rất lớn, vậy thì sẽ có lỗi. Tại sao? Đạo tràng lớn như vậy nếu trong đó chỉ có năm, sáu người ở, thời gian quét dọn mỗi ngày còn không đủ, không phải là bạn làm cho người ta mệt tới chết hay sao, họ có thời gian ở đâu nữa mà tu hành? Chúng tôi đã thấy đạo tràng rất lớn, rất trang nghiêm, khi hỏi ở đó có bao nhiêu vị? Họ nói có năm, sáu người. Làm sao có thể quét dọn? Có nhiều gian nhà phải đóng kín lại, vì chẳng có thời gian quét dọn, một năm chỉ mở mấy lần để làm pháp sự, tìm vài tín đồ giúp đỡ dọn dẹp, lúc thường ngày thì chẳng dùng tới. Như vậy thì không đúng như pháp.
Cho nên trong thời đại, giai đoạn hiện nay, việc tu phước nào trong nhà Phật quan trọng? Huấn luyện, đào tạo nhân tài hoằng pháp. Trước kia có thể bố thí tháp tự, cúng dường tượng Phật có đại phước báo, vì xã hội đại chúng đều có nhận thức về Phật pháp, đều hiểu rõ, đều có tâm cung kính, vậy thì phước báo mới lớn. Tu phước trong nhà Phật, chúng ta phải nhận thức rõ ràng, thời xưa Phật pháp có thể tuyên dương, mở rộng phổ biến vì xã hội đại chúng đều có nhận thức về Phật pháp, đều biết tôn kính, sự cung kính này vượt trội hơn phần đông những người trong thế gian. Nói thật ra tín đồ cung kính Phật, Bồ Tát còn hơn cha mẹ, hơn những người tôn trưởng, nguyên nhân là do vua chúa thời xưa đề xướng, vua hết lòng học tập, Phật, Bồ Tát là thầy của vua, người dân tôn kính nhà vua thì đương nhiên phải tôn kính thầy của vua, có thể có tâm cung kính này thì được phước. Thay đổi tâm tôn kính Phật, Bồ Tát thành cung kính xã hội đại chúng, tôn kính hết thảy chúng sanh, đó là học theo Phật, Bồ Tát, do đó phước báo của sự tu phước này mới lớn. Hiện nay Phật pháp đã suy thoái, đặc biệt là hai trăm năm gần đây, nền giáo dục Phật Đà đã biến thành tôn giáo, xã hội đại chúng coi Phật pháp là mê tín, nhìn thấy chùa miếu đều là mê cung, thấy hình tượng Phật, Bồ Tát là ngẫu tượng. Nói một cách khác chẳng có tâm cung kính gì hết, không những chẳng có tâm cung kính, còn giúp họ tạo nghiệp. Do đó có thể biết, ngày nay xây tháp tự, tạo tượng Phật, xã hội đại chúng cho rằng bạn đề xướng mê tín, thì làm sao tu phước được? Xã hội đại chúng phải hiểu Phật pháp là gì, phải hiểu rõ Phật pháp đích thật có ích lợi cho chúng ta, lúc đó khi bạn cúng dường tháp tự, đúc tượng Phật thì mới có công đức. Làm việc này bạn có thể có phước hay không thì phải coi phản ứng của xã hội đại chúng, coi nhận thức của xã hội đại chúng, mọi người nghĩ thử coi có lý hay không? Do đó muốn thật sự tu phước thì phải lay tỉnh xã hội đại chúng.
Tháp là nơi giữ xá lợi của đức Phật. Đây là kỷ niệm, niệm niệm đều chẳng quên ân đức của Phật, [tháp] dạy cho người ta tri ân báo ân, là có ý nghĩa như vậy. Xây chùa (Tự), chùa là gì? Phía trước đã nói với quý vị, ‘Tự’ là cơ cấu làm việc. Làm việc gì? Làm việc giáo dục Phật Đà, việc dạy học của Phật. Nếu chỗ này không làm việc giáo dục Phật Đà, chẳng làm việc dạy học của Phật thì không thể gọi là ‘Tự’. Đúc tạo hình tượng của Phật, Bồ Tát có hai ý nghĩa: Thứ nhất là quay về cội nguồn báo ân (phản bổn báo thỉ), thứ hai là nhìn thấy thánh hiền mong sao cho bằng (kiến hiền tư tề). Nhìn thấy tượng Phật, Bồ Tát, thấy Quán Âm Bồ Tát thì lập tức phải nghĩ mình phải khởi tâm đại từ đại bi đối với hết thảy chúng sanh, mình phải học Quán Âm, phải học theo Quán Âm Bồ Tát. Khi người ta nhìn thấy tượng Quán Âm Bồ Tát có thể sanh lên ý niệm này hay không? Nếu có thể sanh lên ý niệm này thì phước báo bạn tạo tượng sẽ rất lớn, nếu không thể khởi lên ý niệm này thì phước bạn tạo sẽ rất nhỏ.
Nhìn thấy hình tượng Địa Tạng Bồ Tát lập tức nghĩ mình phải hiếu thuận cha mẹ, phụng sự sư trưởng, liền nghĩ đến lời dạy trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, dùng hình tượng này nhắc nhở chúng ta. Nếu không hiểu được ý nghĩa này, khi nhìn thấy ‘thần tượng’ của Địa Tạng Bồ Tát, đi đến đó thắp nhang, đi bố thí, cúng dường, cầu Phật, Bồ Tát gia bị, che chở thăng quan, phát tài, vậy là sai rồi, đó là mê tín! Hoàn toàn sai lầm. Vậy thì bạn làm sao được phước nổi? Do đó có thể biết, tu phước trong nhà Phật nhất định phải hiểu rõ Phật pháp, thật sự thấu hiểu. Ai giải thích cho xã hội đại chúng? Phải có một số đại đức xuất gia, tại gia thật sự hiểu rõ, đi giảng kinh thuyết pháp trong xã hội đem những đạo lý, chân tướng sự thật này giảng rõ ràng, rành rẽ để cho xã hội đại chúng không đến nỗi hiểu lầm, hiểu sai, sau đó bạn bố thí cúng dường mới có phước. Đây là việc mà chúng ta hiện nay nhất định phải nói rõ ràng, giảng rành rẽ, không thể hiểu lầm. Trong Phật pháp tuyệt đối chẳng có mê tín, nhưng những hình tượng hiện nay đích thật có quá nhiều mê tín.
Xin xem tiếp đoạn kinh sau đây:
Thị quốc vương đẳng đương đắc tam kiếp vi Đế Thích thân, thọ thắng diệu lạc.
是國王等當得三劫為帝釋身。受勝妙樂。
Thì các Quốc Vương đó sẽ được trong ba kiếp làm thân Ðế Thích, thọ hưởng sự vui sướng thù thắng, vi diệu.
Đây là nói về phước báo có được từ sự bố thí. Ba kiếp là ba tiểu kiếp(3 x 16 triệu 798 ngàn năm), cũng rất khó được, phước báo này đã rất lớn rồi! ‘Ba kiếp đều làm Đế Thích’, người Trung Quốc gọi là Ngọc Hoàng đại đế, Ngài đến cung trời Đao Lợi làm thiên vương. Cho nên có rất nhiều người đọc đoạn kinh này xong rồi u mê, đi khắp nơi xây tháp, xây chùa, đúc tượng Phật, cầu mong đời sau có thể sanh làm vua ở cõi trời Đao Lợi, có thể làm được không? Vậy thì phải đánh rất nhiều dấu hỏi. Mọi người hãy suy nghĩ kỹ về đoạn tôi vừa nói, ngày nay trong nhà Phật tu phước, đề xướng giáo dục Phật Đà, đây mới thật sự là tu phước, thật sự có những người nhiệt tâm làm công tác này, chúng ta giúp họ xây dựng đạo tràng, hoằng dương Phật pháp. Chúng ta phải nhận rõ từ bản thân đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các đệ tử của Ngài, kể cả những đệ tử xuất gia, tại gia chúng ta ngày nay. Đặc biệt là người xuất gia, họ đích thật là thân phận gì, chúng ta phải xác định vị trí, khẳng định [vai trò] cho họ, họ là người làm công tác giáo dục xã hội, đây là thân phận của họ, việc họ làm là giáo dục xã hội. Vả lại việc họ làm đều là giáo dục thiện nguyện, giảng kinh thuyết pháp tức là dạy học, phần đông người dạy trong trường học còn tính giờ, lãnh tiền lương. Còn những người Phật tử xuất gia, giảng kinh thuyết pháp cho đại chúng chẳng có lương bổng, chẳng có tính tiền từng giờ, chẳng mong cầu gì cả, cho nên đây là việc giáo dục xã hội thiện nguyện. Nếu chúng ta dùng nhãn quan này để xem xét thì bạn sẽ thật sự khởi tâm cung kính đối với những người làm công tác giáo dục xã hội này, tại sao vậy? Người khác làm không nổi, nói theo cách thông thường thì họ thật sự hy sinh, cống hiến. Lúc đi học rất cực khổ, sau khi học xong phục vụ cho xã hội cũng rất cực khổ, cả đời vĩnh
Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Kí
Phẩm thứ 10: Nhân Duyên và So Sánh Công đức Bố thí, Tập 36
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Singapore
Ngày nay bố thí tháp tự của Phật, bố thí đạo tràng của Phật, trước tiên bạn phải quan sát chỗ đó thật sự có ‘đạo’ hay không? Xây đạo tràng, tôi đã từng nói với các bạn đồng tu, từ xưa đến nay không phải nói xây đạo tràng [xong rồi] đi khắp nơi tìm người tu hành, không phải vậy. Đó là phan duyên chẳng được phước. Phải tu như thế nào? Nhìn thấy có người thật sự tu đạo thì bạn xây đạo tràng cho họ, phước báo như vậy mới lớn. Dùng khả năng của bạn để giúp họ, thành tựu cho họ, đó là phước báo chân thật.
Ngày nay chúng ta đích thật thấy có một số đạo tràng không đúng như pháp, hầu như nơi đâu cũng có đạo tràng không đúng pháp, đạo tràng được xây cho thật huy hoàng, tráng lệ, nhưng trong đó không làm việc đạo, chỉ có vài người ở trong đó hưởng phước, ở trong đó tạo nghiệp, vậy thì chúng ta bố thí cúng dường là giúp cho họ tạo nghiệp, bạn còn có phước hay sao? Họ tạo nghiệp là do bạn giúp họ, khi họ đọa lạc thì bạn cũng phải liên lụy. Đến lúc đó bạn lại hủy báng Tam Bảo, [bạn nói] ‘Trong kinh Địa Tạng nói rõ ràng rằng bố thí tháp tự, đúc hình tượng được phước nhưng tôi [làm xong lại] bị ác báo, lời Phật nói không linh’, do đó bạn báng Phật, báng Pháp, báng Tăng, tạo tội nghiệp nặng thêm, [đến nỗi] đọa địa ngục A Tỳ. Phật chẳng nói sai, mà vì bạn hiểu sai ý nghĩa, đây là việc chúng ta nhất định phải hiểu rõ ràng. Phần trước nói về bố thí cho người nghèo hèn chẳng có vấn đề, phần này nói về bố thí tháp tự có vấn đề, phải [bố thí cho nơi] thật sự có người tu đạo [thì mới không có vấn đề]. Làm thế nào để bố thí cúng dường đúng như lý như pháp? [Thí dụ] ở chỗ này có hai ba người tu hành, xây cho họ một túp lều tranh nhỏ là được rồi, người ít không cần phải có chỗ rộng lớn; nói một cách khác, đạo tràng lớn hay nhỏ, hình thức phải thích hợp với sự làm việc đạo của họ, như vậy là đúng như pháp. Nếu vượt trội hơn, [thí dụ] nơi đó chỉ có vài người tu hành lại đi xây một đạo tràng rất lớn, vậy thì sẽ có lỗi. Tại sao? Đạo tràng lớn như vậy nếu trong đó chỉ có năm, sáu người ở, thời gian quét dọn mỗi ngày còn không đủ, không phải là bạn làm cho người ta mệt tới chết hay sao, họ có thời gian ở đâu nữa mà tu hành? Chúng tôi đã thấy đạo tràng rất lớn, rất trang nghiêm, khi hỏi ở đó có bao nhiêu vị? Họ nói có năm, sáu người. Làm sao có thể quét dọn? Có nhiều gian nhà phải đóng kín lại, vì chẳng có thời gian quét dọn, một năm chỉ mở mấy lần để làm pháp sự, tìm vài tín đồ giúp đỡ dọn dẹp, lúc thường ngày thì chẳng dùng tới. Như vậy thì không đúng như pháp.
Cho nên trong thời đại, giai đoạn hiện nay, việc tu phước nào trong nhà Phật quan trọng? Huấn luyện, đào tạo nhân tài hoằng pháp. Trước kia có thể bố thí tháp tự, cúng dường tượng Phật có đại phước báo, vì xã hội đại chúng đều có nhận thức về Phật pháp, đều hiểu rõ, đều có tâm cung kính, vậy thì phước báo mới lớn. Tu phước trong nhà Phật, chúng ta phải nhận thức rõ ràng, thời xưa Phật pháp có thể tuyên dương, mở rộng phổ biến vì xã hội đại chúng đều có nhận thức về Phật pháp, đều biết tôn kính, sự cung kính này vượt trội hơn phần đông những người trong thế gian. Nói thật ra tín đồ cung kính Phật, Bồ Tát còn hơn cha mẹ, hơn những người tôn trưởng, nguyên nhân là do vua chúa thời xưa đề xướng, vua hết lòng học tập, Phật, Bồ Tát là thầy của vua, người dân tôn kính nhà vua thì đương nhiên phải tôn kính thầy của vua, có thể có tâm cung kính này thì được phước. Thay đổi tâm tôn kính Phật, Bồ Tát thành cung kính xã hội đại chúng, tôn kính hết thảy chúng sanh, đó là học theo Phật, Bồ Tát, do đó phước báo của sự tu phước này mới lớn. Hiện nay Phật pháp đã suy thoái, đặc biệt là hai trăm năm gần đây, nền giáo dục Phật Đà đã biến thành tôn giáo, xã hội đại chúng coi Phật pháp là mê tín, nhìn thấy chùa miếu đều là mê cung, thấy hình tượng Phật, Bồ Tát là ngẫu tượng. Nói một cách khác chẳng có tâm cung kính gì hết, không những chẳng có tâm cung kính, còn giúp họ tạo nghiệp. Do đó có thể biết, ngày nay xây tháp tự, tạo tượng Phật, xã hội đại chúng cho rằng bạn đề xướng mê tín, thì làm sao tu phước được? Xã hội đại chúng phải hiểu Phật pháp là gì, phải hiểu rõ Phật pháp đích thật có ích lợi cho chúng ta, lúc đó khi bạn cúng dường tháp tự, đúc tượng Phật thì mới có công đức. Làm việc này bạn có thể có phước hay không thì phải coi phản ứng của xã hội đại chúng, coi nhận thức của xã hội đại chúng, mọi người nghĩ thử coi có lý hay không? Do đó muốn thật sự tu phước thì phải lay tỉnh xã hội đại chúng.
Tháp là nơi giữ xá lợi của đức Phật. Đây là kỷ niệm, niệm niệm đều chẳng quên ân đức của Phật, [tháp] dạy cho người ta tri ân báo ân, là có ý nghĩa như vậy. Xây chùa (Tự), chùa là gì? Phía trước đã nói với quý vị, ‘Tự’ là cơ cấu làm việc. Làm việc gì? Làm việc giáo dục Phật Đà, việc dạy học của Phật. Nếu chỗ này không làm việc giáo dục Phật Đà, chẳng làm việc dạy học của Phật thì không thể gọi là ‘Tự’. Đúc tạo hình tượng của Phật, Bồ Tát có hai ý nghĩa: Thứ nhất là quay về cội nguồn báo ân (phản bổn báo thỉ), thứ hai là nhìn thấy thánh hiền mong sao cho bằng (kiến hiền tư tề). Nhìn thấy tượng Phật, Bồ Tát, thấy Quán Âm Bồ Tát thì lập tức phải nghĩ mình phải khởi tâm đại từ đại bi đối với hết thảy chúng sanh, mình phải học Quán Âm, phải học theo Quán Âm Bồ Tát. Khi người ta nhìn thấy tượng Quán Âm Bồ Tát có thể sanh lên ý niệm này hay không? Nếu có thể sanh lên ý niệm này thì phước báo bạn tạo tượng sẽ rất lớn, nếu không thể khởi lên ý niệm này thì phước bạn tạo sẽ rất nhỏ.
Nhìn thấy hình tượng Địa Tạng Bồ Tát lập tức nghĩ mình phải hiếu thuận cha mẹ, phụng sự sư trưởng, liền nghĩ đến lời dạy trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, dùng hình tượng này nhắc nhở chúng ta. Nếu không hiểu được ý nghĩa này, khi nhìn thấy ‘thần tượng’ của Địa Tạng Bồ Tát, đi đến đó thắp nhang, đi bố thí, cúng dường, cầu Phật, Bồ Tát gia bị, che chở thăng quan, phát tài, vậy là sai rồi, đó là mê tín! Hoàn toàn sai lầm. Vậy thì bạn làm sao được phước nổi? Do đó có thể biết, tu phước trong nhà Phật nhất định phải hiểu rõ Phật pháp, thật sự thấu hiểu. Ai giải thích cho xã hội đại chúng? Phải có một số đại đức xuất gia, tại gia thật sự hiểu rõ, đi giảng kinh thuyết pháp trong xã hội đem những đạo lý, chân tướng sự thật này giảng rõ ràng, rành rẽ để cho xã hội đại chúng không đến nỗi hiểu lầm, hiểu sai, sau đó bạn bố thí cúng dường mới có phước. Đây là việc mà chúng ta hiện nay nhất định phải nói rõ ràng, giảng rành rẽ, không thể hiểu lầm. Trong Phật pháp tuyệt đối chẳng có mê tín, nhưng những hình tượng hiện nay đích thật có quá nhiều mê tín.
Xin xem tiếp đoạn kinh sau đây:
Thị quốc vương đẳng đương đắc tam kiếp vi Đế Thích thân, thọ thắng diệu lạc.
是國王等當得三劫為帝釋身。受勝妙樂。
Thì các Quốc Vương đó sẽ được trong ba kiếp làm thân Ðế Thích, thọ hưởng sự vui sướng thù thắng, vi diệu.
Đây là nói về phước báo có được từ sự bố thí. Ba kiếp là ba tiểu kiếp(3 x 16 triệu 798 ngàn năm), cũng rất khó được, phước báo này đã rất lớn rồi! ‘Ba kiếp đều làm Đế Thích’, người Trung Quốc gọi là Ngọc Hoàng đại đế, Ngài đến cung trời Đao Lợi làm thiên vương. Cho nên có rất nhiều người đọc đoạn kinh này xong rồi u mê, đi khắp nơi xây tháp, xây chùa, đúc tượng Phật, cầu mong đời sau có thể sanh làm vua ở cõi trời Đao Lợi, có thể làm được không? Vậy thì phải đánh rất nhiều dấu hỏi. Mọi người hãy suy nghĩ kỹ về đoạn tôi vừa nói, ngày nay trong nhà Phật tu phước, đề xướng giáo dục Phật Đà, đây mới thật sự là tu phước, thật sự có những người nhiệt tâm làm công tác này, chúng ta giúp họ xây dựng đạo tràng, hoằng dương Phật pháp. Chúng ta phải nhận rõ từ bản thân đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các đệ tử của Ngài, kể cả những đệ tử xuất gia, tại gia chúng ta ngày nay. Đặc biệt là người xuất gia, họ đích thật là thân phận gì, chúng ta phải xác định vị trí, khẳng định [vai trò] cho họ, họ là người làm công tác giáo dục xã hội, đây là thân phận của họ, việc họ làm là giáo dục xã hội. Vả lại việc họ làm đều là giáo dục thiện nguyện, giảng kinh thuyết pháp tức là dạy học, phần đông người dạy trong trường học còn tính giờ, lãnh tiền lương. Còn những người Phật tử xuất gia, giảng kinh thuyết pháp cho đại chúng chẳng có lương bổng, chẳng có tính tiền từng giờ, chẳng mong cầu gì cả, cho nên đây là việc giáo dục xã hội thiện nguyện. Nếu chúng ta dùng nhãn quan này để xem xét thì bạn sẽ thật sự khởi tâm cung kính đối với những người làm công tác giáo dục xã hội này, tại sao vậy? Người khác làm không nổi, nói theo cách thông thường thì họ thật sự hy sinh, cống hiến. Lúc đi học rất cực khổ, sau khi học xong phục vụ cho xã hội cũng rất cực khổ, cả đời vĩnh