Cái này chính là ý thức tham gia giao thông đấy cụ ạ.nghe nhiều cụ phản ánh nhiều lúc tắc đường không có csgt điều tiết nên cháu phài cho vào
Cái này chính là ý thức tham gia giao thông đấy cụ ạ.nghe nhiều cụ phản ánh nhiều lúc tắc đường không có csgt điều tiết nên cháu phài cho vào
Tắc đường thì các cụ đều biết cả rồi chẳng ai là không biết đúng không ạ.
Nhưng thường thì đổ lỗi cho cái gì đó, không ai nhận cái sai về mình
Công nhận một số nơi tín hiệu đèn giao thông và phân làn kém + với một số csgt lam thềm nhưng nó lại nằm ở số ít.
Còn ý thức thì sao.
Cháu có một nhận định là: 70% tắc đường là do ý thức người dân, 30% là do: Phân làn + Cảnh sát giao thông + Đèn tín hiệu không hợp lý. Đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Tại sao cháu lại nhận định như vậy. Vì bức xúc quá. Uông Bí chỗ cháu là một thị xã nhỏ tắc đường thì chỉ ở một số điểm có đường tàu và nơi có xe than đi ngang qua. Ngay cái đoạn cháu đi làm qua. Ngày nào cũng phải tắc 3 lần: 7h 12h và 17H. Mỗi lần nhanh thì 15p nhiều thì 30p.
Nguyên nhân: Lúc tàu qua. Tất cả các xe dừng lại là tất nhiên. Nhưng 1 số người dân ta không đa số lại có tính tiết kiệm thời gian tham công tiếc việc
Cứ có chỗ hở là chen vào làn trái và làn phải kín mít nhìn chẳng khác gì thời phong kiến dàn trận oánh nhau.
Tàu đi qua. Nhân viên kéo gác chắn lên. Xong tắc. 2 bên lao vào nhau. Còi xe...
Tắc.
Nếu như chỉ cần tất cả đều đổ ở làn phải thì sẽ không tắc không
Cách nói của cái tay BTGT này không khác các tay chức quyền khác, vẫn là đổ lỗi chung chung mà toàn là đổ vào dân. Mà mấy chú dân nhà ta cũng cà thiếu nghĩ, thấy nói ý thức kém, nghĩ chắc nó nói thằng khác chứ không nói mình thành ra ông bà nào cũng sung sướng lùa theo "tại ý thức người dân kém", tôi dị ứng với câu đó lắm. Tôi để ý người Vịt ra nước ngoài thích nghi văn hóa của họ rất nhanh, cũng rất ý thức. Thế thử hỏi cái ý thức đó từ đâu ra? do môi trường và xã hội ta làm nên đúng không?Em ứ biết thế nào chứ Bác Dũng Hồ nói rằng ý thức người tham gia giao thông kém, chứ nhất định không phải lỗi Bộ GTVT nhà bác, càng không phải lỗi do sự lãnh đạo của Đ anh minh sáng suốt.
Nói thật với cụ em to mồm tí cho đỡ tức chứ em ngày nào mà chẳng bị tắc 1 cái gì đó . Đi siêu thị cũng tắc , đi lễ hội cũng tắc , cuộc sống ngày càng bế tắc . Khái niệm văn hóa xếp hàng hình như không được đưa vào chương trình giảng dạy từ mẫu giáo cho đến đại học . Ức chế nhưng nó hình như sắp thành bẳn sắc dân tộc đến nơi rồi . Buồn vì dân mình không có tính cộng đồng cao , tư tưởng mạnh ai người đấy sống bám rễ quá chặt rồi , đoàn kết dân tộc chống lại áp bức ư hình như cái câu đó quá xa xỉ và cổ điển rồi chỉ dành cho lịch sử thôi . Cái Kim Tự Tháp chỉ là 1 giấc mơCụ này nói chí ní, nhưng hơi đụng chạm . Vodka ở đâu nhỉ, em phải vod cụ vì tinh thần không cam chịu kiếp tắc đường của cụ.
Tại dân mình chém gió nhiều nên nó thế!Tại ý thức người dân , tại mấy thằng như PMU 18 ăn hết đường , tại mấy thằng như Vina xin và mấy thằng bố của nó ăn hết tiền thuế , tại mấy thằng chạy chức ngu mà tỏ vẻ nguy hiểm , tại suy nghĩ cam chịu an phận thủ thường , tại chính sách mị dân , tại vì chúng mình là người việt nam .
Tình trạng giao thông tại VN trở nên nan giải là do ý thức kém, nói thế đúng nhưng chưa đủ.
Em đưa ra nhận định này có lẽ gây shock cho nhiều cụ, đa phần người Việt ứng xử không có văn hóa, không chỉ trong giao thông mà trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Văn hóa là các tầng ứng xử, đáp ứng các chuẩn mực giao tiếp trong XH giữa người với người. Bản năng lớn nhất của con người là hướng đến những cái gì tiện lợi và hợp lí nhất cho bản thân; và phần nhiều là những bản năng đó là không phù hợp, gây cản trở, mâu thuẫn với các chuẩn mực của cộng đồng.
Việc người đi bộ ngang nhiên băng qua đường không màng đến việc cản trở giao thông, không sử dụng lối đi dành riêng, không sử dụng cầu vượt; hoặc ngang nhiên vượt đèn đỏ, xe máy đi vào làn ô tô và ô tô đi lấn làn xe máy; người giao thông không hề có khái niệm đường ưu tiên, phương tiện ưu tiên (nhiều lúc thấy xe cứu thương còi inh ỏi nhưng không ai chịu nhường).... tất cả đều là những ví dụ của hoạt động mang tính bản năng, thiếu đi ý thức cộng đồng, thể hiện văn hóa giao thông thấp kém.
Khi sống trong môi trường có văn hóa, con người luôn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm, nâng cao giá trị bản thân, tôn trọng giá trị bản thân và tôn trọng người xung quanh. Ngược lại, sống trong môi trường ô nhiễm văn hóa khiến các cụ thấy mệt mỏi, coi thường người xung quanh, hướng đến hành vi ứng xử kém văn hóa (vì 1 bản năng nữa của con người là luôn thích hạ nhục người khác).
Điều này các cụ nào từng có thời gian lang thang bên trời Tây chắc sẽ thấm thía.
Tuy nhiên, cần nhắc đến nữa là ảnh hưởng của môi trường tới hành vi cá nhân. Trong môi trường hành xử có văn hóa, việc hành xử thiếu văn hóa sẽ được nhìn nhận 1 cách bao dung hơn, và bản thân cá nhân sẽ nhận ra dần dẫn những lỗi hành vi của mình và sẽ phải sửa đổi nếu muốn nhận được sự tôn trọng của XH. Ngược lại, trong môi trường thiếu văn hóa, đôi khi những ứng xử chuẩn mực lại bị đám đông la ó, chê là hâm...
Một điều nguy hiểm là những hành vi kém văn hóa sẽ được khuyếch đại qua tâm lí đám đông, và gián tiếp làm hại toàn bộ cộng đồng.
Ví dụ đám đông tham gia chắn tàu là 1 ví dụ, ai cũng biết là sẽ tắc đường, nhưng ai cũng hi vọng mình sẽ vượt qua sớm, những cụ chậm chân sẽ bị tắc, kết cục là tất cả đều tắc như nhau.
Em không có ý định rao giảng về vấn đề văn hóa, vì em không phải nhà văn hóa, mà em cũng không tin là ở VN có nhà văn hóa, vì nhà văn hóa đã bị tiệt chủng. Chỉ là những bức xúc chia sẻ nhân 1 ví dụ hay về ý thức giao thông của Việt Nam.