- Biển số
- OF-550803
- Ngày cấp bằng
- 16/1/18
- Số km
- 5,907
- Động cơ
- 212,484 Mã lực
Bài này không phải bài của em, em chôm tạm trên một cái facebook khác đem vào đây hầu cụ mợ thôi ạ.
-------
Nhiều năm trước, GS Hoàng Tụy có nói: Ngành giáo dục của chúng ta đầy rẫy những "khối u dị dạng".
Tác giả “Lát cắt Tụy” chỉ ra: "Hơn ba mươi năm qua cho thấy hầu hết mọi căn bệnh tàn phá giáo dục đều có nguồn gốc ít nhiều ở cái chính sách bỏ mặc rồi khuyến khích thầy giáo tự bươn chải để kiếm sống mà làm nghề, trong một môi trường đòi hỏi họ phải toàn tâm toàn ý mới làm tốt được nhiệm vụ..."
Đồng lương bèo bọt, nhiều thầy cô đã phải tìm cách tăng thu nhập bằng dạy kèm, dạy thêm, phát sinh không ít hệ lụy. Báo chí đã lia ống kính khắp các hang cùng ngõ hẻm “tìm diệt” thầy cô dạy học ngoài giờ - một hình ảnh quá ư chua xót và chưa từng có trong lịch sử một dân tộc giàu truyền thống tôn sư trọng đạo.
"Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" có vẻ không còn đúng nữa. Nhưng 11 năm trước, ông Nguyễn Thiện Nhân khi còn là Phó Thủ tướng - Bộ trưởng GD-ĐT đã phải gửi thư ngỏ đề nghị lãnh đạo các tỉnh thành và cộng đồng doanh nghiệp cùng “chung tay” lo Tết cho hơn 1 triệu giáo viên, để họ có cái Tết ít thiếu thốn hơn ngày thường, có mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, có chiếc áo mới cho cha mẹ, con cái…
Lời tha thiết của ông Nguyễn Thiện Nhân đã khiến bao người rơi nước mắt...
Những năm gần đây, nói gì thì nói, giáo dục Việt Nam đã có sự nâng chất nâng tầm, dần đặt người học vào trung tâm, lấy sự tôn trọng học sinh làm nguyên tắc...
Đặc biệt, bên cạnh quyết tâm cấm dạy thêm, thì việc lương / phụ cấp của giáo viên tăng nhanh và cao cũng khiến "dạy thêm" dần không còn là vấn nạn, cho phép giáo viên được yên tâm giảng dạy, được nâng cao trình độ, chuyên môn, được thỏa đam mê nghiên cứu sáng tạo,...
Đổi thay ấy không chỉ là yêu cầu thời đại, mà còn nhờ những nỗ lực của nhiều phía, từ Chính phủ, Bộ GD-ĐT, các tỉnh thành, các nhà đầu tư... Và nhờ cả những phụ huynh và học sinh khát mong về môi trường giáo dục khai phóng, nơi mà người học được là mình, được dạy thành người trước khi có thể thành ông này bà nọ.
Không phải PR, nhưng những Vinschool, RMIT, Hoa Sen, Tôn Đức Thắng, APU,... và nhiều trường học, cả ở khối công lập, ở khắp các đô thị, bằng những chiến lược, chiến thuật táo bạo, cũng góp công vào cuộc chấn hưng nền giáo dục Việt vốn già nua, tậm tịt và đầy bất trắc.
Sửa chữa, cơi nới hay đập đi xây lại vẫn đang là câu hỏi đặt ra trước các hữu trách và người quan tâm tới giáo dục nước nhà.
Bởi giáo dục nếu bị coi nhẹ, bị coi rẻ, sẽ kéo lùi dân tộc chúng ta thành một dân tộc dốt. Thời đại toàn cầu hóa, một dân tộc dốt không chỉ yếu, mà yếu còn dễ thành yếu hèn.
-------
Nhiều năm trước, GS Hoàng Tụy có nói: Ngành giáo dục của chúng ta đầy rẫy những "khối u dị dạng".
Tác giả “Lát cắt Tụy” chỉ ra: "Hơn ba mươi năm qua cho thấy hầu hết mọi căn bệnh tàn phá giáo dục đều có nguồn gốc ít nhiều ở cái chính sách bỏ mặc rồi khuyến khích thầy giáo tự bươn chải để kiếm sống mà làm nghề, trong một môi trường đòi hỏi họ phải toàn tâm toàn ý mới làm tốt được nhiệm vụ..."
Đồng lương bèo bọt, nhiều thầy cô đã phải tìm cách tăng thu nhập bằng dạy kèm, dạy thêm, phát sinh không ít hệ lụy. Báo chí đã lia ống kính khắp các hang cùng ngõ hẻm “tìm diệt” thầy cô dạy học ngoài giờ - một hình ảnh quá ư chua xót và chưa từng có trong lịch sử một dân tộc giàu truyền thống tôn sư trọng đạo.
"Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" có vẻ không còn đúng nữa. Nhưng 11 năm trước, ông Nguyễn Thiện Nhân khi còn là Phó Thủ tướng - Bộ trưởng GD-ĐT đã phải gửi thư ngỏ đề nghị lãnh đạo các tỉnh thành và cộng đồng doanh nghiệp cùng “chung tay” lo Tết cho hơn 1 triệu giáo viên, để họ có cái Tết ít thiếu thốn hơn ngày thường, có mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, có chiếc áo mới cho cha mẹ, con cái…
Lời tha thiết của ông Nguyễn Thiện Nhân đã khiến bao người rơi nước mắt...
Những năm gần đây, nói gì thì nói, giáo dục Việt Nam đã có sự nâng chất nâng tầm, dần đặt người học vào trung tâm, lấy sự tôn trọng học sinh làm nguyên tắc...
Đặc biệt, bên cạnh quyết tâm cấm dạy thêm, thì việc lương / phụ cấp của giáo viên tăng nhanh và cao cũng khiến "dạy thêm" dần không còn là vấn nạn, cho phép giáo viên được yên tâm giảng dạy, được nâng cao trình độ, chuyên môn, được thỏa đam mê nghiên cứu sáng tạo,...
Đổi thay ấy không chỉ là yêu cầu thời đại, mà còn nhờ những nỗ lực của nhiều phía, từ Chính phủ, Bộ GD-ĐT, các tỉnh thành, các nhà đầu tư... Và nhờ cả những phụ huynh và học sinh khát mong về môi trường giáo dục khai phóng, nơi mà người học được là mình, được dạy thành người trước khi có thể thành ông này bà nọ.
Không phải PR, nhưng những Vinschool, RMIT, Hoa Sen, Tôn Đức Thắng, APU,... và nhiều trường học, cả ở khối công lập, ở khắp các đô thị, bằng những chiến lược, chiến thuật táo bạo, cũng góp công vào cuộc chấn hưng nền giáo dục Việt vốn già nua, tậm tịt và đầy bất trắc.
Sửa chữa, cơi nới hay đập đi xây lại vẫn đang là câu hỏi đặt ra trước các hữu trách và người quan tâm tới giáo dục nước nhà.
Bởi giáo dục nếu bị coi nhẹ, bị coi rẻ, sẽ kéo lùi dân tộc chúng ta thành một dân tộc dốt. Thời đại toàn cầu hóa, một dân tộc dốt không chỉ yếu, mà yếu còn dễ thành yếu hèn.