Dạ
Tóm tắt nội dung và tiến trình sự việc được miêu tả trên báo như sau để phân tích từng khâu quản lý:
1. Khoảng 12 giờ, đội thợ sửa chữa lò, sau khi nghỉ trưa thì bắt đầu tiến hành công việc. Họ KHÔNG CẮT ĐIỆN của lò. Và không/chưa có thông tin là trước đó họ có báo bộ phận nào đó cắt hay không.
2. Khoảng 49 phút sau, qua hệ thống cam giám sát, nhân viên giám sát phát hiện có người ngồi trên lò và thấy chỗ nguồn điện chưa cắt. Vì vậy nhân viên giám sát này đã báo cho anh Tuân - LÀM MỘT TRONG BA NGƯỜI NGỒI TRÊN LÒ biết là chưa cắt điện động lực (6kva), và đề nghị cắt điện
3. Khoảng 10p sau, anh Cường - Là trưởng ca SX đó - VÀ LÀ MỘT TRONG 7 NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG LÒ (đã bị tử vong) gọi điện nhờ một anh trưởng ca SX khác (anh Toán) báo cắt điện. anh được nhờ này báo cho nhân viên của mình đang trực tại chỗ đi cắt điện lò. Anh nhân viên này không phải là thợ điện, và báo không viết rõ cái vị trí cắt điện lò/ trách nhiệm cắt điện lò có thuộc khu vực quản lý/làm việc của bộ phận anh được nhờ ( anh Toán) này hay không.
4. Nhân viên của anh Toán thao tác cắt điện 6kva nhưng không thao tác được máy cắt điện 6kva nên báo lại trưởng ca - người vừa giao việc cho mình là không làm được, phải đi tìm thợ điện.
5. Anh trưởng ca Toán đến ngắt cái AT nối với trung tâm điều khiển và đi tìm thợ điện,
Như vậy, đến đoạn này ta thấy nguồn điện cấp đến trung tâm điều khiển vẫn đầy đủ trướ khi anh trưởng ca Toán ngắt AT, lò không quay là do được tắt đơn thuần bằng ấn nút off trên bàn điều khiển.
6. Trong lúc chờ trưởng ca Toán đi tìm thợ điện, anh tiếp liệu Hùng dùng gậy chọc vào role của máy cắt 6kva. Và lò quay, gây ra hậu quả như đã biết
Trích báo
T
iếp nhận tin báo, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để xác minh, điều tra nguyên nhân vụ việc.
Kết quả điều tra xác định, khoảng hơn 12 giờ ngày 22/4/2024, sau giờ nghỉ trưa, anh Lê Mạnh Cường (sinh năm 1979, trú tại xã Yên Bình, huyện Yên Bình) là Trưởng ca sản xuất phân xưởng thành phẩm cùng anh Nông Văn Tuân (sinh năm 1995, trú tại xã Tân Nguyên) và 8 người khác đều là công nhân đang làm cho Nhà máy Xi măng Yên Bái tiến hành vận chuyển vật liệu vào bên trong máy nghiền xi măng số 3 (máy nghiền bi) để sửa chữa, thay tấm lót. Tuy nhiên, anh Cường không tiến hành cắt động lực (cắt điện) theo quy trình sửa chữa.
Đến 12 giờ 49 phút cùng ngày, chị Nguyễn Thị Tính (sinh năm 1984, trú tại thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) là nhân viên Phòng Điều khiển trung tâm, quan sát qua màn hình camera phát hiện anh Tuân cùng một số người đang ngồi trên máy nghiền số 3 sửa chữa máy. Qua màn hình máy tính, chị Tính thấy vẫn có nguồn điện vào máy nghiền số 3 nên gọi điện cho anh Tuân thông báo máy vẫn có điện và đề nghị cắt điện.
Đến 13 giờ, anh Cường gọi điện cho anh Vũ Xuân Toán (sinh năm 1979, trú tại thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) là Trưởng ca sản xuất phân xưởng lò liệu nhờ báo người trực buồng Gió nóng, Trạm phân phối điện 6KV cắt nguồn điện của máy nghiền số 3.
Sau đó, anh Toán báo qua bộ đàm cho anh Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1982, trú tại thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) là công nhân trực buồng Gió nóng báo cắt nguồn điện của máy nghiền.
Anh Tuấn đi đến máy cắt điện, dùng tay quay để kéo nhưng không được nên gọi cho anh Toán bảo tìm thợ điện đến sửa. Anh Toán sau đó đã ngắt aptomat nối với trung tâm điều khiển rồi đi tìm thợ điện.
Vào lúc này, Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980, trú tại phường Yên Thịnh, TP. Yên Bái) là nhân viên cân băng liệu đang ở đó đã lấy lấy một đoạn cán chổi bằng lõi gỗ bóc dài khoảng 80cm có sẵn ở đó chọc vào rơle đóng điện trên máy cắt, khởi động máy nghiền số 3, dẫn đến máy nghiền quay.
Khởi tố đồng chí trọc đầu rồi thôi bác??!!
Xử lý lòng vòng, cồng kềnh quá nhỉ. Giờ nói gì cũng chỉ là nói sau thôi, đáng lẽ ngay từ đầu họ fai đảm bảo cắt điện xong mới sửa ấy.
Báo tả lôi thôi quá, tóm lại là cái máy cắt CB này đóng cắt bằng hai cái rơ le, hai cái rơ le lại hút nhả bằng hai cái nút ấn.
Ấn nút cắt rồi, rơ le cắt đã tác động cắt máy cắt CB, tuy nhiên khi lôi cái tủ CB có gắn cả CB và rơ le, nút ấn... ra thì kẹt không kéo được, ông thợ chọc đoán do liên động giữa mạch đóng và ray kéo đã khóa sự kéo cơ khí không cho làm việc do dính tiếp điểm rơ le, thế là anh thò cái gậy vào gẩy rơ le cho nó bật liên động ra, nào ngờ chọc nhầm thành ấn rơ le đóng, tương đương ấn nút đóng, thế là quay tít và nát người ở trong.
Có kết quả điều tra.rồi đấy các cụ, đúng như các cụ dự đoán: Không cắt điện nguồn, nhân viên cân liệu dùng cán chổi chọc khởi động từ.
(NLĐO) - Chỉ huy trưởng thi công công trình hầm dẫn nước của thủy điện Nậm Cuổi 1 đã bị khởi tố, bắt tạm giam do có nhiều sai phạm trong việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn lao động trong thi công, gây hậu quả làm 3 công nhân tử vong
nld.com.vn
Cũng là kỹ sư, nhưng có kỹ sư thiết kế và kỹ sư vận hành cụ ợ. Mà thôi, chủ yếu phải là người có chuyên môn, hiểu biết máy móc.
Hic....đọc đoạn gọi điện nhờ người cắt điện thì bó tay rồi. Các anh ấy nghĩ cỗ máy khổng lồ cũng chỉ ngang cái quạt điện ở nhà thì chịu rồi
Cái tủ MCC chuyên dùng cho máy, nó gồm máy cắt ACB hoặc MCB, contacter ( khởi động từ ), bién tần, khởi động mềm, PLC, relay...
Em đoán là : nhóm sửa chữa định khóa máy cắt ACB , nhưng bị kẹt không cắt được, nên chỉ ngắt contactor thôi, báo ông cơ điên và tiếp tục công việc. Đến đầu h chiều, ông cơ điện cũng kéo máy cắt nhưng không được đang để đấy thì ông băng liệu nghịch dại lấy cán chổi chọc contactor. Contactor đang ở chế độ Off chuyển thành On.
Tôi không hiểu gì.
Nhưng cái thằng đồng chí không phân biệt được thế nào là On và Off, mà cũng anh dũng rút chổi ra, thì đáng bị thiến.
Cực kì ngu dốt và rất nhiệt tình.
Những công nhân, mà xếp ở vị trí bốc liệu, thì thường chỉ là công nhân to khỏe thôi, k có đầu óc. Vì việc nặng, bụi bặm, độc hại. Ông k có gì ngoài sức khỏe thì mới nhận làm.