[Funland] Tại sao các tàu chiến Nga thường nhả khói đen

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Gọi là Turbin đốt trong và đốt ngoài. Chứ nó có dùng phản lực đâu mà gọi là turbin phản lực được cụ ei :))
Như em tăng Abram nó có dùng tý phản lực nào để đua trên chiến trường đâu :D
Vâng, gọi là Turbin đốt trong cũng được vì nó là động cơ phản lực của máy bay. mang xuống tàu thì lắp thêm trục và hộp số để dẫn động chân vịt.
Thằng kia là turbin hơi nước. Đốt dầu FO để đun lò hơi. Hơi nước dẫn động tubin.
Thằng TQ giờ nó giầu nên tầu chiến toàn lắp LM 2500 của nhà Mèo nên chả có khói.
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,493
Động cơ
49,173 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em nghĩ là để ngụy trang ạ :)))
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Khói đen hay ko khói phụ thuộc vào ví tiền chứ ko phải kỹ thuật.
Thứ nhất: động cơ điêsel ầm ỹ. Chả thằng nào vừa đi đánh nhau vừa khua chiêng đánh trống.
Vậy chỉ còn phương án Turbin
Thứ 2: Thằng giầu sẽ dùng turbin phản lực. Nói nôm na là tháo động cơ máy bay xuống, sửa đổi thành động cơ tàu thủy. Bọn Tây âu + Mỹ dùng cách này.
Thứ 3: Tiền ít thì dùng dầu FO đốt nồi hơi để chạy turbin hơi nước đẩy tàu khói như quạt chả. Cụ Kuznetsov là dạng này.
Lạy thánh mớ bái, thánh chém thượng thặng quá!
 

Ngocbinh87

Xe hơi
Biển số
OF-301793
Ngày cấp bằng
15/12/13
Số km
133
Động cơ
307,300 Mã lực
Người ta chống các sóng sánh của đối phương đó các cụ à, nghi bing á
 

Hoathanhtao

Xe container
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
6,305
Động cơ
410,300 Mã lực
Các bác ở đây chắc ai cũng đi ô tô nên đều biết, ngày nay nếu xe nhả khói đen thì chắc chắn có vấn đề về động cơ rồi. Nhưng mình thấy các tàu chiến của Nga đều nhả khói đen mù mịt khi di chuyển, phải chăng chúng có vấn đề về động cở
Thấy bảo cụ này đi gần nước nào là nước đó phải cử tàu chiến ra theo dõi.
-PuTin hể hả nghĩ "chúng nó" sợ.
-"chúng nó" cũng sợ.....,nhưng là sợ cụ già này lăn quay gây ô nhiễm nên phải theo dõi.
;));));))
 

no pain

Xe hơi
Biển số
OF-427358
Ngày cấp bằng
4/6/16
Số km
122
Động cơ
217,060 Mã lực
Khói này còn chống vũ khí lade ngon đấy nhé, tính cả rồi :))
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,921
Động cơ
354,613 Mã lực
Động cơ tàu thuỷ nói chung và tàu chiến nói riêng rất khác oto, hộp số thường chỉ là để đảo chiều và có tỉ số truyền nhất định. Khi tăng tốc động cơ thì luôn xảy ra hiện tượng quá tải chân vịt (trừ một số tàu có chân vịt biến bước). Lượng nhiên liệu vào nhiều, đốt không hết nên thải ra khói nhiều. Động cơ diesel của LX, Nga có tỉ số nén thấp nên càng đốt kém, khói mù mịt.
Hiện nay, trong các nước LX cũ, chỉ có Ucraina có dây chuyền sản xuất tuabin khí cho ngành hàng hải, Nga chỉ sản xuât tuabin phản lưc cho ngành hàng không. Mà 2 cái này tính chất hoàn toàn khác nhau nên ko thể bê cái này đặt vào cái kia được. Hiên nay công nghệ đóng tàu chiến cao tốc của Nga vẫn gặp khó khăn vì không mua được tuabin khí của Ucraina
 

thaison2008

Xe container
Biển số
OF-145444
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
9,643
Động cơ
434,840 Mã lực
Các bác ở đây chắc ai cũng đi ô tô nên đều biết, ngày nay nếu xe nhả khói đen thì chắc chắn có vấn đề về động cơ rồi. Nhưng mình thấy các tàu chiến của Nga đều nhả khói đen mù mịt khi di chuyển, phải chăng chúng có vấn đề về động cở
Cái gì của Nga chả nhả khói đen hả cụ:D:))
 

Chepomdua

Xe tăng
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
1,179
Động cơ
221,314 Mã lực
Động cơ tàu thuỷ nói chung và tàu chiến nói riêng rất khác oto, hộp số thường chỉ là để đảo chiều và có tỉ số truyền nhất định. Khi tăng tốc động cơ thì luôn xảy ra hiện tượng quá tải chân vịt (trừ một số tàu có chân vịt biến bước). Lượng nhiên liệu vào nhiều, đốt không hết nên thải ra khói nhiều. Động cơ diesel của LX, Nga có tỉ số nén thấp nên càng đốt kém, khói mù mịt.
Hiện nay, trong các nước LX cũ, chỉ có Ucraina có dây chuyền sản xuất tuabin khí cho ngành hàng hải, Nga chỉ sản xuât tuabin phản lưc cho ngành hàng không. Mà 2 cái này tính chất hoàn toàn khác nhau nên ko thể bê cái này đặt vào cái kia được. Hiên nay công nghệ đóng tàu chiến cao tốc của Nga vẫn gặp khó khăn vì không mua được tuabin khí của Ucraina
Cụ dạy chuẩn ạ! Có cụ gì chém dùng động cơ tuabin phản lực của máy bay lắp cho tàu thủy làm em tí ngã:))
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,921
Động cơ
354,613 Mã lực
Cụ dạy chuẩn ạ! Có cụ gì chém dùng động cơ tuabin phản lực của máy bay lắp cho tàu thủy làm em tí ngã:))
Vâng, tua bin dùng cho ngành hàng không có hai loại tua bin phản lực cho máy bay phản lực và tuabin tự do cho máy bay dùng cánh quạt. Nhưng ngành hàng hải thì chí có tuabin tự do lai chong chóng
 

Dobodi

Xe hơi
Biển số
OF-462499
Ngày cấp bằng
18/10/16
Số km
163
Động cơ
198,646 Mã lực
Tuổi
47
Công nhận nhìn kinh thật.. mù trời luôn
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Động cơ tàu thuỷ nói chung và tàu chiến nói riêng rất khác oto, hộp số thường chỉ là để đảo chiều và có tỉ số truyền nhất định. Khi tăng tốc động cơ thì luôn xảy ra hiện tượng quá tải chân vịt (trừ một số tàu có chân vịt biến bước). Lượng nhiên liệu vào nhiều, đốt không hết nên thải ra khói nhiều. Động cơ diesel của LX, Nga có tỉ số nén thấp nên càng đốt kém, khói mù mịt.
Hiện nay, trong các nước LX cũ, chỉ có Ucraina có dây chuyền sản xuất tuabin khí cho ngành hàng hải, Nga chỉ sản xuât tuabin phản lưc cho ngành hàng không. Mà 2 cái này tính chất hoàn toàn khác nhau nên ko thể bê cái này đặt vào cái kia được. Hiên nay công nghệ đóng tàu chiến cao tốc của Nga vẫn gặp khó khăn vì không mua được tuabin khí của Ucraina
Kết luận khói đen mù mịt là do giới hạn về công nghệ, công nghiệp phải không?
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,921
Động cơ
354,613 Mã lực
Kết luận khói đen mù mịt là do giới hạn về công nghệ, công nghiệp phải không?
Cũng không hoàn tòan hẳn là như thế cụ ạ, do quan điểm của các nước lớn không xem chi phí nhiên liệu là vấn đề, nên không chịu cải tiến. Cụ thấy xe Nga, xe Mỹ vào VN chả có cửa so với xe Nhật, xe Hàn :D
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cụ dạy chuẩn ạ! Có cụ gì chém dùng động cơ tuabin phản lực của máy bay lắp cho tàu thủy làm em tí ngã:))
Bác tý ngã cũng phải thôi:D. Đời có cái ta không bao giờ ngờ đến.
Ví dụ:
Động cơ turbine khí LM 500 dùng cho tàu chiến được sửa đổi từ động cơ phản lực CF34 của máy bay.
Tài liệu của hãng đây:
http://www.geaviation.com/marine/engines/military/lm500/
LM500


The 6,130-shp LM500 is adapted from the CF34 engine and has the highest fuel efficiency of any gas turbine in its output class.
Còn đây là CF34
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,581
Động cơ
318,021 Mã lực
Bác tý ngã cũng phải thôi:D. Đời có cái ta không bao giờ ngờ đến.
Ví dụ:
Động cơ turbine khí LM 500 dùng cho tàu chiến được sửa đổi từ động cơ phản lực CF34 của máy bay.
Tài liệu của hãng đây:
http://www.geaviation.com/marine/engines/military/lm500/
LM500


The 6,130-shp LM500 is adapted from the CF34 engine and has the highest fuel efficiency of any gas turbine in its output class.
Còn đây là CF34
Về nguyên lý thì giống nhau mà cụ, chỉ có mục đích dùng khác nhau. Với động cơ phản lực thì người ta cần dùng phản lực của luồng khí cháy để tạo lực đẩy. Do đó chỉ 1 phần năng lượng của dòng khí cháy được sử dụng để chạy máy nén và các thứ khác..... Còn nếu dùng cho tàu thủy, xe tăng....thì người ngược lại, phần lớn năng lượng dòng khí cháy để đẩy cánh quạt turbin để sinh ra mo men xoắn, do đó năng lượng của luồng khí thải ra còn lại rất ít. Lúc này không thể gọi là phản lực được nữa.
Như em LM500 thì có vẻ người ta tăng cường cánh quạt đầu ra để tận dụng tối đa năng lượng của dòng khí cháy và bỏ cái quạt lớn tạo lực đẩy cử động cơ đầu vào. Thay vào đó là khớp nối để truyền mo men ra ngoài :D
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,921
Động cơ
354,613 Mã lực
Về nguyên lý thì giống nhau mà cụ, chỉ có mục đích dùng khác nhau. Với động cơ phản lực thì người ta cần dùng phản lực của luồng khí cháy để tạo lực đẩy. Do đó chỉ 1 phần năng lượng của dòng khí cháy được sử dụng để chạy máy nén và các thứ khác..... Còn nếu dùng cho tàu thủy, xe tăng....thì người ngược lại, phần lớn năng lượng dòng khí cháy để đẩy cánh quạt turbin để sinh ra mo men xoắn, do đó năng lượng của luồng khí thải ra còn lại rất ít. Lúc này không thể gọi là phản lực được nữa.
Như em LM500 thì có vẻ người ta tăng cường cánh quạt đầu ra để tận dụng tối đa năng lượng của dòng khí cháy và bỏ cái quạt lớn tạo lực đẩy cử động cơ đầu vào. Thay vào đó là khớp nối để truyền mo men ra ngoài :D
Nếu xét về nguyên lý thì tất nhiên mọi thứ cụ nói đều làm được, nhưng vấn đề là lạm có mang lại hiệu quả cao hay không là chuyện khác
- Động cơ tuabin phản lực và động cơ tuabin tự do có dải tốc độ làm việc khá là khác nhau, nếu mang anh động cơ máy bay xuống cho tàu thủy, ngoài hoán cải bổ sung thêm nhiều tầng cánh quạt để lai trục chân vịt thì còn phải thay thế hộp giảm tốc đi kèm phù hợp với tốc độ của chân vịt, nghe cũng khá phức tạp và quá tốn kém.
- Ngoài ra, động cơ tuabin phản lực thường sử dụng dầu máy bay Avgas, động cơ tuabin hàng hải dùng Diesel nên không thể để trên tàu có 2 loại nhiên liệu, chả mang tính bảo đảm cung cấp thuận tiện cả. Vì vậy trên thế giới nếu thay thế, chỉ lả chứng minh làm được chứ không hiệu quả.
- VN ta bây giờ đã dừng bay MIG 21, nếu theo nguyên lý thì số động cơ đó mà chuyển cho xuồng tuần tra, tàu chiến đấu nhỏ dùng có mà miệt mài. Nhưng như đã nói ở trên. Chả ai làm việc ấy!
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Về nguyên lý thì giống nhau mà cụ, chỉ có mục đích dùng khác nhau. Với động cơ phản lực thì người ta cần dùng phản lực của luồng khí cháy để tạo lực đẩy. Do đó chỉ 1 phần năng lượng của dòng khí cháy được sử dụng để chạy máy nén và các thứ khác..... Còn nếu dùng cho tàu thủy, xe tăng....thì người ngược lại, phần lớn năng lượng dòng khí cháy để đẩy cánh quạt turbin để sinh ra mo men xoắn, do đó năng lượng của luồng khí thải ra còn lại rất ít. Lúc này không thể gọi là phản lực được nữa.
Như em LM500 thì có vẻ người ta tăng cường cánh quạt đầu ra để tận dụng tối đa năng lượng của dòng khí cháy và bỏ cái quạt lớn tạo lực đẩy cử động cơ đầu vào. Thay vào đó là khớp nối để truyền mo men ra ngoài :D
Đúng như bác nói. Người ta chế động cơ turbine tàu thủy trên cơ sở sửa đổi mẫu động cơ phản lực sẵn có bằng cách bỏ cánh quạt turbo và lắp trục dẫn động hộp số nhờ đó dùng mô men xoắn của động cơ chứ không dùng luồng khí xả.
Hãng Rolls-Royce làm tương tự với động cơ Rolls-Royce Trent 800 trên máy bay B777

Chế thành động cơ Rolls-Royce MT30 dành cho tàu chiến

Bản vẽ khối động cơ hoàn chỉnh.
Các anh ây quảng cáo
Hoàn hảo ở trên trời, tuyệt vời ở trên biển.=D>
 
Chỉnh sửa cuối:

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,581
Động cơ
318,021 Mã lực
Nếu xét về nguyên lý thì tất nhiên mọi thứ cụ nói đều làm được, nhưng vấn đề là lạm có mang lại hiệu quả cao hay không là chuyện khác
- Động cơ tuabin phản lực và động cơ tuabin tự do có dải tốc độ làm việc khá là khác nhau, nếu mang anh động cơ máy bay xuống cho tàu thủy, ngoài hoán cải bổ sung thêm nhiều tầng cánh quạt để lai trục chân vịt thì còn phải thay thế hộp giảm tốc đi kèm phù hợp với tốc độ của chân vịt, nghe cũng khá phức tạp và quá tốn kém.
- Ngoài ra, động cơ tuabin phản lực thường sử dụng dầu máy bay Avgas, động cơ tuabin hàng hải dùng Diesel nên không thể để trên tàu có 2 loại nhiên liệu, chả mang tính bảo đảm cung cấp thuận tiện cả. Vì vậy trên thế giới nếu thay thế, chỉ lả chứng minh làm được chứ không hiệu quả.
- VN ta bây giờ đã dừng bay MIG 21, nếu theo nguyên lý thì số động cơ đó mà chuyển cho xuồng tuần tra, tàu chiến đấu nhỏ dùng có mà miệt mài. Nhưng như đã nói ở trên. Chả ai làm việc ấy!
Chuyện hoán cải nhiên liệu em nghĩ cũng không phức tạp lắm. Nhưng chuyện hiệu quả hoặt động thì đúng là phải cân nhắc. Động cơ turbin có dải công suất làm việc rất hẹp, do đó ứng dụng cho máy bay thì hợp hơn, còn dùng cho các phương tiện đường bộ, đường thủy thì rất tốn "xăng" :D.
Khi hoạt động ở dải công suất thấp, động cơ turbin vẫn đốt nhiên liệu cỡ khoảng 60-70% so với công suất tối đa. Đây chính là bài toán khá đau đầu của cụ tăng Abrams. Lúc oánh nhau có phải lúc nào cũng "phi như bay" trên chiến trường đâu, do đó riêng vấn đề hậu cần nhiên liệu phục vụ cho cụ này cũng là rất tốn kém rồi :|.
Rồi cụ T80 của LX cũng vậy, phải loại động cơ turbin rồi. Lúc biểu diễn thì rất đẹp mắt, nhưng oánh nhau thật mới thấy vấn đề "uống bia" của các cụ ấy như thế nào! :D
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Chuyện hoán cải nhiên liệu em nghĩ cũng không phức tạp lắm. Nhưng chuyện hiệu quả hoặt động thì đúng là phải cân nhắc. Động cơ turbin có dải công suất làm việc rất hẹp, do đó ứng dụng cho máy bay thì hợp hơn, còn dùng cho các phương tiện đường bộ, đường thủy thì rất tốn "xăng" :D.
Khi hoạt động ở dải công suất thấp, động cơ turbin vẫn đốt nhiên liệu cỡ khoảng 60-70% so với công suất tối đa. Đây chính là bài toán khá đau đầu của cụ tăng Abrams. Lúc oánh nhau có phải lúc nào cũng "phi như bay" trên chiến trường đâu, do đó riêng vấn đề hậu cần nhiên liệu phục vụ cho cụ này cũng là rất tốn kém rồi :|.
Rồi cụ T80 của LX cũng vậy, phải loại động cơ turbin rồi. Lúc biểu diễn thì rất đẹp mắt, nhưng oánh nhau thật mới thấy vấn đề "uống bia" của các cụ ấy như thế nào! :D
Đối với bọn nhiều tiền thì nhiên liệu ít thành vân đề. An toàn trong chiến đấu mới quan trọng.
Vì vậy, có nhiều cách xử lý:
- Sử dụng nhiều turbine, tùy lúc cần tắt bớt.
- Kết hợp turbine với diesel. Khi chạy tuần tra thì dùng diesel, chiến đấu thì dùng turbine. Ông tăng M1 ngược lại khi di chuyển thì turbine, đỗ tại chỗ thì dùng máy phát điện diesel cỡ nhỏ.
- Quân đội Mỹ sử dụng đồng nhất 1 loại nhiên liệu JP8( một dạng dầu hỏa) cho tất cả máy bay, ô tô, xe thiết giáp, tàu thuyền và khi cần thì các động cơ vẫn chạy dầu diesel để đơi giản hóa quá trình tiếp liệu. Xe của anh Obama cũng chạy JP8.
Tàu chiến VN thường sử dụng Diesel để di chuyển, khi chiến đấu thì dùng động cơ turbine.
Mỹ cũng có tàu chạy bằng hơi nước ví dụ là tàu bệnh viện USS MERCY, hay tàu chỉ huy USS BLUE RIDGE hay đến thăm Đà nẵng. Bọn này dùng nhiên liệu tốt nên không thấy khói.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top