- Biển số
- OF-776103
- Ngày cấp bằng
- 3/5/21
- Số km
- 2,004
- Động cơ
- 79,779 Mã lực
- Tuổi
- 41
Trước khi qua đời, Càn Long khuyên Gia Khánh đừng giết Hòa Thân, 15 năm sau Gia Khánh mới hiểu ra lý do - Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam
Sau khi Càn Long qua đời, việc đầu tiên của Gia Khánh làm là “ban cho” Hòa Thân cái chết. Nhờ tịch thu tài sản khổng lồ của Hòa Thân nên vương triều Thanh không phải lo lắng suốt 15 năm nhưng cũng chính lúc này, Gia Khánh mới hiểu ra lý do tại sao Càn Long lại dặn mình không được giết Hòa Thân...
doanhnghiepvn.vn
Hòa Thân có thể trở thành một viên quan tham nhũng như vậy là do ông ta rất được trọng dụng vào thời Càn Long. Ông không chỉ giữ những chức vụ quan trọng như tể tướng nội các thời bấy giờ mà trong triều không ai có thể thay thế ông. Năm 23 tuổi Hoà Thân đã giữ chức Đại thần Quản khố, ông ta học được năng lực quản lý tài chính nhờ công việc này, giúp lượng hàng trong kho dự trữ ông quản lý tăng lên rất nhiều.
Hòa thân còn sử dụng vị trí của mình để bắt đầu tìm kiếm lợi ích cá nhân, thành lập các đảng phái vì lợi ích cá nhân, và tích lũy không ít tiền do mua bán quan chức. Ông cũng đã tham gia vào nhiều lĩnh vực thương mại. Ngoài ra, có rất nhiều cấp dưới cần phải tâng bốc anh ta và thường “đút lót” cho ông. Bằng cách này, ông trở thành vị quan giàu có nhất thời Càn Long. Hơn nữa khả năng ngoại ngữ thiên bẩm cũng đã giúp Hoà Thân đạt được thành tựu rất to lớn về mặt ngoại giao. Hoà Thân còn làm việc vô cùng khéo léo và ổn thoả, chưa cần đợi Càn Long sai bảo đã giải quyết tốt được mọi việc.
Càn Long dường như làm theo lời dạy của hoàng đế Khang Hi là “dụng nhân bất câu nhất cách” (dùng người không hạn chế một kiểu). Người từng bị lưu đày như Kỉ Hiểu Lam hay người thường xuyên cãi lại hoàng đế như Lưu Dung, chỉ cần có tài, Càn Long đều sử dụng. Ông cũng rất hiểu sự hữu ích của Hòa Thân.
Nhà của Hòa Thân bị lục soát
Càn Long luôn “mắt nhắm mắt mở” với Hòa Thân, nhất là vào thời kỳ cuối Càn Long, ông cần Hòa Thân ổn định triều đình để nắm quyền hành trong tay. Vì vậy, Càn Long đã dặn Gia Khánh: “đừng giết Hòa Thân”. Lúc này với tư cách là Hoàng thượng, lời nói của Càn Long vẫn có trọng lượng nhất định, Gia Khánh chỉ có thể nghe theo lời của Càn Long.
Tuy nhiên, 15 ngày sau khi Càn Long qua đời, Gia Khánh ra lệnh “ban chết” cho Hòa Thân, và tài sản của ông bị tịch thu. Sau khi lục soát, tài sản của gia đình Hòa Thân nhiều hơn toàn bộ ngân khố và ngay cả một vị Hoàng đế như Gia Khánh cũng chưa từng thấy nhiều tiền như vậy. Vốn dĩ Gia Khánh cho rằng tiền tịch thu của Hòa Thân sẽ có thể giúp nhà Thanh có cuộc sống yên ổn, nhưng không ngờ dưới thời trị vì của mình, ông thường gặp khó khăn vì thiếu tiền.
Sau khi “ban chết” cho Hòa Thân
Sau khi Gia Khánh lên nắm quyền, triều đình rất bất ổn, triều đình xảy ra nhiều sóng gió sau khi Hòa Thân bị xử tử. Vì vậy, vào thời điểm này, trong nhân dân đã dấy lên một làn sóng cao trào chống nhà Thanh, Gia Khánh phải chi ra rất nhiều tiền để ra sức trấn áp nhiều cuộc nổi dậy.
Sau khi đã tiêu hết số tiền tich tu của Hòa Thân, triều đình lại đối diện với nguy cơ ngân khố cạn kiệt. Tiếc thay, bên Gia Khánh lúc này, không ai có năng lực như Hòa Thân để giúp Gia Khánh giải quyết khó khăn. Gia Khánh nhìn các quan đại thần văn võ, họ không có kế sách gì mà thậm chí còn ỷ lại lẫn nhau. Gia Khánh lúc này mới nhận ra việc ông loại bỏ Hòa Thân giống như “giết gà lấy trứng” vậy.