- Biển số
- OF-323409
- Ngày cấp bằng
- 12/6/14
- Số km
- 5
- Động cơ
- 288,450 Mã lực
(Dân trí) - Đề án tái cơ cấu VNPT được phê duyệt với sự “ra đi” của MobiFone, để lại khó khăn chồng chất đối với “người anh cả” trong làng công nghệ Việt Nam. Tuy vậy, tập đoàn VNPT cho rằng, đây là cơ hội để VNPT thay đổi toàn diện.
Ông Phạm Long Trận, Chủ tịch HĐTV VNPT, hơn ai hết là người hiểu rằng sau khi tách MobiFone, “con gà đẻ trứng vàng”, đóng góp 45% doanh thu và 70% lợi nhuận thì VNPT sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể thua thiệt về lợi nhuận, nhưng ông Trận nói "có khó khăn thì VNPT mới vươn lên được".
Vấn đề được quan tâm đặt ra hiện nay là những bước đi sắp tới của VNPT sẽ như thế nào sau khi MobiFone đã chính thức tách riêng từ ngày 1/7?
Khá thẳng thắn, ông Trần Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc VNPT cho biết, VNPT nhìn nhận đây là giai đoạn khó khăn nhưng lại là cơ hội để Tập đoàn này thay đổi toàn diện, thay đổi triệt để và bản thân Tập đoàn sẽ phải điều chỉnh lại những yếu điểm của mình, như nhân lực đông, bộ máy cồng kềnh, hiệu quả không cao…
Theo ông Hùng, sắp tới VNPT sẽ có rất nhiều việc phải làm, như nhanh chóng sắp xếp, tổ chức bộ máy theo mô hình mới, xây dựng điều lệ hoạt động cho các khối trụ cột trong Tập đoàn…
Ngoài ra, Tập đoàn cũng sẽ chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực và nhiều bộ phận phải đào tạo lại. Hiện, VNPT đã tổ chức lớp học để đào tạo lại giám đốc nhân sự cho 63 tỉnh/thành. Trong lĩnh vực CNTT cũng sẽ đào tạo lại từ ban giám đốc, nhân viên phải có trình độ đạt yêu cầu.
VNPT phải làm rất nhiều việc trước "vạch xuất phát" mới.
Trước yêu cầu “cấp bách” của đổi mới, trong 6 tháng đầu năm vừa qua, VNPT đã hoàn thành tối ưu hóa mạng lưới , tăng công suất, nâng cao chất lượng vùng phủ sóng mạng VinaPhone tại 59 tỉnh/thành phố và trong thời gian tới sẽ triển khai tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng. Mục tiêu của VNPT là, đến ngày 30/9, hạ tầng mạng lưới của VinaPhone sẽ được hoàn thiện tối đa và vùng phủ sóng của nhà mạng này đã được mở rộng, nâng cao vị trí trạm để tăng sức cạnh tranh. Chất lượng sóng 3G trong nhà cũng được nâng cấp.
“Đây là lần đầu tiên VNPT thực hiện tất cả các công đoạn tối ưu hóa mạng lưới bằng nguồn nhân lực của mình. Trước đó, để tiến hành tối ưu hóa mạng lưới, doanh nghiệp cần phải thuê các chuyên gia nước ngoài thực hiện”, Tổng giám đốc Trần Mạnh Hùng cho biết.
Đối với mục tiêu kinh doanh, ngay sau khi MobiFone tách ra, VNPT đã điều chỉnh lại các chỉ tiêu kinh doanh năm 2014, trong đó doanh thu sẽ được điều chỉnh xuống còn 86.000 tỷ đồng thay vì 120.000 tỷ đồng, lợi nhuận còn khoảng 2.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc giảm doanh thu, lợi nhuận mục tiêu cũng không quá quan trọng, vì tốc độ tăng trưởng, tỷ suất lợi trên vốn của VNPT vẫn đảm bảo và tăng trường, và dự tăng trên 10% trong năm nay.
Hiện tại, theo Đề án Tái cơ cấu VNPT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 888 ký ngày 10/6, thì VNPT sẽ thành lập 3 công ty mới để chuyên biệt hóa hoạt động của mình. Theo đó, VNPT-Net sẽ quản lý các hạ tầng VTN, VTI, mạng lõi của VinaPhone, VDC, hạ tầng mạng của các viễn thông tỉnh. VNPT-VinaPhone sẽ đảm trách các loại hình kinh doanh gồm các ban kinh doanh của VNPT, VDC, VTN, VTI, các viễn thông tỉnh và một số ban liên quan đến kinh doanh trong số 18 Ban hiện có của VNPT. Cuối cùng, VNPT-Media đảm bảo cung cấp các dịch vụ về truyền thông, nội dung, với bộ phận chủ chốt là VASC, VDC, Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng của VNPT.
“Quan điểm của VNPT là phải chuyên thì mới sâu, mới biết mới sáng tạo được. Sâu mà có ý tưởng thì mới thay đổi được, thì mới tạo ra cái khác biệt được. Mô hình kinh doanh của VNPT cũng thay đổi hoàn toàn, tập trung vào một đầu mối. trong đó chia thành nhiều các trung tâm kinh doanh (BU – Business Unit) chuyên biệt”, Tổng Giám đốc VNPT Trần Mạnh Hùng chia sẻ.
Trước đó, chia sẻ tại buổi tọa đàm về tương lai của lĩnh vực viễn thông, TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông cho rằng, tách Mobifone ra là một thiệt thòi rất lớn của VNPT. MobiFone là công sức của VNPT, là đứa con cả trong nhà của VNPT đang làm ăn tốt, chiếm tới 50-60% lợi nhuận của VNPT nên vạn bất đắc dĩ mới phải tách ra. “Nếu tách thì VNPT đương nhiên khó khăn mặc dù có cơ chế để VNPT vẫn chịu đựng nổi về mặt tài chính chứ không bị sốc quá lớn nhưng vẫn có những khó khăn trong 1 - 2 năm đầu”, TS Trực nhận định.
Nói về hy vọng cho VNPT khi trở về với “vạch xuất phát” mới, ông Nguyễn Bá Ngọc, Chủ tịch Công ty truyền thông NBN Media, cho rằng VNPT vẫn còn rất nhiều hy vọng nếu VNPT chú trọng hiệu quả, quyết liệt thay đổi và có một chiến lược phù hợp nhằm phát huy những điểm mạnh của mình. Theo ông Ngọc, về hạ tầng viễn thông, VNPT có một hệ thống không ai có được nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Về thị phần, VNPT vẫn giữ được ngôi số một như ADSL: VNPT còn được 60% thị phần... Nhiều tài sản của VNPT đã hết khấu hao từ lâu nên nếu đưa vào khai thác hiệu quả, sẽ có lãi lớn... Có thể xem việc MobiFone - con gà đẻ trứng vàng tách ra - chính là một cơ hội lớn để VNPT phải quyết liệt trước vạch xuất phát mới.
Tuy nhiên, việc VNPT có thay đổi được gì đáng kể, có lột xác và cạnh tranh hiệu quả được không còn là dấu hỏi rất lớn.
Ông Phạm Long Trận, Chủ tịch HĐTV VNPT, hơn ai hết là người hiểu rằng sau khi tách MobiFone, “con gà đẻ trứng vàng”, đóng góp 45% doanh thu và 70% lợi nhuận thì VNPT sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể thua thiệt về lợi nhuận, nhưng ông Trận nói "có khó khăn thì VNPT mới vươn lên được".
Vấn đề được quan tâm đặt ra hiện nay là những bước đi sắp tới của VNPT sẽ như thế nào sau khi MobiFone đã chính thức tách riêng từ ngày 1/7?
Khá thẳng thắn, ông Trần Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc VNPT cho biết, VNPT nhìn nhận đây là giai đoạn khó khăn nhưng lại là cơ hội để Tập đoàn này thay đổi toàn diện, thay đổi triệt để và bản thân Tập đoàn sẽ phải điều chỉnh lại những yếu điểm của mình, như nhân lực đông, bộ máy cồng kềnh, hiệu quả không cao…
Theo ông Hùng, sắp tới VNPT sẽ có rất nhiều việc phải làm, như nhanh chóng sắp xếp, tổ chức bộ máy theo mô hình mới, xây dựng điều lệ hoạt động cho các khối trụ cột trong Tập đoàn…
Ngoài ra, Tập đoàn cũng sẽ chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực và nhiều bộ phận phải đào tạo lại. Hiện, VNPT đã tổ chức lớp học để đào tạo lại giám đốc nhân sự cho 63 tỉnh/thành. Trong lĩnh vực CNTT cũng sẽ đào tạo lại từ ban giám đốc, nhân viên phải có trình độ đạt yêu cầu.
VNPT phải làm rất nhiều việc trước "vạch xuất phát" mới.
“Đây là lần đầu tiên VNPT thực hiện tất cả các công đoạn tối ưu hóa mạng lưới bằng nguồn nhân lực của mình. Trước đó, để tiến hành tối ưu hóa mạng lưới, doanh nghiệp cần phải thuê các chuyên gia nước ngoài thực hiện”, Tổng giám đốc Trần Mạnh Hùng cho biết.
Đối với mục tiêu kinh doanh, ngay sau khi MobiFone tách ra, VNPT đã điều chỉnh lại các chỉ tiêu kinh doanh năm 2014, trong đó doanh thu sẽ được điều chỉnh xuống còn 86.000 tỷ đồng thay vì 120.000 tỷ đồng, lợi nhuận còn khoảng 2.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc giảm doanh thu, lợi nhuận mục tiêu cũng không quá quan trọng, vì tốc độ tăng trưởng, tỷ suất lợi trên vốn của VNPT vẫn đảm bảo và tăng trường, và dự tăng trên 10% trong năm nay.
Hiện tại, theo Đề án Tái cơ cấu VNPT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 888 ký ngày 10/6, thì VNPT sẽ thành lập 3 công ty mới để chuyên biệt hóa hoạt động của mình. Theo đó, VNPT-Net sẽ quản lý các hạ tầng VTN, VTI, mạng lõi của VinaPhone, VDC, hạ tầng mạng của các viễn thông tỉnh. VNPT-VinaPhone sẽ đảm trách các loại hình kinh doanh gồm các ban kinh doanh của VNPT, VDC, VTN, VTI, các viễn thông tỉnh và một số ban liên quan đến kinh doanh trong số 18 Ban hiện có của VNPT. Cuối cùng, VNPT-Media đảm bảo cung cấp các dịch vụ về truyền thông, nội dung, với bộ phận chủ chốt là VASC, VDC, Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng của VNPT.
“Quan điểm của VNPT là phải chuyên thì mới sâu, mới biết mới sáng tạo được. Sâu mà có ý tưởng thì mới thay đổi được, thì mới tạo ra cái khác biệt được. Mô hình kinh doanh của VNPT cũng thay đổi hoàn toàn, tập trung vào một đầu mối. trong đó chia thành nhiều các trung tâm kinh doanh (BU – Business Unit) chuyên biệt”, Tổng Giám đốc VNPT Trần Mạnh Hùng chia sẻ.
Trước đó, chia sẻ tại buổi tọa đàm về tương lai của lĩnh vực viễn thông, TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông cho rằng, tách Mobifone ra là một thiệt thòi rất lớn của VNPT. MobiFone là công sức của VNPT, là đứa con cả trong nhà của VNPT đang làm ăn tốt, chiếm tới 50-60% lợi nhuận của VNPT nên vạn bất đắc dĩ mới phải tách ra. “Nếu tách thì VNPT đương nhiên khó khăn mặc dù có cơ chế để VNPT vẫn chịu đựng nổi về mặt tài chính chứ không bị sốc quá lớn nhưng vẫn có những khó khăn trong 1 - 2 năm đầu”, TS Trực nhận định.
Nói về hy vọng cho VNPT khi trở về với “vạch xuất phát” mới, ông Nguyễn Bá Ngọc, Chủ tịch Công ty truyền thông NBN Media, cho rằng VNPT vẫn còn rất nhiều hy vọng nếu VNPT chú trọng hiệu quả, quyết liệt thay đổi và có một chiến lược phù hợp nhằm phát huy những điểm mạnh của mình. Theo ông Ngọc, về hạ tầng viễn thông, VNPT có một hệ thống không ai có được nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Về thị phần, VNPT vẫn giữ được ngôi số một như ADSL: VNPT còn được 60% thị phần... Nhiều tài sản của VNPT đã hết khấu hao từ lâu nên nếu đưa vào khai thác hiệu quả, sẽ có lãi lớn... Có thể xem việc MobiFone - con gà đẻ trứng vàng tách ra - chính là một cơ hội lớn để VNPT phải quyết liệt trước vạch xuất phát mới.
Tuy nhiên, việc VNPT có thay đổi được gì đáng kể, có lột xác và cạnh tranh hiệu quả được không còn là dấu hỏi rất lớn.
Khôi Linh