Tiện chuyện, em ngoài lề tí, em rất thích dọc các tác phẩn viết về vùng tây bắc, bút ký, tản văn...về thời xưa cũ.
Món này có cụ Tô Hoài, Ma Văn Kháng...cụ nào thạo thêm giúp em.
"
Đứng chọn sách cùng ông, tôi thấy ánh mắt ông ánh lên niềm vui, khó diễn tả thành lời. Buổi tối, trong nhà khách của Ủy ban nhân dân tỉnh, bọn trẻ chúng tôi quây quần nghe ông tâm sự quá trình thai nghén "Rừng động" của mình. Đề tài đã ấp ủ từ lâu, nhưng về Hà Nội đã bốn năm, không thể nào viết nổi, ông lại xin Hội Nhà văn cho trở về Tây Bắc (1972). Được tắm mình trong cảnh vật, con người, quê hương ruột thịt thứ hai của mình, ông đã hoàn thành "Rừng động". Đó là đứa con tinh thần lớn nhất, chứa đựng tất cả sức lực, tinh hoa của đời ông. Ông kể một cách giản dị, không một lời giáo huấn về nghề nhưng để lại trong tôi niềm cảm phục một nhà văn sinh tử vì nghề, tất cả phụng sự cho nghệ thuật. Mạc Phi dám từ bỏ phố phường Hà Nội phồn hoa lên miền Tây vời vợi nghìn trùng, học tiếng Thái, lấy một cô gái Thái, làm cho độc giả cả nước biết đến dân tộc Thái có những áng thơ tuyệt diệu và khẳng định vị trí sừng sững trên văn đàn của mình bằng "Rừng động". Mỗi nhà văn phải có một quê hương. Quê hương ấy sẽ nuôi dưỡng tâm hồn anh, vui đắp tài năng của anh. Bài học ấy tôi không đọc được từ trong sách, mà bằng chính cuộc đời sống động của Mạc Phi. Ông còn truyền cho chúng tôi nhiều bài học trong chuyện bếp núc của văn chương. Khi Hội Nhà văn Việt Nam mở trại sáng tác cho anh em viết sáu tỉnh biên giới phía Bắc đầu năm 1985 tại Mộc Châu, ông và nhà văn Hoàng Thao đứng ra phụ trách. Cùng với giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, nhà văn Nguyễn Thành Long, nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ Ngô Văn Phú... ông tham gia giảng bài và trực tiếp giúp chúng tôi hoàn thành bản thảo. "Tình yêu của Vạt" là truyện ngắn đầu tiên của tôi được đăng trên báo Văn nghệ tháng 8-1985, thấm đẫm chất thơ, cũng bởi nhờ nghiên cứu văn học dân gian Thái, và cũng bởi ảnh hưởng chất văn của hai người thầy mà tôi hằng ngưỡng mộ: Mạc Phi và Nguyễn Thành Long. Lúc ấy, tôi đã mơ mình sẽ trở thành Mạc Phi thứ hai của núi rừng Tây Bắc.
"
Nhớ nhà văn Mạc Phi
nguoibanduong.net