- Biển số
- OF-81645
- Ngày cấp bằng
- 1/1/11
- Số km
- 2,958
- Động cơ
- 422,241 Mã lực
Mãi mới thấy chuẩn
Hình như các cụ vẫn khắt khe với mợ ý. :vtiêu đề thớt là Tại sao cái túi có giá..., em lại trả lời "ngưỡng mộ họ...", không hiểu ý em nói gì?
Mãi mới thấy chuẩn
Hình như các cụ vẫn khắt khe với mợ ý. :vtiêu đề thớt là Tại sao cái túi có giá..., em lại trả lời "ngưỡng mộ họ...", không hiểu ý em nói gì?
Sáng sớm ra đọc cái còm này của chệ mà em cười đau cả bụng. HahahahaaTại vì cái con đeo nó ko mất tiền mua còn thg bỏ tiền thì mua cái khác!
Nổi tiếng đắt đỏ với mức giá mỗi sản phẩm lên tới 150.000 USD, sau gần 200 năm phát triển, Hermès vẫn giữ được điều làm nên tên tuổi của hãng: nghệ thuật thủ công.
Với gần 200 phát triển kể từ lần ra mắt đầu tiên tại một hội chợ ở Pari vào năm 1837, Hermès vẫn luôn được định vị là một thương hiệu sản xuất hàng siêu đắt đỏ. Nhưng giá cả không phải là rào cản của hãng. Tăng trưởng doanh thu của Hermès trong quý II năm nay đạt tới 21,9%.
Một nhà máy của Hermès tại Pháp chỉ sản xuất được 15 sản phẩm mỗi tháng với nhiều phong cách và mẫu mã khác nhau. Giá của mỗi chiếc túi này vào khoảng 10.000 đến 150.000 USD tùy thuộc kích thước và chất liệu. Năm ngoái, nhà máy đã phải thuê 400 người để đáp ứng đủ các đơn đặt hàng đối với dòng sản phẩm Birkin.
Vậy một sản phẩm của Hermès được sản xuất như thế nào?
Chào mừng đến nhà máy Hermès, thuộc sở hữu của gia đình Hermès và Dundas.
Công đoạn đầu tiên là cắt da. Người thợ phải xem xét miếng da cẩn thận để chọn vị trí cắt lý tưởng, tiết kiệm nhất.
Tiếp đến là công đoạn kiểm tra độ hoàn hảo của miếng da đã được cắt.
Tất cả các loại da, kể cả mảnh da cá sấu màu xanh biển này đều đã được nhuộm.
Những chiếc túi Hermès luôn đa dạng về màu sắc và chất liệu.
Đây là một trang trong bảng màu nhuộm của Hermès.
Nhà máy chỉ sản xuất 15 sản phẩm trong vòng 1 tháng do phần lớn các chi tiết đều được làm thủ công.
Kính lúp hỗ trợ đắc lực cho những người thợ khi phải làm việc với những chi tiết rất nhỏ nhưng đòi hỏi sự hoàn hảo.
Xích, móc đều được dập và sửa bằng tay.
Một vài phụ kiện làm túi được cho vào bể sục...
... và nung trong lửa để dập và tán một cách dễ dàng. Những người thợ thực hiện công đoạn này sẽ phải trải qua thi tuyển trước khi chính thức đảm nhận công việc.
Dây quai được xử lý hoàn toàn bằng tay. Họ sẽ phải sử dụng một vài dụng cụ để làm mềm da.
Mỗi chi tiết nhỏ nhất đều được thực hiện một cách tỉ mỉ.
Lưỡi dao cắt phải đảm bảo độ bén ngọt để không tạo gợn trên các chi tiết.
Công đoạn làm mịn da thuộc....
.... sau đó là lắp ráp.
Người phụ nữ này phải trải qua khóa huấn luyện kéo dài một tuần để có thế làm việc với những sản phẩm siêu sang này.
Cô cho biết mỗi tháng nhà máy chỉ sản xuất vài chiếc túi Hermès nhưng thật thú vị bởi không có chiếc nào giống nhau.
Người ta mất rất nhiều thời gian để làm căng da mặt túi.
Búa được dùng để ép chặt hơn các nếp gấp ở viền.
Tất cả đều rất tự hào về công việc của mình.
Đối với các họa sĩ, họ có thể dành tới 1.500 đến 2.000 giờ trên các mẫu thiết kế của Hermès.
Các chi tiết hoàn hảo đến khó tin, và tất cả đều được làm thủ công.
tiêu đề thớt là Tại sao cái túi có giá..., em lại trả lời "ngưỡng mộ họ...", không hiểu ý em nói gì?
"cái khác" đấy nó cũng chả đáng giá đến thế (chắc cái mợ nghĩ nó cũng giống cái em nghĩ)Tại vì cái con đeo nó ko mất tiền mua còn thg bỏ tiền thì mua cái khác!
Em thấy cái RR không khác camry cũng như cụ không thấy cái túi Hermes khác cái túi Coach (em ví thế cho nó tương xứng vì Việt Nam ko sản xuất đc túi nào có tên tí- chả nhé vì LADODA).đồng ý với cụ là Cái tồn tại là cái hợp lý!
Giá trị không chỉ là giá trị sử dụng. RR có Giá trị sử dụng vượt trội so với xe khác ( đưa ông chủ của nó từ điểm A đến B trong điều kiện lý tưởng nhất như yên tĩnh nhất, êm ái nhất, trong khung cảnh đẹp nhất...) VÀ ít nhất, nó còn có vẻ đẹp thiết kế, sự khác biệt nhất.... ngoài giá trị sử dụng.
Khác nhiều chứ cụ, nếu cái túi 1,6 tỷ mà không dùng đến nữa liệu bán được bao nhiêu? Còn viên kim cương chắc cũng còn nguyên giá trị mà cụ.Hỏi nhảm!
Túi còn đựng đồ được, viên kim cương hàng chục triệu $ đấy cụ! Có để làm gì đâu?!
Cụ lại chém rồi. Chuyện này là chuyện tiếu lâm anh em ngồi nhậu hay kể nhau nghe thôi. Chứ không có đối tác nào ngu mà họ không phân biệt được đâu là sếp đâu là lái xe. Cũng không có ông lái xe nào lại dám bon chen thể hiện hành động ngang hàng với sếp khi gặp đối tác cả.Cty em lái xe rất chỉnh chu, bóng mượt. Sếp thì hơi luộm thuộm. Đi đâu lái xe cũng được bắt tay trước, toàn phải giới thiệu lại sếp. Có lần đi ăn, sếp được mới xuống mâm lái xe, lái xe lên ngồi mâm xếp. Em thấy ăn mắc cũng khá quan trọng.
Hội fu nữ đóa BCMột tháng nhà máy Hermes chỉ sản xuất được 15 cái. Vậy, các sao nhà mềnh toàn có bộ sưu tập hàng chục màu/kiểu. Như vậy là fake hêt rồi còn gì.
Em cũng lấy làm lạ về giá trị 1,6 tỷ, chả hiểu định giá kiểu gìhttp://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/200760/tui-hermes-1-6-ti-dong-va-chuyen-chi-co-o-xu----ta.html
Trước hết, em xin nói ngay là em không định khuyên ai mang 1,6 tỉ đi làm từ thiện đâu nhá.
Em chỉ muốn hỏi giá trị gì của cái túi đó làm cho nó có giá 1,6 tỉ?
Giá trị sử dụng thì không rồi.
Giá trị ở vẻ đẹp của chất liệu, của chế tác thủ công? ok, nhưng cũng không thể là 80.000 USD- con số mà người Mỹ cũng phải choáng.
Giá trị thương hiệu, khẳng định đẳng cấp ư? Có lẽ là suy nghĩ của nhiều người. nhưng em cho rằng người làm ra tiền tỉ thì có hiểu biết và không cần cái túi đó khẳng định đẳng cấp. Em khẳng định là ai có năng lực làm ra tài sản lớn đến mức mua cái túi 1,6 tỉ không phải nghĩ thì có đi bộ, xách cái túi ladoda em cũng nhận ra và cúi chào từ xa ngay, và họ cũng hiểu là không cần dùng cái túi để khẳng định vị thế.
Vậy thì cái gì làm nên cái giá 1,6 tỉ đó và ai mua nó? các cụ khai sáng cho em với.