[ATGT] Tai nạn thường xảy ra vào lúc nào và khi tai nạn xảy ra

lx3079

Xe tăng
Biển số
OF-340256
Ngày cấp bằng
27/10/14
Số km
1,649
Động cơ
290,810 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tai nạn nghiêm trọng hay xảy ra ở những cung đường đẹp mật độ xe lưu thông ít. Phố cổ Hà Lội hầu như bằng không, các cụ nhỉ??
 

luckyboy1132

Xe hơi
Biển số
OF-388246
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
105
Động cơ
239,710 Mã lực
Tuổi
42
Khi tai nạn không thể tránh khỏi...

Khi lái xe không ai muốn xảy ra tai nạn cả. Nhưng trong trường hợp nếu không thể tránh khỏi thì nên làm thế nào? Thật khó có thể hình dung tâm trạng người ngồi sau vô lăng khi biết chắc rằng chỉ sau vài giây nữa chiếc xe của mình sẽ đâm thẳng vào chiếc xe chạy ngược chiều hay đâm vào vật cản bất ngờ nào đó. Có vẻ như không còn làm được gì nữa. Nhưng không phải vậy, vẫn có thể!

Thực tế cho thấy nếu như những người ngồi trong xe lúc đó trong vài giây ngắn ngủi kịp chuẩn bị đón nhận sự cố xảy ra thì hậu quả sẽ nhẹ đi rất nhiều so với những người chỉ biết phó mặc cho số phận.

Nếu như tai nạn không thể tránh khỏi thì cần áp dụng ngay một số biện pháp giảm tối đa sự di chuyển của tài xế và hành khách bên trong xe. Các chấn thương chủ yếu là do va đập vào vô lăng, kính trước, bảng táp lô. Giảm nhẹ các va chạm này chính là bài toán cần giải quyết.

Hành động của người lái. Nói chung, người cầm lái là người đầu tiên cảm nhận sự nguy hiểm xuất hiện và áp dụng các biện pháp cần thiết. Tóm lại, có thể coi là "thuyền trưởng" trên con tàu với trách nhiệm chính là đảm bảo an toàn cho hành khách. Dĩ nhiên, sẽ tốt hơn nếu hành tự biết phải làm gì trong tình huống như vậy, nhưng kịp thời đưa ra các chỉ thị từ phía người lái là đặc biệt quan trọng. Ngay trước khi va chạm, hãy tì cánh tay vào vôlăng, hai tay đặt sắt gần nhau và nắm chặt phần trên vôlăng. Đầu và cổ nghiêng về phía trước, phần thân giữ căng dây an toàn.

Thắt dây an toàn không chặt là cơ sở dẫn đến các chấn thương vùng ngực và bụng.

Hành khách. Việc thắt chặt dây an toàn cũng cần được nhắc nhở cho hành khách ngồi ghế trước. Trong tình huống xấu, hãy tỳ tay lên bảng táp lô trước mặt. Đầu và cổ nghiêng xuống dưới càng thấp càng tốt.

Hành khách ngồi ghế sau có thắt dây an toàn cần nằm ngay xuống ghế và dùng 2 tay che đầu.

Đáng tiếc là không phải tất cả các xe hơi hiện nay đều trang bị dây an toàn ở ghế sau. Trong trường hợp như vậy nên co người lại tối đa, tì hai tay vào lưng ghế phía trước.

Dùng tay giữ chặt ghế, tay nắm cửa nếu không thắt dây an toàn là việc làm vô ích.

Trong thời điểm va chạm với vận tốc xe là 100km/h, trọng lượng cơ thể sẽ tăng lên 10 lần và tất nhiên sẽ không có cơ bắp nào chịu nổi nếu muốn giữ cơ thể ngồi yên tại chỗ.

Đâm từ phía sau. Một trong những nguyên tắc an toàn khi lái xe là người cầm lái phải luôn quan sát qua gương chiếu hậu. Nếu như luôn ghi nhớ điều này thì sẽ giảm được tối đa hậu quả đáng tiếc nếu như không thể tránh khỏi cú đâm từ phía sau.

Để giảm chấn thương, tài xế cần bỏ chân khỏi bàn đạp, để xuống sàn xe dưới vôlăng, lưng dựa chặt vào ghế, 2 tay ôm cổ. Hành khách ngồi ghế trước cần dựa lưng và cổ vào ghế, đầu gối tỳ vào bảng táp lô, còn tay giữ chặt hai mép ghế. Hành khách ngồi phía sau cũng cần giữ tư thế tương tự, tỳ đầu gối vào lưng ghế trước.

Sau tai nạn. Điều quan trọng nhất là cố gắng bình tĩnh, tuyệt đối không sử dụng lửa, không hút thuốc vì hoàn toàn có thể khi va chạm bình xăng đã thủng. Mở ngay nắp capô, tháo một trong hai dây nối ắcquy. Tiếp theo là gọi điện báo cảnh sát và gọi xe cứu thương nếu cần thiết.

Việc đưa những người bị nạn ra khỏi xe phải được thực hiện hết sức cẩn thận do những chấn thương não, cột sống có thể đã xảy ra. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được lôi hay lắc cơ thể người bị nạn. Đưa nạn nhân ra khỏi xe tốt nhất là không thay đổi tư thế ban đầu. Nếu có biểu hiện chấn thương cột sống thì không nên di chuyển nạn nhân nếu không còn cách nào khác. Cần đặt người bị nạn nằm ngửa hoặc nằm sấp, mở cổ áo, cởi thắt lưng để không gây khó khăn cho việc hô hấp. Cuối cùng, nếu xe cứu thương không thể đến nhanh được, phải tìm cách đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

Nguồn: GTMB
bài viết rất bổ ích cảm ơn bác nhiều nhé
 

BuiHoa

Xe hơi
Biển số
OF-342234
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
133
Động cơ
274,462 Mã lực
Lái xe trên đường sợ nhất là có tí men vào người. Mà người có đang có men thường rất tự tin vào tay lái Chuẩn, chỉ khi hết men mới thấy mình cần phải Chỉnh lại..nhưng khi có men vào lại...Lái Chuẩn các cụ nhỉ.
 

BuiHoa

Xe hơi
Biển số
OF-342234
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
133
Động cơ
274,462 Mã lực
Kinh nghiệm từ bản thân em thấy vào lúc quá Ngọ mà tay lái đói, đang cố chạy rốn thêm thì rất dễ xảy ra tai nạn. Lúc này cơ thể mỏi mệt, phản xạ kém. Vì chạy cố nên tốc độ cũng không phải là chậm. Khi có v.đ xảy ra thì rất dễ xảy ra tn. Thứ 2 là chạy vào lúc đêm về sáng. Thường thì lúc này cơ thể cũng mỏi mệt cộng với đường xá vắng vẻ nên chân ga lúc nào cũng mát. Cũng vì đường ban đêm vắng vẻ nên đôi mắt và trí não ko phải làm việc nhiều thường dẫn đến ngủ gật. Cái này rất nguy hiểm, chỉ vài tích tắc là thấy xe mình đã lấn sang quá nửa làn bên rồi dù tay lái vẫn giũ thẳng. Vài lời ký gửi mong các cụ ko cười.
 

theanhgt

Xe đạp
Biển số
OF-361844
Ngày cấp bằng
7/4/15
Số km
18
Động cơ
258,770 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kinh nghiệm của em thì thời điểm dễ tai nạn nhất là vào đầu giờ chiều (từ 1-3h), thời điểm đó, sau khi ăn trưa và chạy trên đường cao tốc rất dễ buồn ngủ. Bản thân em cũng đã phải rất cảnh giác với khung giờ này và đã bị mất cảm giác vài giây khi đi từ Nam Định về Hà Nội.
 

FOMECO

Xe máy
Biển số
OF-400670
Ngày cấp bằng
11/1/16
Số km
99
Động cơ
231,590 Mã lực
Tuổi
50
Cảm ơn chủ thớt. Topic hữu ích.
 

huuthanh87

Đi bộ
Biển số
OF-306827
Ngày cấp bằng
7/2/14
Số km
3
Động cơ
301,030 Mã lực
Khi tai nạn không thể tránh khỏi...

Khi lái xe không ai muốn xảy ra tai nạn cả. Nhưng trong trường hợp nếu không thể tránh khỏi thì nên làm thế nào? Thật khó có thể hình dung tâm trạng người ngồi sau vô lăng khi biết chắc rằng chỉ sau vài giây nữa chiếc xe của mình sẽ đâm thẳng vào chiếc xe chạy ngược chiều hay đâm vào vật cản bất ngờ nào đó. Có vẻ như không còn làm được gì nữa. Nhưng không phải vậy, vẫn có thể!

Thực tế cho thấy nếu như những người ngồi trong xe lúc đó trong vài giây ngắn ngủi kịp chuẩn bị đón nhận sự cố xảy ra thì hậu quả sẽ nhẹ đi rất nhiều so với những người chỉ biết phó mặc cho số phận.

Nếu như tai nạn không thể tránh khỏi thì cần áp dụng ngay một số biện pháp giảm tối đa sự di chuyển của tài xế và hành khách bên trong xe. Các chấn thương chủ yếu là do va đập vào vô lăng, kính trước, bảng táp lô. Giảm nhẹ các va chạm này chính là bài toán cần giải quyết.

Hành động của người lái. Nói chung, người cầm lái là người đầu tiên cảm nhận sự nguy hiểm xuất hiện và áp dụng các biện pháp cần thiết. Tóm lại, có thể coi là "thuyền trưởng" trên con tàu với trách nhiệm chính là đảm bảo an toàn cho hành khách. Dĩ nhiên, sẽ tốt hơn nếu hành tự biết phải làm gì trong tình huống như vậy, nhưng kịp thời đưa ra các chỉ thị từ phía người lái là đặc biệt quan trọng. Ngay trước khi va chạm, hãy tì cánh tay vào vôlăng, hai tay đặt sắt gần nhau và nắm chặt phần trên vôlăng. Đầu và cổ nghiêng về phía trước, phần thân giữ căng dây an toàn.

Thắt dây an toàn không chặt là cơ sở dẫn đến các chấn thương vùng ngực và bụng.

Hành khách. Việc thắt chặt dây an toàn cũng cần được nhắc nhở cho hành khách ngồi ghế trước. Trong tình huống xấu, hãy tỳ tay lên bảng táp lô trước mặt. Đầu và cổ nghiêng xuống dưới càng thấp càng tốt.

Hành khách ngồi ghế sau có thắt dây an toàn cần nằm ngay xuống ghế và dùng 2 tay che đầu.

Đáng tiếc là không phải tất cả các xe hơi hiện nay đều trang bị dây an toàn ở ghế sau. Trong trường hợp như vậy nên co người lại tối đa, tì hai tay vào lưng ghế phía trước.

Dùng tay giữ chặt ghế, tay nắm cửa nếu không thắt dây an toàn là việc làm vô ích.

Trong thời điểm va chạm với vận tốc xe là 100km/h, trọng lượng cơ thể sẽ tăng lên 10 lần và tất nhiên sẽ không có cơ bắp nào chịu nổi nếu muốn giữ cơ thể ngồi yên tại chỗ.

Đâm từ phía sau. Một trong những nguyên tắc an toàn khi lái xe là người cầm lái phải luôn quan sát qua gương chiếu hậu. Nếu như luôn ghi nhớ điều này thì sẽ giảm được tối đa hậu quả đáng tiếc nếu như không thể tránh khỏi cú đâm từ phía sau.

Để giảm chấn thương, tài xế cần bỏ chân khỏi bàn đạp, để xuống sàn xe dưới vôlăng, lưng dựa chặt vào ghế, 2 tay ôm cổ. Hành khách ngồi ghế trước cần dựa lưng và cổ vào ghế, đầu gối tỳ vào bảng táp lô, còn tay giữ chặt hai mép ghế. Hành khách ngồi phía sau cũng cần giữ tư thế tương tự, tỳ đầu gối vào lưng ghế trước.

Sau tai nạn. Điều quan trọng nhất là cố gắng bình tĩnh, tuyệt đối không sử dụng lửa, không hút thuốc vì hoàn toàn có thể khi va chạm bình xăng đã thủng. Mở ngay nắp capô, tháo một trong hai dây nối ắcquy. Tiếp theo là gọi điện báo cảnh sát và gọi xe cứu thương nếu cần thiết.

Việc đưa những người bị nạn ra khỏi xe phải được thực hiện hết sức cẩn thận do những chấn thương não, cột sống có thể đã xảy ra. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được lôi hay lắc cơ thể người bị nạn. Đưa nạn nhân ra khỏi xe tốt nhất là không thay đổi tư thế ban đầu. Nếu có biểu hiện chấn thương cột sống thì không nên di chuyển nạn nhân nếu không còn cách nào khác. Cần đặt người bị nạn nằm ngửa hoặc nằm sấp, mở cổ áo, cởi thắt lưng để không gây khó khăn cho việc hô hấp. Cuối cùng, nếu xe cứu thương không thể đến nhanh được, phải tìm cách đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

Nguồn: GTMB
Cám ơn cụ chủ vì bài viết rất hữu ích.
 

archangel

Xe hơi
Biển số
OF-36784
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
105
Động cơ
473,058 Mã lực
Quan điểm của em là đi đường tốc độ nằm trong tầm kiểm soát của mình để giảm thiểu rủi ro xảy ra tai nạn nhất. Đi trên đường nhãng 1 cái thôi là có khi tai nạn, lúc đấy cũng hoảng loạn rồi không biết làm gì nữa. Cảm ơn cụ chủ thớt đã chia sẻ.
 

SongHQS

Xe tải
Biển số
OF-353860
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
387
Động cơ
267,783 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tất cả vì an toàn cộng đồng hãy chung tay giảm tai nạn GT ở Việt Nam
 

khacdauhn

Xe đạp
Biển số
OF-372976
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
32
Động cơ
249,620 Mã lực
Chắc là hoảng loạn , lúc đó phải cần có kinh nghiệm mới giảm tai nạn được
 

SongHQS

Xe tải
Biển số
OF-353860
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
387
Động cơ
267,783 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Kinh nghiệm từ bản thân em thấy vào lúc quá Ngọ mà tay lái đói, đang cố chạy rốn thêm thì rất dễ xảy ra tai nạn. Lúc này cơ thể mỏi mệt, phản xạ kém. Vì chạy cố nên tốc độ cũng không phải là chậm. Khi có v.đ xảy ra thì rất dễ xảy ra tn. Thứ 2 là chạy vào lúc đêm về sáng. Thường thì lúc này cơ thể cũng mỏi mệt cộng với đường xá vắng vẻ nên chân ga lúc nào cũng mát. Cũng vì đường ban đêm vắng vẻ nên đôi mắt và trí não ko phải làm việc nhiều thường dẫn đến ngủ gật. Cái này rất nguy hiểm, chỉ vài tích tắc là thấy xe mình đã lấn sang quá nửa làn bên rồi dù tay lái vẫn giũ thẳng. Vài lời ký gửi mong các cụ ko cười.
Rất cần thiết cho an toàn khi lái xe. Thank cụ!
 

phobinh

Xe đạp
Biển số
OF-406368
Ngày cấp bằng
23/2/16
Số km
32
Động cơ
226,540 Mã lực
Lái xe e sợ nhất là buồn ngủ!:(
 

banotore.com

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386894
Ngày cấp bằng
13/10/15
Số km
81
Động cơ
240,440 Mã lực
Tuổi
31
Đố các bác, việc đầu tiên càn làm khi thấy tai nạn là gì?
 

vietcuong77

Xe máy
Biển số
OF-408728
Ngày cấp bằng
6/3/16
Số km
68
Động cơ
225,770 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Đà Nẵng
Cảm ơn cụ đã chia sẽ vấn đề này, tuy cũ nhưng lúc nào cũng nóng hôi hổi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top