Vấn đề chính là phương Tây rất duy lý nên họ đặt lên bàn cân 1 bên là kinh tế (GDP) với 1 bên là sinh mạng ng dân. Khi số lượng tử vong ít thì cán cân nghiêng hoàn toàn về kinh tế cho đến khi số lượng tử vong và nhiễm bệnh (mất khả năng lao động, tăng gánh nặng XH...) đẩy cán cân kinh tế đi xuống thì họ mới kích hoạt các biện pháp dành cho tình huống khẩn cấp tuỳ vào các mức độ. Lý do họ ko thể hành động ngay lập tức như Vũ Hán hay VN còn do đặc thù tính cách con ng, VH, XH, hệ thống 9trị...
Xét riêng về mạng lưới nền kinh tế toàn cầu thì EU, Mỹ... có mối liên kết cực kỳ chặt chẽ khiến họ ko dễ dàng tuyên bố phong tỏa, đóng băng nền sản xuất hay dịch vụ để ngăn dịch bệnh vì sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền rất tai hại cho nền kinh tế TG nói chung. VN, Triều Tiên, Mông Cổ... mức liên kết chưa quá sâu để gây ra ảnh hưởng lớn nên việc đóng cửa bế quan tỏa cảng ko tác động mấy để TG phải phản ứng lại, có chăng mấy anh Hàn xổm lèm bèm tý thôi
Thằng tàu thì quá lớn và ở vị thế, thái cực riêng nên nó sẵn sàng tách biệt, tự cô lập một thời gian nhg nếu quá lâu ko giải quyết dc thì cũng sẽ khủng hoảng nặng và khả năng sụp đổ cao. Với nguồn lực khổng lồ nó có thể tự giải quyết vấn đề của nó trg thời hạn cho phép. Một số nc vẫn duy trì đâu đó lai lai giữa 2 cách trên và họ dường như cũng ko để vấn đề vượt quá xa khỏi tầm kiểm soát như Sing, Hàn, Nhật, Hong Kong... vì họ cũng nằm trong mạng lưới kinh tế toàn cầu ở mức độ ko kém gì EU, Mỹ.
Về chính trị, VN, Triều Tiên, tàu khựa...xây dựng chế độ dựa trên việc kiểm soát chặt ng dân trg nc. Ko chấp nhận bất cứ 1 sự hoảng loạn nào xảy ra dù vì bất kỳ lý do gì kể cả là do dịch bệnh. Để hoảng loạn sẽ rất dễ dấn đến hỗn loạn một cách nhanh chóng và kéo theo bạo loạn ảnh hưởng đến thể chế. XHTB kiểu mô hình phương Tây lại khác, hoảng loạn có thể xẩy ra vì một lý do khách quan nào đó và dẫn đến bạo loạn nhg thể chế rất khó thay đổi, có chăng chỉ là thay đổi ng đứng đầu điều hành đất nc.
Một vấn đề có nhiều cách tiếp cận và đây đang là 2 cách tiếp cận chính phù hợp với điều kiện mỗi quốc gia. Nếu để ý thì bọn càng giầu sẽ càng có xu hướng duy lý và ưu tiên bảo vệ lợi ích kinh tế, ngược lại các nc ít dc hưởng lợi hơn từ mạng lưới kinh tế toàn cầu thường nghèo và với ngân sách eo hẹp cũng như hạn chế về sự giúp đỡ từ bên ngoài sẽ có xu hướng tự đóng cửa để chủ động giải quyết vấn đề của mình. Đằng nào nếu bọn giàu mà còn sụp đổ vì dịch bệnh thì các nc nghèo có mở cửa theo cách bọn nó cũng chẳng có cơ hội thu lợi về kinh tế thêm đâu.