[Funland] Tại sao các Bank Nước ngoài muốn rời bỏ xứ thiên đường ?

hoasauhanoi

Xe tải
Biển số
OF-427177
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
240
Động cơ
217,600 Mã lực
Tuổi
44
Đọc bài báo này, Em thấy lăn tăn quá, tại sao mọi chỉ số vĩ mô công bố đều tốt mà các Bank Ngoại lại định rời đi ? Các cụ cao thủ thông não giúp Em:

Hàng loạt ngân hàng ngoại muốn rút vốn khỏi Việt Nam, trùng hợp hay xu hướng?
15:35 | 04/07/2017


Trong thời gian gần đây, khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam đã có động thái thu hẹp hoạt động, hoặc rút vốn khỏi một ngân hàng nội. Vậy, chuyện gì đang xảy ra với hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam?


Ảnh minh họa.

Hàng loạt ngân hàng ngoại muốn thu hẹp hoạt động, rút vốn
Mới đây, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vừa công bố nhận chuyển giao toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Toàn bộ cuộc chuyển giao dự kiến sẽ được hoàn tất trong quý III năm nay.

Được biết, CBA Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động vào năm 2008. Hai năm sau, ngân hàng mẹ CBA đã đầu tư vào VIB với phần vốn góp 15% và sau đó nâng tỷ lệ lên 20%. Hiện CBA là nhà đầu tư chiến lược và cổ đông lớn nhất của VIB. Ngân hàng đến từ Úc cũng đang giữ 2 ghế trong HĐQT và 1 ghế trong BKS của VIB.

Như vậy, sau gần chục năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, CBA đã bắt đầu có động thái chuyển giao. Theo một số chuyên gia, về bản chất, đây là sự thu hẹp hoạt động tại Việt Nam của ngân hàng.

Dù không diễn ra rầm rộ nhưng có thể thấy, trong thời gian gần đây, khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam cũng đang có những động thái tương tự.

Hồi giữa tháng 6 vừa qua, trên trang web chính thức, Techcombank đã có thông báo về việc xin ý kiến cổ đông thông qua đề xuất mua lại 19,41% vốn mà HSBC nắm giữ sau 12 năm gắn bó.

Với mức giá mua đề xuất không thấp hơn 23.455 đồng/cổ phần, ước tính giá trị thương vụ sẽ lên đến hơn 4 nghìn tỷ đồng.

Việc thoái vốn của HSBC được dự báo sẽ gây áp lực cho Techcombank tìm đối tác có đủ tiềm năng để bán lại số cổ phần này, cũng như khiến ngân hàng phải hoãn kế hoạch tăng vốn điều lệ từ mức 8.878 tỷ đồng lên mức 14.000 tỷ đồng trong năm 2017.

Trước đó hai tháng, ngân hàng ANZ Việt Nam ra thông cáo cho biết đã bán toàn bộ mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam cho một đối tác nước ngoài là ngân hàng Shinhan Việt Nam.

Thỏa thuận với ngân hàng Shinhan Việt Nam bao gồm chuyển giao 8 chi nhánh và phòng giao dịch của ANZ Việt nam tại Hà Nội và Tp.HCM, cũng như nhân viên khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Phụ thuộc vào sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền, ANZ dự kiến cuộc chuyển giao mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho ngân hàng Shinhan Việt Nam sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2017.

Trước đó, hồi cuối tháng 3/2016, “ông lớn” Standard Chartered cũng đã gây xôn xao thị trường khi bất ngờ rút hai đại diện của mình khỏi ACB. Và tại ĐHĐCĐ thường niên ACB năm 2017 tổ chức hồi tháng 4 mới đây, phía Standard Chartered cũng đã xác nhận kế hoạch thoái vốn đang trong tiến trình thảo luận. Theo quy định, nhà đầu tư tổ chức là nước ngoài muốn rút ra khỏi ngân hàng Việt Nam thì phải rút khỏi HĐQT 18 tháng trước ngày chuyển nhượng cổ phần.

Vì sao?
Việc hàng loạt các “ông lớn” trong ngành tài chính thế giới muốn rút vốn khỏi ngân hàng Việt sau một thời gian hợp tác chỉ là do sự thay đổi về chiến lược kinh doanh hay là một điềm báo gì khác về môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam?

Trao đổi với phóng viên BizLIVE, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đây là một xu hướng đáng lo ngại, cho thấy thị trường tài chính Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro và không mang lại lợi nhuận kỳ vọng cho các nhà đầu tư ngoại.

“Ngược với một số chuyên gia nhận định đây là một trường hợp riêng lẻ, tôi cho rằng đây là một động thái mang tính chất xu hướng. Và việc ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ngân hàng phương Tây dần dần rút khỏi Việt Nam là một xu hướng đáng lo ngại”, ông Hiếu nói.

“Ngành ngân hàng Việt Nam trước đây từng là một địa chỉ hấp dẫn. Cách đây hơn 20 năm khi tôi mới về Việt Nam, có một làn sóng ngân hàng nước ngoài đổ về Việt Nam hoạt động dưới hình thức các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các văn phòng đại diện, sau đó thì có các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được mở. Nhưng khoảng hơn 5 năm trở lại đây đã có hiện tượng ngân hàng nước ngoài dần dần rút vốn đầu tư khỏi các ngân hàng trong nước, nhường lại cổ phần cho nhà đầu tư trong nước hoặc các ngân hàng châu Á từ Hàn quốc, Singapore, Nhật Bản. Có lẽ các ngân hàng phương Tây đang dần thấy hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam có quá nhiều rủi ro và không tạo lợi nhuận trong khi có rất nhiều thị trường béo bở khác thu hút dòng vốn của họ”, chuyên gia nhận định.

Theo nhận định của TS. Hiếu, một loạt các vấn đề như tỷ lệ nợ xấu lớn, quả trị rủi ro nhiều thiếu sót trong khi quản trị doanh nghiệp còn hạn chế là những nguyên nhân chính làm giảm tính hấp dẫn của các ngân hàng Việt.

“Đối với các ngân hàng ngoại, quy trình quản trị doanh nghiệp như thế nào rất quan trọng. Họ đã quen với việc quản trị theo chuẩn mực quốc tế trong khi ngân hàng Việt lại thường điều hành theo kiểu “gia đình”, được điều hành bởi những cổ đông lớn. Tôi cho rằng, xu hướng này có lẽ sẽ còn tiếp tục trong những năm tới cho tới khi nào vấn đề xử lý nợ xấu có những điều kiện tích cực, quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp được cải thiện”, ông Hiếu nói.

Trần Thúy- Theo BizLIVE

http://vietnambiz.vn/hang-loat-ngan-hang-ngoai-muon-rut-von-khoi-viet-nam-trung-hop-hay-xu-huong-25443.html
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,250
Động cơ
692,762 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
có biến chăng?
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Đọc bài báo này, Em thấy lăn tăn quá, tại sao mọi chỉ số vĩ mô công bố đều tốt mà các Bank Ngoại lại định rời đi ? Các cụ cao thủ thông não giúp Em:

Hàng loạt ngân hàng ngoại muốn rút vốn khỏi Việt Nam, trùng hợp hay xu hướng?
15:35 | 04/07/2017


Trong thời gian gần đây, khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam đã có động thái thu hẹp hoạt động, hoặc rút vốn khỏi một ngân hàng nội. Vậy, chuyện gì đang xảy ra với hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam?


Ảnh minh họa.

Hàng loạt ngân hàng ngoại muốn thu hẹp hoạt động, rút vốn
Mới đây, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vừa công bố nhận chuyển giao toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Toàn bộ cuộc chuyển giao dự kiến sẽ được hoàn tất trong quý III năm nay.

Được biết, CBA Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động vào năm 2008. Hai năm sau, ngân hàng mẹ CBA đã đầu tư vào VIB với phần vốn góp 15% và sau đó nâng tỷ lệ lên 20%. Hiện CBA là nhà đầu tư chiến lược và cổ đông lớn nhất của VIB. Ngân hàng đến từ Úc cũng đang giữ 2 ghế trong HĐQT và 1 ghế trong BKS của VIB.

Như vậy, sau gần chục năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, CBA đã bắt đầu có động thái chuyển giao. Theo một số chuyên gia, về bản chất, đây là sự thu hẹp hoạt động tại Việt Nam của ngân hàng.

Dù không diễn ra rầm rộ nhưng có thể thấy, trong thời gian gần đây, khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam cũng đang có những động thái tương tự.

Hồi giữa tháng 6 vừa qua, trên trang web chính thức, Techcombank đã có thông báo về việc xin ý kiến cổ đông thông qua đề xuất mua lại 19,41% vốn mà HSBC nắm giữ sau 12 năm gắn bó.

Với mức giá mua đề xuất không thấp hơn 23.455 đồng/cổ phần, ước tính giá trị thương vụ sẽ lên đến hơn 4 nghìn tỷ đồng.

Việc thoái vốn của HSBC được dự báo sẽ gây áp lực cho Techcombank tìm đối tác có đủ tiềm năng để bán lại số cổ phần này, cũng như khiến ngân hàng phải hoãn kế hoạch tăng vốn điều lệ từ mức 8.878 tỷ đồng lên mức 14.000 tỷ đồng trong năm 2017.

Trước đó hai tháng, ngân hàng ANZ Việt Nam ra thông cáo cho biết đã bán toàn bộ mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam cho một đối tác nước ngoài là ngân hàng Shinhan Việt Nam.

Thỏa thuận với ngân hàng Shinhan Việt Nam bao gồm chuyển giao 8 chi nhánh và phòng giao dịch của ANZ Việt nam tại Hà Nội và Tp.HCM, cũng như nhân viên khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Phụ thuộc vào sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền, ANZ dự kiến cuộc chuyển giao mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho ngân hàng Shinhan Việt Nam sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2017.

Trước đó, hồi cuối tháng 3/2016, “ông lớn” Standard Chartered cũng đã gây xôn xao thị trường khi bất ngờ rút hai đại diện của mình khỏi ACB. Và tại ĐHĐCĐ thường niên ACB năm 2017 tổ chức hồi tháng 4 mới đây, phía Standard Chartered cũng đã xác nhận kế hoạch thoái vốn đang trong tiến trình thảo luận. Theo quy định, nhà đầu tư tổ chức là nước ngoài muốn rút ra khỏi ngân hàng Việt Nam thì phải rút khỏi HĐQT 18 tháng trước ngày chuyển nhượng cổ phần.

Vì sao?
Việc hàng loạt các “ông lớn” trong ngành tài chính thế giới muốn rút vốn khỏi ngân hàng Việt sau một thời gian hợp tác chỉ là do sự thay đổi về chiến lược kinh doanh hay là một điềm báo gì khác về môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam?

Trao đổi với phóng viên BizLIVE, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đây là một xu hướng đáng lo ngại, cho thấy thị trường tài chính Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro và không mang lại lợi nhuận kỳ vọng cho các nhà đầu tư ngoại.

“Ngược với một số chuyên gia nhận định đây là một trường hợp riêng lẻ, tôi cho rằng đây là một động thái mang tính chất xu hướng. Và việc ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ngân hàng phương Tây dần dần rút khỏi Việt Nam là một xu hướng đáng lo ngại”, ông Hiếu nói.

“Ngành ngân hàng Việt Nam trước đây từng là một địa chỉ hấp dẫn. Cách đây hơn 20 năm khi tôi mới về Việt Nam, có một làn sóng ngân hàng nước ngoài đổ về Việt Nam hoạt động dưới hình thức các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các văn phòng đại diện, sau đó thì có các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được mở. Nhưng khoảng hơn 5 năm trở lại đây đã có hiện tượng ngân hàng nước ngoài dần dần rút vốn đầu tư khỏi các ngân hàng trong nước, nhường lại cổ phần cho nhà đầu tư trong nước hoặc các ngân hàng châu Á từ Hàn quốc, Singapore, Nhật Bản. Có lẽ các ngân hàng phương Tây đang dần thấy hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam có quá nhiều rủi ro và không tạo lợi nhuận trong khi có rất nhiều thị trường béo bở khác thu hút dòng vốn của họ”, chuyên gia nhận định.

Theo nhận định của TS. Hiếu, một loạt các vấn đề như tỷ lệ nợ xấu lớn, quả trị rủi ro nhiều thiếu sót trong khi quản trị doanh nghiệp còn hạn chế là những nguyên nhân chính làm giảm tính hấp dẫn của các ngân hàng Việt.

“Đối với các ngân hàng ngoại, quy trình quản trị doanh nghiệp như thế nào rất quan trọng. Họ đã quen với việc quản trị theo chuẩn mực quốc tế trong khi ngân hàng Việt lại thường điều hành theo kiểu “gia đình”, được điều hành bởi những cổ đông lớn. Tôi cho rằng, xu hướng này có lẽ sẽ còn tiếp tục trong những năm tới cho tới khi nào vấn đề xử lý nợ xấu có những điều kiện tích cực, quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp được cải thiện”, ông Hiếu nói.

Trần Thúy- Theo BizLIVE

http://vietnambiz.vn/hang-loat-ngan-hang-ngoai-muon-rut-von-khoi-viet-nam-trung-hop-hay-xu-huong-25443.html
Kiếm đủ thì té thui. điều này cũng cho thấy một sô sự thật ai cũng biết :D
 

NDD_HN

Xe buýt
Biển số
OF-478907
Ngày cấp bằng
24/12/16
Số km
682
Động cơ
200,803 Mã lực
Trước khi thiên tai, thảm họa thì thú rừng sẽ biết cách tìm đường thoát thân.
 

ngocthanhnha

Xe tải
Biển số
OF-452925
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
243
Động cơ
207,560 Mã lực
Tuổi
39
Có biến gì ? Bấm nút biến hả :T :D :))
 

deadlove

Xe điện
Biển số
OF-349502
Ngày cấp bằng
5/1/15
Số km
2,678
Động cơ
290,132 Mã lực
Thật đáng quan ngại, cơ mà em đếch có tiền, thế nên có biến cũng chẳng lo lắm, chuyện này quá quá vĩ mô đối với em :)
 

DEAM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465244
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
488
Động cơ
205,136 Mã lực
Nơi ở
Alaska
Báo hiệu điềm chẳng lành rồi sao
 

Velociraptor

Xe tăng
Biển số
OF-457017
Ngày cấp bằng
28/9/16
Số km
1,358
Động cơ
186,889 Mã lực
Bác Nguyễn Trí Hiếu đã nói rõ trong bài phân tích rồi, rủi ro thì ng ta rút, ngon lành thì ng ta lại đến, vậy thôi, còn tiếp tục rủi ro hay ngon trở lại thì thuộc vấn đề vĩ mô của các leader, ngoài tầm chém gió của offers rồi
 

aitymo

Xe điện
Biển số
OF-12347
Ngày cấp bằng
30/12/07
Số km
2,662
Động cơ
535,072 Mã lực
Gậy ông đập lưng ông thôi. Đám này bị kẹp nát bi 20 năm giờ chỉ chờ chú phỉnh oánh lên để cố phần hóa doanh nghiệp nhà nước bán giấy đổi tiền có giá Tây tranh thủ bán hết té..
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,439
Động cơ
524,482 Mã lực
nó bán, chuyển nhượng cp, tái cơ cấu chiến lược của nó tại các bank khácvvv thì có cái éo gì là lạ. nó ko là cổ đông của 1 bank này thì nó thành chính nó ở Vn thì sao
 

nvtung1

Xe tăng
Biển số
OF-188165
Ngày cấp bằng
3/4/13
Số km
1,633
Động cơ
341,618 Mã lực
Em cũng đang rất lăn tăn vụ này. Vĩ mô sắp có điềm xấu chăng?
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,895
Động cơ
54,201 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Điêu nhỉ!
Bọn ANZ với Citibank còn mới chào mời em mở thẻ tín dụng với mời vay tín chấp nữa cơ mà :-?
 

Civic_2010

Xe buýt
Biển số
OF-103585
Ngày cấp bằng
20/6/11
Số km
585
Động cơ
399,916 Mã lực
"Trao đổi với phóng viên BizLIVE, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đây là một xu hướng đáng lo ngại, cho thấy thị trường tài chính Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro và không mang lại lợi nhuận kỳ vọng cho các nhà đầu tư ngoại."

Đoạn đỏ thì Cụ Hiếu đúng. Còn đoạn xanh thì chưa chuẩn lắm.
Rờ bỏ vì ko mang lại lợi nhuận như kỳ vọng--> cạnh tranh cao, margin lợi nhuận ngân hàng thấp --> người tiêu dùng có lợi chứ nhỉ. Cụ nào mà hồ sơ/lịch sử tín dụng ngon bây giờ được ngân hàng chào mời rất nhiều, thủ tục tại nhà luôn, ko phải phong bì phòng bao gì cả
 

DEAM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465244
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
488
Động cơ
205,136 Mã lực
Nơi ở
Alaska
Một cuộc rút chạy tập thể thật rồi ;))
 

laixeboxit

Xe điện
Biển số
OF-157716
Ngày cấp bằng
21/9/12
Số km
3,549
Động cơ
2,364,946 Mã lực
Nó thua tài mấy ông VN nên nó té thôi.:)) Toàn cảm tử mà.
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Trước khi thiên tai, thảm họa thì thú rừng sẽ biết cách tìm đường thoát thân.
Chuẩn luôn
Những con thú có giác quan thứ 6 nhận biết thảm hoạ. Khi chúng bất thường là sắp có chuyện.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top