Trong chúng ta, dù là các ofer chân chính nhất, các Min/Mod, liệu có ai dám khẳng định chưa bao giờ tạo điều kiện hoặc có ý định để CSGT tham nhũng chưa? có khi chỉ vài chục ngàn thôi, nhưng "tiếng xấu muôn đời" khó gột rửa. Trong xã hội ta, ngành công an hay cụ thể là ngành CSGT là ngành bị nhiều người dân "ác cảm" nhất, có thể gọi là "ghét" nhất. Điều đó thể hiện bản chất sự việc gì? Họ cũng là những con người, mà nhiều khi trong chúng ta vẫn thường nghĩ là "thiếu điếu kiện học hành" và ít tình người nhất. Ở đây, em mạn phép có 1 vài ý kiến cá nhân, bất cứ đâu, môi trường, vị trí nào, cũng có người tốt người xấu, nhưng tại sao Giao thông của "đất nước vì dân" lại như thế??? Mong Cụ/ Mợ bớt chút thời gian có ý kiến để ngu em được mở rộng tầm mắt ợ.
Nhận vài chục ngàn, CSGT có tham nhũng?
Sau khi Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố kết quả điều tra xã hội học cho biết CSGT đứng đầu nhóm ngành tham nhũng, ngành công an cho rằng kết quả này... chưa thỏa đáng.
» Bị cho là tham nhũng nhiều nhất, CSGT nói gì?
» Cảnh sát giao thông: Ngành nhiều tham nhũng nhất
Tại buổi phát động Chương trình Sáng kiến phòng chống tham nhũng (VACI) năm 2013 vừa được tổ chức tại Hà Nội, ông Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, cho biết đã đọc được thông tin trên báo chí về việc lãnh đạo Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt và Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Tổng cục VI - Bộ Công an), “phàn nàn” về việc CSGT bị xếp đứng đầu nhóm ngành tham nhũng.
Đủ yếu tố tham nhũng
CSGT đang làm nhiệm vụ. (Ảnh chỉ có tính minh họa).
Tại buổi giao lưu trực tuyến thực hiện Nghị định 71/2012 về xử phạt vi phạm giao thông do Báo Công An Nhân Dân tổ chức ngày 19-11, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt, bày tỏ: CSGT nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục ngàn, một vài trăm ngàn đồng mà bị cho là tham nhũng, theo ông là không thỏa đáng.
Ông Trần Đức Lượng cho biết kết quả điều tra xã hội học dựa trên việc lấy ý kiến của 5.460 người (2.601 người dân, 1.058 doanh nhân và 1.801 cán bộ công chức tại 10 tỉnh, thành và 5 bộ, ngành). Đó không phải là đánh giá của cơ quan có thẩm quyền và không đại diện cho tất cả người dân. Tuy nhiên, nó có ý nghĩa nhất định cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý.
“Trong cuộc điều tra vừa rồi, chúng tôi cũng tìm hiểu xem người dân nhìn nhận thế nào về tham nhũng. Kết quả cho thấy người dân hiểu về tham nhũng rộng hơn so với quy định pháp luật hiện nay” - ông Lượng nói và dẫn giải Luật Phòng chống tham nhũng quy định 3 yếu tố cấu thành tham nhũng gồm: Người có chức vụ quyền hạn, lợi dụng chức vụ quyền hạn đó, vì mục đích vụ lợi.
Trao đổi với phóng viên, ông Lượng cho biết: “Ở thành thị, 50.000 đồng có thể chưa là gì nhưng ở nông thôn thì 5.000 hay 10.000 đồng đã là lớn. Luật Phòng chống tham nhũng đã quy định cứ đủ 3 yếu tố như trên là tham nhũng nên nói như đại diện Bộ Công an là không chính xác”.
Nghiêm túc tiếp thu để điều chỉnh nội bộ
Một lãnh đạo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng lắng nghe là trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước, của cán bộ, viên chức Nhà nước theo hiến định. Theo vị này, nhận hối lộ là 1 trong 12 hành vi tham nhũng bị chế tài, xử lý từ kỷ luật, trách nhiệm hành chính đến trách nhiệm hình sự.
Theo Luật Hình sự, số tiền tham nhũng thông qua việc nhận hối lộ dăm ba chục ngàn hoặc một vài trăm ngàn đồng của CSGT nếu chỉ thực hiện một lần thì chưa đến mức xử lý hình sự, có thể bị kỷ luật, xử lý hành chính nhưng nếu rơi vào 1 trong 3 trường hợp quy định tại khoản 1 điều 279 Bộ Luật Hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, đã bị kết án về một trong các tội về chức vụ nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm - PV) là phạm tội.
“Kết quả điều tra xã hội học không làm dư luận ngạc nhiên mà một lần nữa khẳng định sự thật đang diễn ra công khai, phổ biến từ nhiều năm qua. Điều mà người dân mong mỏi ở lãnh đạo Cục CSGT là sự thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm để sửa chữa chứ đừng vội vàng bào chữa bằng lập luận đứng trên pháp luật” - vị lãnh đạo Ủy ban Tư pháp bày tỏ.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, cho rằng việc nhũng nhiễu, nhận tiền của CSGT để thỏa mãn lòng tham của mình không thể dùng từ nào khác ngoài tham nhũng. Bộ Công an cần nghiêm túc thừa nhận kết quả điều tra để điều chỉnh nội bộ.
Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ, nói: “Nhiều người thường nghĩ chống tham nhũng là làm những điều lớn lao. Chúng tôi nghĩ rằng để làm việc lớn nên bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, dễ dàng nhất. VACI có thể là cách làm mới hơn, thay cho cách làm cũ hiệu quả không cao”.
Nhận vài chục ngàn, CSGT có tham nhũng?
- 01/12/2012 09:33 | Xã hội
Sau khi Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố kết quả điều tra xã hội học cho biết CSGT đứng đầu nhóm ngành tham nhũng, ngành công an cho rằng kết quả này... chưa thỏa đáng.
» Bị cho là tham nhũng nhiều nhất, CSGT nói gì?
» Cảnh sát giao thông: Ngành nhiều tham nhũng nhất
Tại buổi phát động Chương trình Sáng kiến phòng chống tham nhũng (VACI) năm 2013 vừa được tổ chức tại Hà Nội, ông Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, cho biết đã đọc được thông tin trên báo chí về việc lãnh đạo Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt và Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Tổng cục VI - Bộ Công an), “phàn nàn” về việc CSGT bị xếp đứng đầu nhóm ngành tham nhũng.
Đủ yếu tố tham nhũng
Tại buổi giao lưu trực tuyến thực hiện Nghị định 71/2012 về xử phạt vi phạm giao thông do Báo Công An Nhân Dân tổ chức ngày 19-11, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt, bày tỏ: CSGT nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục ngàn, một vài trăm ngàn đồng mà bị cho là tham nhũng, theo ông là không thỏa đáng.
Ông Trần Đức Lượng cho biết kết quả điều tra xã hội học dựa trên việc lấy ý kiến của 5.460 người (2.601 người dân, 1.058 doanh nhân và 1.801 cán bộ công chức tại 10 tỉnh, thành và 5 bộ, ngành). Đó không phải là đánh giá của cơ quan có thẩm quyền và không đại diện cho tất cả người dân. Tuy nhiên, nó có ý nghĩa nhất định cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý.
“Trong cuộc điều tra vừa rồi, chúng tôi cũng tìm hiểu xem người dân nhìn nhận thế nào về tham nhũng. Kết quả cho thấy người dân hiểu về tham nhũng rộng hơn so với quy định pháp luật hiện nay” - ông Lượng nói và dẫn giải Luật Phòng chống tham nhũng quy định 3 yếu tố cấu thành tham nhũng gồm: Người có chức vụ quyền hạn, lợi dụng chức vụ quyền hạn đó, vì mục đích vụ lợi.
Trao đổi với phóng viên, ông Lượng cho biết: “Ở thành thị, 50.000 đồng có thể chưa là gì nhưng ở nông thôn thì 5.000 hay 10.000 đồng đã là lớn. Luật Phòng chống tham nhũng đã quy định cứ đủ 3 yếu tố như trên là tham nhũng nên nói như đại diện Bộ Công an là không chính xác”.
Nghiêm túc tiếp thu để điều chỉnh nội bộ
Một lãnh đạo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng lắng nghe là trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước, của cán bộ, viên chức Nhà nước theo hiến định. Theo vị này, nhận hối lộ là 1 trong 12 hành vi tham nhũng bị chế tài, xử lý từ kỷ luật, trách nhiệm hành chính đến trách nhiệm hình sự.
Theo Luật Hình sự, số tiền tham nhũng thông qua việc nhận hối lộ dăm ba chục ngàn hoặc một vài trăm ngàn đồng của CSGT nếu chỉ thực hiện một lần thì chưa đến mức xử lý hình sự, có thể bị kỷ luật, xử lý hành chính nhưng nếu rơi vào 1 trong 3 trường hợp quy định tại khoản 1 điều 279 Bộ Luật Hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, đã bị kết án về một trong các tội về chức vụ nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm - PV) là phạm tội.
“Kết quả điều tra xã hội học không làm dư luận ngạc nhiên mà một lần nữa khẳng định sự thật đang diễn ra công khai, phổ biến từ nhiều năm qua. Điều mà người dân mong mỏi ở lãnh đạo Cục CSGT là sự thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm để sửa chữa chứ đừng vội vàng bào chữa bằng lập luận đứng trên pháp luật” - vị lãnh đạo Ủy ban Tư pháp bày tỏ.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, cho rằng việc nhũng nhiễu, nhận tiền của CSGT để thỏa mãn lòng tham của mình không thể dùng từ nào khác ngoài tham nhũng. Bộ Công an cần nghiêm túc thừa nhận kết quả điều tra để điều chỉnh nội bộ.
Chống tham nhũng từ việc nhỏ
Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ, nói: “Nhiều người thường nghĩ chống tham nhũng là làm những điều lớn lao. Chúng tôi nghĩ rằng để làm việc lớn nên bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, dễ dàng nhất. VACI có thể là cách làm mới hơn, thay cho cách làm cũ hiệu quả không cao”.