- Biển số
- OF-484668
- Ngày cấp bằng
- 17/1/17
- Số km
- 1,969
- Động cơ
- 362,315 Mã lực
- Tuổi
- 124
Tra cứu mục từ giờ trong từ điển Việt-Bồ-La (in năm 1651) thì giờ mẹo (không có từ mão/giờ mão) được giải nghĩa là hora do gato (Bồ Đào Nha) / hora felis (Latinh) và chúng đều có nghĩa là giờ của con mèo. Như thế, khẳng định chuyển từ con thỏ sang con mèo sau năm 1945 là sai. Cá nhân tôi cho rằng lịch xưa nay của các triều đại phong kiến Việt Nam đều là lịch được triều đình Trung Quốc ban cho nên cho năm mão/mẹo là năm con thỏ đối với vua quan nhưng trong dân gian thì nó là năm con mèo và thỏ/mèo tượng trưng cho mão/mẹo tồn tại song song cho tới khi chấm dứt việc nhận lịch do triều đình Trung Quốc ban. Tương tự là giờ mùi = hora da cabra/ hora caprae nghĩa là giờ con dê.Xin lỗi cụ em đã khảo cứu lại và phát hiện ra đến tận đầu tk 20 chúng ta vẫn gọi năm Mão là năm Thỏ, như vậy việc chuyển biến từ Thỏ sang Mèo có lẽ chỉ diễn ra sau năm 1945.
View attachment 7634993
Còn về thời Lê, cụ thể như sau:
Vào cuối đời Lê sơ, chính quyền trung ương suy yếu nghiêm trọng, quân đội chính quy tan rã thành nhiều nhóm quân phiệt nhỏ. Thiết Sơn bá Trần Chân nhờ nắm trong tay lực lượng quân Sơn Tây nên khống chế được kinh đô, uy quyền lấn át các thế lực khác. Tuy nhiên đến năm 1518 xuất hiện một bài đồng dao hát rằng:
“Trần hữu nhất nhân
Vi thiên hạ quân.
Thố đầu hổ vĩ
Tế thế an dân.”
(Dịch nghĩa:
“Một người họ Trần
Làm vua thiên hạ.
Đầu thỏ đuôi hổ
Cứu đời yên dân.”
Việc bài đồng dao có câu “thố đầu hổ vĩ” ám chỉ cuối năm Dần đầu năm Mão, cho thấy ít nhất trong xã hội Đại Việt thời bấy giờ vẫn có người coi thỏ là đại diện cho năm Mão/Mẹo (giống như các nước Á Đông khác) chứ không phải mèo.
Chỉnh sửa cuối: