[Funland] Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ và đánh tháng B-52 - Cái nhìn từ­ hai phía

Audioto

Xe tăng
Biển số
OF-12143
Ngày cấp bằng
17/12/07
Số km
1,727
Động cơ
542,068 Mã lực
ĐÁNH B-52 TRÊN ĐỈNH TRƯỜNG SƠN

Cuộc chiến đấu của các trung đoàn tên lửa 237, 238, 275 trên đường Trường Sơn là cả một chiến công thần kỳ, phải có hẳn một cuốn sách dày mới có thể nói hết được. Trong chúng ta, ít ai có thể tưởng tượng được những bệ phóng tên lửa cồng kềnh vẫn thường thấy ở các trận địa xung quanh Hà Nội lại có thể vượt được Cổng Trời trên đường số 12, vượt qua được các trọng điểm Tà Lê, Phu La Nhích... trên đường số 20 để sang tận Lùm Bùm, xuống tận Bản Đông ở Nam Lào rồi lại vòng về đường số 9 qua Lao Bảo, Khe Sanh. Chỉ việc đi thôi đã là khó, huống hồ lại vừa đi vừa chiến đấu, đi dưới sự đánh phá ác liệt ngày đêm của kẻ thù thì lại càng khó khăn biết chừng nào. Nhưng với quyết tâm tìm đánh B-52, các chiến sĩ tên lửa đã bất chấp mọi gian khổ, hy sinh, lập được một số thành tích, tuy vẫn còn rất hạn chế và ít ỏi.

Trong nhưng trận đánh B-52 ở Trường Sơn, trận đánh ngày 18 tháng 3 năm 1971 của tiểu đoàn 69 trung đoàn 237 trên đỉnh Pa Tăng là trận đánh đáng ghi nhớ nhất. Dạo đó, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào đang diễn ra hết sức khẩn trương, quyết liệt. B-52 được sử dụng trung bình hàng ngày 28 lần chiếc. Bước sang tháng 3, ngày cao nhất đã lên tới 49 lần chiếc tập trung đánh từ sông Sê Băng Hiêng sang phía tây, nhằm mục đích chặn quân ta bao vây Bản Đông. Với cương vị là Phó tư lệnh chiến dịch Đường 9 - Nam Lao phụ trách phòng không, tôi mang phương án tác chiến phòng không của đợt ba chiến dịch thông qua các đồng chí Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn. Theo kế hoạch thì tiểu đoàn 84 đã vượt sang Lìm Bùm để tham gia chiến đấu trong đội hình quân binh chủng hợp thành, nhưng lúc này tiểu đoàn 84 bị địch đánh hỏng khí tài, tiểu đoàn 81 chưa vượt khẩu, tiểu đoàn 82 thì đang ở đường số 12 chưa xuống kịp. Vì vậy, bộ đội phòng không tham gia đợt ba chiến dịch vẫn chỉ có trung đoàn 241, trung đoàn 230 pháo cao xạ và lực lượng phòng không của Đoàn 559.

Đồng chí Lê Trọng Tấn hỏi:

- Thế các tiểu đoàn của trung đoàn 237 hiện nay đang ở đâu?

- 82 vừa qua Seng Phan, 83 ở đường số 15, 69 ở km 68 đường số 16. - Tôi báo cáo.

Đồng chí Lê Trọng Tấn chỉ thị:

- Đẩy gấp 69 lên! Hướng bắn là Bản Đông. Đối tượng là B-52. Dứt khoát phải có tên lửa tham gia trong đợt này!

Trở về hầm của mình, tôi cùng các đồng chí Phan Khắc Hy, Nguyễn Văn Thân, Hà Chấp bàn cách thực hiện chỉ thị của Bộ chỉ huy chiến dịch. Kho khăn lớn nhất là vấn đề đường sá. Đường số 16 từ km 40 trở lên km 68 mới mở rộng thêm trước chiến dịch là đường một chiều, toàn lên dốc, nhiều cua hẹp, dốc cao, hẻm sâu, vách đứng cao, tên lửa muốn hành quân được phải mở rộng thêm. Có nhiều đoạn nếu xe ATC đỗ thì xe khác không đi được. Rất ít đoạn có thể quay được đầu xe. Bên kia là tây Trường Sơn. Những hôm trời trong có thể nhìn thấy sông Sê Băng Hiêng. Muốn bố trí trận địa tên lửa bắn được về hướng Bản Đông, nhất thiết phải tìm trận địa ở khu vực đỉnh Trường Sơn này. Nhưng hiện nay chưa có đường đi tới đó. mà muốn có đường cho một tiểu đoàn tên lửa hành quân ở Trường Sơn đâu phải chuyện dễ dàng.

Khó khăn được báo cáo lên Bộ chỉ huy chiến dịch.


Quyết tâm đưa tên lửa lên đỉnh Trường Sơn để đánh B-52 vãn không thay đổi. Khi giao nhiệm vụ lần cuối cho tôi, đồng chí Văn Tiến Dũng nhấn mạnh:

- Đây không phải là vấn đề quân sự mà còn là vấn đề truyền thống, vẫn đề lịch sử. Biết đến bao giờ các anh mới lại có dịp đưa tên lửa lên đỉnh Trường Sơn để đánh B-52.

Chỉ một thời gian ngắn sau đó, với sự nỗ lực phi thường của các đồng chí công binh, thanh niên xung phong và trực tiếp là binh trạm 27, giống như chuyện thần thoại, một con đường mới đã hiện ra giữa núi rừng Trường Sơn trùng điệp. Đó là con đường số 16Đ.

Anh Phan Khắc Hy đi kiểm tra đường về, nét mặt tràn đầy xúc động:

- Vĩ đại quá! Học đến bao nhiêu sách cũng không thể hiểu được sức mạnh vô cùng to lớn của quần chúng.

Anh Hy kể:

- Đường trên đỉnh Trường Sơn sương mù dày đặc hầu như suốt ngày đêm. Bật đèn vàng không thể thấy đường. Bật đèn pha cũng chỉ xuyên thủng được năm đến sáu mét. Nhưng khi bỗng chốc hết mù thì trời lại trong vắt, bọn trinh sát địch có thể trông thấy từng cành cây, ngọn cỏ.

Nhưng bọn địch dù có đầu óc tưởng tượng đến mấy cũng không thể nghĩ được rằng tên lửa lại có thể kéo lên được đỉnh Trường Sơn trong thời điểm đó. Bởi vì trong những tấm ảnh mới nhất về đường mòn Hồ Chí Minh mà Bộ tư lệnh tập đoàn không quan số 7 Mỹ có được cho đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 1971 vẫn chưa có con đường số 16Đ này. Ngày 8 tháng 3 năm 1971 đường mới bắt đầu thông. Và ngày 18 tháng 3 năm 1971, từ những bệ phóng trên đỉnh Trường Sơn này, những quả đạn của tiểu đoàn 69 đã vạch mây mù bay lên, xuyên thẳng vào đội hình B-52 của giặc, lúc đại quân ta đang ào ạt tràn vào Bản Dông.

Trong sổ vàng "đánh thắng B-52", đây là chiếc B-52 thứ bảy bị đền tội. Kíp chiến đấu gồm tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Sang, sĩ quan điều khiển Lê Đông, trắc thủ góc tà Nguyễn Văn Đoàn, trắc thủ cự ly Trần Văn Lợi, trắc thủ phương vị Hà Học Định đã cùng với tiểu đoàn của mình thực sự làm nên một chiến thắng lịch sử.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
trong năm 72 chiến dịch Linebacker 2 thfi tài liệu bộ quốc phòng mỹ công bố có 729 lần B-52 xuất kích
rụng mất 18 và hỏng 9 cái
phía ta thì thông báo bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B- 52, 5 máy bay F 111 và 42 máy bay chiến thuật khác.

con số này chênh vì phía Mỹ thường cho rằng về đến sân bay là không phải mất ( mặc dù về đến nơi cóc bay đc nữa cũng phải chệu)

Trong toàn chiến dịch, quân đội Nhân dân Việt Nam đã phóng 334 đạn tên lửa SA-2, 2.036 viên đạn pháo 100mm, 15.669 viên đạn 57mm, 19.454 viên đạn 37mm, 1.147 viên đạn 14.5mm,
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
e thấy bảo tỉ lệ trung bình là 2 SAM/B52 đúg không a Phương ???
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
e thấy bảo tỉ lệ trung bình là 2 SAM/B52 đúg không a Phương ???
em ơi ! bắn B-52 về sau để tiết kiệm thfi mới bắn theo phương pháp 3 điểm tức là làm 1 nhát 3 phát vào khu vực có nhiễu khả nghi thì ăn đc 1 em B-52 nếu may mắn. còn đợt trc khi áp dụng phương pháp ấy thfi bắn vãi đạn luôn . tỷ lệ 10/1 là ít đấy! Thực ra nếu đợt đó không tập trung tên lửa đánh B-52 thì số lượng máy bay rơi các loại còn nhiều nữa chư skhoong dừng ở đó!
Chính vì ta lãi nên anh Mỹ mới đành ngậm nguồi rút quân vào 73 chớ!
 

anhcobra

Xe container
Biển số
OF-11567
Ngày cấp bằng
13/11/07
Số km
7,040
Động cơ
598,343 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
người trong giang hồ
Thực ra bắn B52 cũng đâu khó nhể, miễn là nhiều hàng. Cứ vùng nhiễu mà phang, kiểu gì chả chết
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
gần như các màn hình trắc thủ của SAM-2 đợt đó gần như trắng nhiễu cả
vì 2 loại nhiễu: CHủ động và thụ động
1 B-52 trang bị từ 12-15 máy gây nhiễu chủ động phát trùng kênh với kênh sóng mà rada VN phát ra chưa kể các loại F-4 A-4 F-8 F-7 bay cùng cũng đều manng thêm máy gây nhiễu .
loại thụ động là các lá nhôm mỏng đc thả bay lơ lửng đc các loại máy bay khác rải trước
tuy nhiên:
Tuy không quân địch gây nhiễu dày đặc nhưng trong mớ hỗn loạn các loại tín hiệu nhiễu trên màn hiện sóng, B-52 không phải là hoàn toàn vô hình nếu tinh mắt vẫn có thể phát hiện được mục tiêu B-52 một cách gián tiếp đó là các đám nhiễu tín hiệu mịn trôi dần theo tốc độ di chuyển của B-52. Tuy các đám nhiễu này kích thước to không hiển thị rõ rệt để có thể xác định mục tiêu chính xác và điều khiển tên lửa chính xác nhưng cẩm nang đã đề ra biện pháp bắn theo xác suất: bắn một loạt các quả đạn tên lửa vào đám nhiễu theo cự ly giãn cách nhất định sẽ có xác suất tiêu diệt mục tiêu khá cao, phương án bắn xác suất này được "cẩm nang" gọi là "phương án P".
Đồng thời "cẩm nang" cũng chỉ ra khi mục tiêu B-52 đi thẳng vào đài phát cường độ nhiễu sẽ tăng lên nhưng tín hiệu mục tiêu sẽ tăng mạnh hơn, mục tiêu sẽ hiển thị khá rõ nét, đây là thời cơ có thể bắn điều khiển tên lửa chính xác theo "phương án T" khi đó chỉ cần 1 đến 2 quả tên lửa B-52 sẽ phải rơi tại chỗ.
Trong "cẩm nang" đồng thời cũng đề ra các hướng dẫn cụ thể cho các cấp chỉ huy các tiểu đoàn tên lửa về công tác chỉ huy, cách chọn giải nhiễu, chọn thời cơ phát sóng, cự ly phóng đạn, phương pháp bắn, phương pháp bám sát mục tiêu trong nhiễu...

Có thể lợi dụng những điểm yếu trong chiến thuật sử dụng B-52 của không quân chiến lược Mỹ: khi bay trong đội hình ban đêm, để giữ liên lạc với lực lượng tiêm kích yểm hộ để khỏi bị đâm nhau và bắn nhầm máy bay B-52 luôn phát tín hiệu vô tuyến và bật đèn để làm tiêu giữ cự ly giãn cách. Điều này đã bị đối phương khai thác triệt để, các đơn vị radar và tên lửa không phát sóng, chỉ mở máy thu định vị vẫn biết được tình hình di chuyển của các toán B-52. Các đơn vị tên lửa của Quân dội nhân dân Việt Nam chỉ phát sóng sục sạo tìm mục tiêu và sóng điều khiển tên lửa ở các thời điểm thuận lợi nhất.
Chiến thuật gây nhiễu chủ động của Mỹ cũng có thiếu sót và bị đối phương khai thác tối đa: các máy gây nhiễu chủ động của không quân Mỹ chỉ tập trung trấn áp các tần số sóng của radar tên lửa và không quân mà không trấn áp các radar điều khiển các cỡ pháo cao xạ phòng không khác vì cho rằng các loại súng này không thể gây nguy hại cho B-52. Điều này đã được phòng không Bắc Việt Nam khai thác triệt để: tất nhiên các radar của pháo phòng không không thể tích hợp điều khiển tên lửa, nhưng các số liệu của nó cho phép cân nhắc để khẳng định mục tiêu B-52. Đặc biệt các loại radar này đã góp phần phát hiện thủ đoạn của không quân Hoa Kỳ tạo tín hiệu B-52 giả để tiêu hao đạn tên lửa của Bắc Việt Nam.
 

duongduatuthan

Xe máy
Biển số
OF-81821
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
54
Động cơ
414,530 Mã lực
Bác công phu quá, cảm ơn bác, để mang về rồi từ từ suy ngẩm
 

Audioto

Xe tăng
Biển số
OF-12143
Ngày cấp bằng
17/12/07
Số km
1,727
Động cơ
542,068 Mã lực
[FONT=&quot]Ngày 6 tháng 4 năm 1972, đế quốc Mỹ chính thức gây lại cuộc chiến tranh phá hoại thứ hai đối với miền Bắc nước ta. Khác với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Giôn-xơn là leo thang dần dần, vừa leo thang vừa thăm dò, lần này Ních-xơn đã leo một cách hộc tốc, vội vã, với tất cả sức mạnh được tích lũy sau bốn năm "mài nanh, giũa vuốt". Ngày 6 tháng 4 năm 1972 mở lại cuộc chiến tranh thì ngày 6 tháng 4, nghĩa là chỉ mười ngày sau, chúng đã leo đến nấc thang cao nhất, đánh thắng vào Hà Nội, Hải Phòng. Điều mà Giôn-xơn phải mất hai năm thì Ních-xơn chỉ cần trong mười ngày.

Các lực lượng phòng không và nhân dân miền Bắc thực sự phải đương đầu với một thử thách mới hết sức nghiêm trọng trước một kẻ thù tàn bạo và xảo quyệt. Những vũ khí mới, những thủ đoạn mới về chiến thuật, kỹ thuật của không quân Mỹ lần này đã gây những khó khăn lớn về mặt tác chiến đối với các binh chủng Tên lửa, Cao xạ, Không quân và Ra-dar ta. Các mục tiêu bảo vệ lần lượt bị đánh hỏng nhanh chóng. Cầu Hàm Rồng từng hiên ngang đứng vững trong bốn năm chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, bị gãy gục chỉ sau một trận đánh bằng bom la-de. Hiệu suất chiến đấu của bộ đội tên lửa giảm sút rõ rệt, hiện tượng đạn rơi xuống đất trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Chỉ trong tháng 4 và tháng 5 đã có đến 70- quả đạn mất điều khiển, trong đó có 37 quả rơi xuống đất. Tình hình chiến đấu của bộ đội ra-dar thật đáng lo ngại, những công trình nghiên cứu về "bắt B-52" trước đây, nay tỏ ra ít hiệu quả. Ngày 16 tháng 4 năm 1972, khi B-52 thật vào Hải Phòng thì không được thông báo rõ ràng, nhưng khi B-52 giả vào thì đường bay trên bảng tiêu đồ lại y như thật. Ngày hôm đó, bộ đội tên lửa Hải Phòng đã phóng lên hơn 90 quả đạn mà chỉ được công nhận bắn rơi 1 B-52. Cũng trong ngày 16 tháng 4 năm 1972, bộ đội tên lửa được lệnh đánh "mãnh liệt" vào các "tốp B-52", những chiếc MiG-21 cũng cất cánh để chặn đánh các "tốp B-52" nhưng chỉ gặp mây và gió. Ngày hôm đó B-52 không vào Hà Nội!

Trong cuộc chạy đua kỹ thuật với bọn Mỹ, chúng ta tạm thua một hiệp. Theo tôi, nói ra điều này chẳng có gì phải xấu hổ. Chúng ta phải nhận rằng, về mặt nào đó, chúng ta chưa theo kịp sự phát triển của tình hình. Trong lúc kẻ địch luôn tìm cách cải tiến trang bị kỹ thuật thì chúng ta có lúc hầu như dừng lại, thỏa mãn, tự bằng lòng với những cái mà chúng ta đã đạt được cách đây ba, bốn năm.

***

[/FONT] Trên cơ sở những kinh nghiệm nóng hổi của những trận đánh B-52 trong sáu tháng đầu năm, đặc biệt là các trận đánh ở Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng ngày 16 tháng 4 năm 1972, một phương án đánh B-52 tương đối hoàn chỉnh đã được hoàn thành trong tháng 7.

Bản phương án đánh B-52 lần này được ra đời trong bối cảnh cục diện trên chiến trường chính đang ở thế giằng co. Ta tiếp tục tiến công, còn địch thì điên cuồng phản kích hòng cứu vãn thế thất bại. Bộ Tổng tham mưu lệnh cho Quân chủng phải hoàn thành thế trận đánh B-52 trước ngày 20 tháng 7 năm 1972. Sau đây là những điểm đáng chú ý của phương án:

- Sắp tới địch sẽ tiến hành một bước leo thang cao nhất, mục đích gây sức ép mạnh đối với ta, bằng một đợt đánh ồ ạt bằng B-52, kết hợp với máy bay chiến thuật của không quân và hải quân đánh ra ngoài vĩ tuyến 20, hướng là đường số 1 nam, 1 bắc, Thái Nguyên, Hải Phòng và Hà Nội, các vùng ngoại vi sát trung tâm. Nhất là Hà Nội, Hải Phòng, chủ yếu là Hà Nội. Đợt đánh kéo dài từ năm đến bảy ngày.
- B-52 sử dụng trên dưới 50 lần chiếc ngày, trong một khu vực mục tiêu trên dưới 30 chiếc. Máy bay của hải quân có thể dùng ba đến bốn tàu chở máy bay. Không quân sử dụng toàn bộ không quân ở Thái Lan, mỗi ngày sử dụng 250 đến 300 lần chiếc. Cao nhất có thể 350 chiếc.

B52 sẽ đánh kết hợp với cường kích.

B-52 đánh đêm là chủ yếu. Tăng cường cường kích và tiêm kích đi yểm hộ và hộ tống B-52, kết hợp đánh xen kẽ khu vực mục tiêu của B-52 cả đêm và đánh bổ sung ban ngày.

- Tăng cường nhiễu để che giấu đội hình, làm rối loạn thông tin, nghi binh tạo nên tốp B-52 giả xen kẽ với tốp B-52 thật.
- Tăng cường đối phó với lực lượng phòng không, sử dụng cường kích đánh phá tiêu hao tên lửa, đánh phá sân bay, đánh thành đợt trước và trong quá trình B-52 đánh phá.

Về ta, Quân chủng chủ động và phát huy sức mạnh tổng hợp đánh bại bước leo thang mới của địch. Kiên quyết bắn rơi tại chỗ máy bay B-52.

- Xác định lực lượng chủ yếu đánh B-52 là tên lửa và không quân, không quân chủ yếu là MiG-21. Dự kiến trung đoàn 267 là lực lượng dự bị của chiến dịch.
- Chuẩn bị hình thành thế bố trí kết hợp cao xạ và tên lửa. Cao xạ bảo vệ trực tiếp mục tiêu, bảo vệ tên lửa đánh cường kích. Pháo 100mm tham gia đánh B-52. Tên lửa đánh cả cường kích và B-52, bố trí thành thế đánh kết hợp chính diện, đánh sườn và phía sau, lấy Hà Nội là hướng chủ yếu cảu đợt đánh. Tranh thủ phát hiện mục tiêu B-52 trong nhiễu, điều khiển đạn bằng phương pháp hiệu quả nhất. Chuẩn bị có những đơn vị phục kích từ xa (Mộc Châu, Bá Thước...).
- Không quân cất cánh đánh địch từ xa ngoài vòng hỏa lực của tên lửa.
- Radar rút kinh nghiệm xây dựng quy trình thao tác phát hiện B-52, nhất là phân biệt thật, giả, chống bất ngờ, kiên quyết không để lọt B-52.

[FONT=&quot]Sau khi phương án tháng 7 được Bộ Tổng Tham mưu thông qua, Bộ tư lệnh Quân chủng tổ chức hội nghị phổ biến cho các binh chủng, các sư đoàn. Tiếp đó, các binh chủng, các sư đoàn, các cơ quan khẩn trương chuẩn bị phương án đánh B-52 của đơn vị mình.


[/FONT]
 
Chỉnh sửa cuối:

Audioto

Xe tăng
Biển số
OF-12143
Ngày cấp bằng
17/12/07
Số km
1,727
Động cơ
542,068 Mã lực
Tuy tất cả chúng tôi đều đã nắm được diễn biến chiến đấu từng ngày, từng trận, nhưng chiều nay, nghe đồng chí Tham mưu phó Nguyễn Hữu Ích hệ thống lại tình hình chiến đấu của một tuần, chúng tôi vẫn cảm thấy như được sống lại những giây phút hào hùng của những trận thắng vang dội vừa qua. Đặc biệt, chúng tôi dừng lại trao đổi khá lâu ở trận đánh đêm 20 rạng ngày 21, trận đánh mang đầy đủ tính chất của một trận đánh tiêu diệt, một trận then chốt. Đêm 20, bọn địch vẫn chưa thay đổi quy luật về thủ đoạn đánh phá. Với tổng số 93 lần chiếc B-52, 151 lần chiếc máy bay chiến thuật, địch tổ chức đánh 3 trận vào Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng. Riêng Hà Nội địch dùng B-52 đánh hai trận, một trận lúc 19 giờ 30 phút và một trận lúc 4 giờ 33 phút. Phát hiện được địch từ xa và do rút kinh nghiệm của đêm trước, ngay từ đầu, hai MiG-21 đã được lệnh cất cánh đánh địch ở vòng ngoài. Tuy không gặp được B-52 nhưng máy bay ta đã làm cho bọn tiêm kích bao quanh B-52 phải tán loạn đội hình, tạo điều kiện thuận lợi cho tên lửa đánh địch. Ngay loạt đạn đầu tiên, hồi 20 giờ 30 phút, tiểu đoàn 93 ở trận địa Phú Thụy đã bắn rơi tại chỗ một B-52 ngay trên đất Yên Viên, mục tiêu mà bọn này được lệnh đánh phá. Bốn phút sau, tiểu đoàn 77, tiểu đoàn đã bắn rơi tại chỗ một B-52 đêm 18 tháng 12, lại bắn rơi chiếc B-52 thứ hai trong đêm tại xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì. Đặc biệt, chỉ trong vòng năm phút, từ 5 giờ 9 phút đến 5 giờ 14 phút, các tiểu đoàn 57, 77, 79 từ các trận địa Đại Đồng, Chèm, Đông Mai, chỉ bằng bảy quả đạn đã bắn rơi liên tiếp bốn B-52, trong đó có ba chiếc rơi tại chỗ. Đây là trận đánh đạt hiệu suất chiến đấu cao nhất từ trước tới nay trong lịch sử của bộ đội tên lửa. Tổng hợp chung trận thắng oanh liệt đêm 20 rạng ngày 21 tháng 12, toàn miền Bắc đã bắn rơi tất cả 19 máy bay địch, trong đó có 3 F-4, 1 F-111 và 1 A-6 rơi tại chỗ. Riêng bộ đội tên lửa Hà Nội bắn rơi 7 B-52, có năm chiếc rơi tại chỗ. Đặc biệt xuất sắc trong trận này là tiểu đoàn 77, chỉ còn 6 quả đạn đã đánh tất cả ba trận cho đến lúc "trắng bệ", bắn rơi tại chỗ hai B-52. Đáng chú ý là ở tiểu đoàn 57, do đạn thiếu, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt đã phải cân nhắc từng quả một, trong ba phút đánh hai trận, mỗi trận một quả, bắn rơi hai máy bay B-52, trong đó có một chiếc rơi tại chỗ.

Phấn khởi thì phấn khởi thật, nhưng vấn đề đặt ra đối với chúng tôi trong buổi giao ban chiều gày 24 tháng 12 cũng rất căng thẳng. Nổi lên là vấn đề sử dụng lực lượng và vấn đề đạn tên lửa. Một lần nữa tôi lại nêu vấn đề điều trung đoàn 267 ra bảo vệ Hà Nội. Bởi vì, địch giãn B-52 ra vòng ngoài chỉ là để trấn an bọn phi công sau những trận thua thiệt quá nặng. Chúng vẫn còn tiềm lực và nhất định sẽ còn đánh trở lại Hà Nội để tiếp tục gây sức ép tối đa với ta, hòng đạt được ý đố đàm phán trên thế mạnh. Việc B-52 giãn ra vòng ngoài còn nhằm kéo lực lượng ta ra để bất ngờ đánh trở lại khu vực chủ chốt. Đồng chí Nguyễn Quang Bích cũng nhất trí với kiến nghị này và đề nghị "Nếu không đồng ý đưa 267 ra thì đưa bớt hai tiểu đoàn của 275 ra Nam Hà và dịch 267 lùi ra".

[FONT=&quot]Tuy nhiên cũng có ý kiến nhân lúc địch giãn ra, đưa một phần lực lượng tên lửa của Hà Nội ra vùng ngoài để đánh B-52, cụ thể là điều tiểu đoàn 71, 72 ra khu vực Kép, điều trung đoàn 257 lên hướng Việt Trì, Thái Nguyên, còn ở Hải Phòng thì điều hai tiểu đoàn ra khu vực Bãi Cháy.[/FONT]

[FONT=&quot] Tất cả những ý kiến này đều được báo cáo lên Bộ Tổng tham mưu và sẽ đưa ra bàn bạc thêm trong cuộc họp rút kinh nghiệm chiến đấu ngày hôm sau của cán bộ quân chính toàn Quân chủng.[/FONT]

[FONT=&quot] Đêm 24 tháng 12, từ 19 giờ 50 phút đến 20 giờ 30 phút, địch dùng 33 lần chiếc B-52 từ căn cứ U-ta-pao, có 34 lần chiếc không quân chiến thuật yểm hộ, tổ chức đánh một trận vào khu gang thép Thái Nguyên. Pháo cao xạ 100 của trung đoàn 256 thuộc Quân khu Việt Bắc đánh trả mãnh liệt, bắn rơi một B-52.[/FONT]

[FONT=&quot] 24 giờ, địch tạm ngừng đánh phá để nghỉ lễ Nô-en, kết thúc giai đoạn một của chiến dịch và chờ "tín hiệu" trả lời của ta[/FONT]​
 
Chỉnh sửa cuối:

Audioto

Xe tăng
Biển số
OF-12143
Ngày cấp bằng
17/12/07
Số km
1,727
Động cơ
542,068 Mã lực
Ngày 26 tháng 12.

Sau 36 giờ ngừng đánh, từ 13 giờ, địch dùng 56 lần chiếc máy bay chiến thuật vào đánh ngoại vi Hà Nội và lùng sục đánh các trận địa tên lửa. Nắm thời cơ thời tiết xấu, tiểu đoàn tên lửa 72 tranh thủ bắn rơi một F-4.

Đó là màn giáo đầu cho một trận đánh lớn. Sau này, chúng ta được biết bọn địch đã chuẩn bị cho trận đánh này hết sức chu đáo, tỉ mỉ, hơn cả trận mở đầu chiến dịch ngày 18 tháng 12.

Lần trước bọn chúng chủ quan ỷ vào vũ khí kỹ thuật, đánh giá sai đối tượng nên đã chuốc phải thất bại thảm hại. Đến lúc này cả Lầu năm góc và Nhà trắng mới tỉnh người ra. Chúng họp hành liên miên, căng thẳng. “Những bộ óc thông minh nhất của nước Mỹ” được tập hợp lại. Các chủ hãng sản xuất các thiết bị điện tử cũng được mời đến hỏi ý kiến. Bọn tham mưu Mỹ bù đầu vào rút kinh nghiệm, soạn thảo kế hoạch, quyết làm một trận “sống mái” với đối phương để rửa hận. Bản kế hoạch tác chiến của trận đánh này kèm theo bản đồ sử dụng lực lượng, mục tiêu đánh phá… đã được in lại trong tạp chí Không quân của Mỹ.

Theo bản kế hoạch đó thì số lượng B-52 Mỹ tung ra trọng trận này lên tới 129 chiếc. Còn theo thống kê của chúng ta là 105 chiếc. Dù sao cũng là trận có mật độ B-52 cao nhất trong chiến dịch 12 ngày đêm.

Đêm 26, lúc 18 giờ, khi tôi bước vào Sở chỉ huy thì tất cả đã sẵn sàng. Đồng chí trực ban trưởng Nguyễn Bắc đã phát lệnh cấp một từ lúc 17 giờ 35 phút, ngay khi nhận được thông báo của Cục 2: “Từ 18 đến 20 giờ có 30 đến 40 chiếc B-52 hoạt động”. Bên ngoài trời rất lạnh, nhưng không khí trong căn hầm thật ấm áp.

Trên bảng đèn tín hiệu, những ngọn đèn đỏ bắt đầu bật sáng, nhấp nháy, báo hiệu tất cả các đơn vị trong toàn Quân chủng đã sẵn sàng chiến đấu, kể cả ba trung đoàn tên lửa ở phía Nam.

18 giừo 12 phút, bọn cường kích hải quân bắt đầu hoạt động ở hướng Hải Phòng. Đêm nay B-52 sẽ vào Hải Phòng trước chăng? Tôi bảo đồng chí sĩ quan phương hướng nhắc sư đoàn 363 không được dùng tên lửa đánh cường kích, phải dành đạn để đánh B-52.​



18 giừo 50 phút, hai tốp cường kích hạot động ở hướng tây-nam, vùng Mộc Châu, Hòa Bình.

20 giờ 33 phút, một EB-66 hoạt động ở đông Sầm Nưa, nam Nà Sản.

20 giờ 35 phút, một tốp hai chiếc hoạt động hướng đông-nam, từ đông Ròn đến nam cửa Văn Lý.

21 giờ 48 phút, hai tốp tám chiếc tiêm kích, độ cao bảy ki-lô-mét bay lượng từ Lào, Tây Bắc, Vĩnh Yên, Sơn Tây, dọc theo đường số 6 sang Hòa Bình, vòng lên Nghĩa Lộ, Phú Thọ. Rất dễ dàng nhận thấy bọn này là bọn chặn kích và kết hợp thả nhiễu tiêu cực phủ kín một hành lang dài từ tây lên tây-bắc, cách Hà Nội khoảng 40 đến 50 ki-lô-mét.

21 giờ 57 phút, các đài nhìn vòng bào về có nhiễu tích cực xuất hiện ở hướng tây-nam cường độ hai. Trưởng phòng quân báo Lê Tư, trưởng phòng tác chiến Lê Thanh Cảnh, trực ban trưởng Nguyễn Bắc chăm chú theo dõi tình hình địch đều có chung một nhận xét là kẻ địch hôm nay hoạt động khẩn trương và dồn dập. Tất cả đều thông nhất địch hoạt động ở các hướng khác nhau chính là nhằm mục địch dọn đường cho B-52 vào. Như vậy khả năng B-52 sẽ đột nhập cùng một lúc nhiều hướng, làm cho ta lúng túng trong cách đánh. Tình huống chiến đấu này sẽ diễn ra rất phức tạp. Tôi trực tiếp cầm máy giao nhiệm vụ cho sư đoàn 361 phải chú ý cả ba hướng như đã dự kiến và nhắc nên giao nhiệm vụ chính cho các cụm hỏa lực phụ trách từng hướng để bộ đội có thể chủ động, linh hoạt trong cách đánh.

Trận đánh đêm 26 tháng 12 diễn ra đúng như nhận định của ta. Từ 22 giờ 5 phút đến 22 giờ 52 phút, địch đã dùng 105 lần chiếc B-52 vào 110 lần chiếc máy bay chiến thuật hộ tống đồng thời vào đánh ba khu vực một lúc. 66 lần chiếc B-52 vào đánh Hà Nội, 21 lần chiếc B-52 vào đánh Thái Nguyên, 18 lần chiếc B-52 vào đánh Hải Phòng.

Đêm hôm đó Hải Phòng bắn rơi hai B-52. Tiểu đoàn tên lửa 81 trung đoàn 238 bắn rơi một máy bay B-52 vào hồi 22 giờ 36 phút. Đại đội 174 pháo cao xạ 100 trung đoàn 252 bắn rơi một B-52 vào hồi 2 giờ 24 phút.

Tại Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra đặc biệt sôi nổi. 66 lần chiếc B-52 chia nhau cùng một lúc đột nhập ba hướng: tây-nam, tây và tây-bắc, đông-bắc. Chúng vào hướng nào cũng bị đánh quyết liệt. Bầu trời Hà Nội rực sáng như một đêm hội. Những đám cháy B-52 bùng lên như những chiếc nhà cháy giữa lưng trời. Chuông điện thoại réo liên hồi trong Sở chỉ huy. Nhiều nhất luúcnày là điện báo cáo bắn rơi B-52 của sư đoàn 361. Đặc biệt phấn khởi là tin của Bộ tư lệnh Thủ đô cho biết có hai chiếc B-52 rơi ngay tại Hà Nội, một chiếc ở cửa hàng ăn uống Tương Mai, một chiếc ở xã Đình Công ngay phía sau sân bay Bạch Mai. Tôi bảo đồng chí Lê Tư cho trợ lý đến ngay hai địa điểm này để thu thập tài liệu của bọn giặc lái. Thật là một đêm chiến đấu sôi nổi, hào hùng. Chỉ trong vòng 18 phút, từ 22 giờ 29 phút đến 22 giờ 47 phút, bộ đội tên lửa Hà Nội đã liên tiếp bắn rơi năm máy bay B-52, có bốn chiếc rơi tại chỗ. Đây là một trận đánh tiêu diệt, đạt hiệu suất chiến đấu cao, làm cho đêm cố gắng cao nhất của bọn không quân chiến lược Mỹ trở thành đêm hãi hùng nhất đối với chúng. Cũng trong đêm này, trong thời gian ngắn ngủi chưa đầy một tiếng đồng hồ của đợt đánh, bộ đội cao xạ Quân khu Việt Bắc cũng được công nhận bắn rơi một B-52.

Như vậy là trong đêm 26 tháng 12 năm 1972, tám chiếc B-52 đã bị diệt, trở thành đêm bị thiệt hại lớn nhất trong cuộc tập kích 12 ngày đêm của kẻ thù. Tỷ lệ suýt soát tám phần trăm B-52 bị diệt trong một trận đánh là một đòn nặng nề có tính chất quyết định, chẳng những làm suy sụp tinh thần và ý chí của bọn không quân chiến lược Mỹ mà cả Nhà trắng và Lầu năm góc cũng không ngờ tới. Trận đánh mang đầy đủ tính chất một trận then chốt. Sau trận này, kết kục của chiến dịch đã được định đoạn. Bị quất một đòn đay, địch như không thể gượng dậy được nữa cho đến ngày bị đánh bại hoàn toàn.​
 

Audioto

Xe tăng
Biển số
OF-12143
Ngày cấp bằng
17/12/07
Số km
1,727
Động cơ
542,068 Mã lực
[FONT=&quot]Chiếc B-52 cuối cùng[/FONT]

Đêm 27, địch dùng tất cả 54 lần chiếc B-52, có 66 lần chiếc không quân chiến thuật yểm hộ, tập trung đánh lại các khu vực Đông Anh, Yên Viên, Bạch Mai, Văn Điển, Khuyến Lương, Đa Phúc. Trận đánh bắt đầu từ lúc 22 giờ 30 phút đến 23 giờ 30 phút. Xen kẽ giữa thời gian hoạt động của B-52 có 17 lần chiếc F-111 thay nhau vào đánh phá. Cùng thời gian đó, máy bay hải quân vào đánh phá khu vực Hải Phòng.
Đêm nay, theo phương án đánh địch đã được Bộ Tổng tham mưu thông qua, Bộ Tư lệnh Quân chủng quyết tâm cho không quân cất cánh đánh địch ở vòng ngoài. Nhờ có dẫn đường tốt, biên đội Phạm Tuân cất cánh và đã bắn rơi B-52. Đây là chiếc B-52 đầu tiên bị bộ đội không quân nhân dân Việt Nam bắn rơi.

Bộ đội tên lửa Hà Nội tiếp tục phát huy khí thế chiến thắng của trận đánh đêm 26, với 32 quả đạn đã bắn rơi bốn B-52, có hai chiếc rơi tại chỗ. Một chiếc do tiểu đoàn 94 bắn rơi tại Quế Võ, Hà Bắc, một chiếc do tiểu đoàn 72 bắn rơi ngay tại đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội. Không thể nào quên được những giây phút sôi động trong căn hầm Sở chỉ huy lúc đó. Nếu như có những niềm vui đến nghẹt thở, có những giây phút sung sướng đến bàng hoàng thì chính là lúc này đây.
Thế là chỉ trong vòng mười ngày, Mỹ đã ba lần gửi công hàm cho ta. Lần đầu, ngày 18 tháng 12 lời lẽ láo xược. Lần thứ hai, ngày 22 tháng 12, tuy còn ra vẻ cứng nhưng cũng đã núng thế. Còn lần này thì rõ ràng là cầu xin. Ta đang ở thế mạnh, thế thắng, nhưng ta đầy thiện chí vì chúng ta bao giờ cũng mong muốn hòa bình. Chính phủ ta chấp nhận lời yêu cầu cảu họ và hẹn gặp tại Pa-ri ngày 8 tháng 1 năm 1973 với điều kiện là phải lập tức trở lại nguyên trạng trước ngày 18 tháng 12 năm 1972.

Đúng 7 giờ sáng ngày 30 tháng 12 năm 1972, Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom, chấm dứt cái mà sau này thế giới phương Tây gọi là "Tấn thảm kịch Lai-nơ bếch-cơ 2".

"Lai-nơ bếch-cơ 2" được dịch ra là "Người cứu trợ chính sách 2" bắt đầu từ ngày 18 tháng 12 và kết thúc ngày 30 tháng 12 năm 1972

Trong những ngày này, người Hà Nội đi đâu, ở đâu, gặp nhau là nhắc đến B-52, kể chuyện chiến thắng B-52. Ai cũng có chung ý nghĩ là chiến thắng B-52 đã làm cho mùa xuân năm nay đến sớm. Ngay từ sáng mùng một Tết Dương lịch, cả Hà Nội đã rực rỡ cờ hoa. Hoa Ngọc Hà năm nay có thêm xác B-52 "tưới bón" nên hình như càng thêm tươi, thêm đẹp. Tấm lịch treo có hình cô gái Ngọc Hà tưới hoa bên xác B-52 trở thành mặt hàng được nhiều người ưa thích. Ai cũng muốn có một tờ lịch như vậy treo ở nhà mình, chỉ vì một điều đơn giản là trong tấm lịch có xác chiếc B-52.

Cả nước dành cho bộ đội phòng không - không quân, đặc biệt là bộ đội tên lửa những tình cảm thắm thiết nhất. Bởi ai cũng biết trong chiến thắng hiển hách vừa qua, bộ đội tên lửa đã góp phần xuất sắc. Trong tổng số 34 máy bay B-52 bị bắn rơi trong 12 ngày đêm lịch sử, bộ đội tên lửa đã bắn rơi 30 chiếc, trong đó riêng bộ đội tên lửa bắn rơi 25 chiếc. Trong tổng số 68 chiếc B-52 bị quân và dân ta bắn rơi, bộ đội tên lửa đã bắn rơi tất cả 61 chiếc, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ.
Trung tâm sự kiện mùa xuân năm 1973 ở Hà Nội là bãi xác B-52 ở vườn Bách Thảo. Hàng chục vạn người đã kéo về đây để chiêm ngưỡng chiến công lừng lẫy có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Suốt mấy ngày Tết, người kéo về đây như trảy hội. Không chỉ có người Hà Nội, mà đồng bào từ các địa phương xa xôi cũng kéo về. Không chỉ có đồng bào ta, mà còn rất đông khách nước ngoài. Những người từ khắp bốn biển năm châu, từng lo lắng cho ta, từng ủng hộ ta, nay đến chia vui chiến thắng với chúng ta. Họ đến để được chính mắt trông thấy "con ngoáo ộp B-52", "thần tượng của không lực Hoa Kỳ" đã phơi xác một cách thảm hại dưới chân người Hà Nội như thế nào. Thì ra đế quốc Mỹ không có gì đáng sợ! Họ lắm súng, nhiều tiền, nhưng hoàn toàn có thể bị đánh bại. Sự khẳng định đó là đóng góp lớn lao của dân tộc ta, và chiến công đánh thắng B-52 lần này là một minh chứng hùng hồn.

Cũng tại làng hoa Ngọc Hà, tôi bắt gặp một hình ảnh khó quên khác. Đó là ngôi nhà một ông cụ bị xác B-52 rơi xuống làm sụp đổ tan tành. Ngôi nhà đối với một gia đình đâu phải chuyện nhỏ. Đôi khi nó là cả một cuộc đời tần tảo sớm hôm. Những đứng trước ngôi nhà đổ của mình, nét mặt ông cụ lại cứ tươi như hoa. Hơn thế nữa, ông cụ trở thành người thuyết minh cái trận thắng tuyệt vời đêm 27 tháng 12 năm 1972 ấy. Hết đoàn này, đoàn khác đến, ông cụ cứ thuyết minh không biết mệt. Câu kết thúc của ông cụ bao giờ cũng là: "Bộ đội tên lửa ta làm sao mà đánh giỏi thế! Nó bay tận chín tầng mây mà vẫn vít cổ nó xuống tận đây được!".
 

tuanzs

Xe container
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
8,666
Động cơ
526,482 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Quá tuyệt
Dài quá em đọc từ từ vậy
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top