Hồ Tam Bạc
Năm 1885 Pháp đào rộng rạch Liêm Khê.
Ngăn khu người Pháp - Việt.
Dài 2.8km sâu 7m rộng 74m.
1925 Pháp lấp bớt đi 1 đoạn tử Cảng - Đến triển lãm ( Sông lấp )
1885 đắp nối Trần Nguyên Hãn với đường Quang Trung thành Hồ Tam Bạc
Đây là sông Tam Bạc, sông tự nhiên và đến nay vẫn là sông tự nhiên chẳng ai đào hoặc lấp cả
Cái mà cụ gọi là "rạch Liêm Khê", hoàn toàn khác hẳn, chẳng liên quan gì đến sông Tam Bạc trong hình cả
Em sử dụng bản đồ vẽ 1913 để các cụ dễ hình dung
Thực tế vào năm 1885, Hải Phòng rất thưa thớt, khu nhượng đia cho Pháp phần lớn là bùn lầy
Khu nhượng địa năm 1880 đây ạ. Ảnh do Emile Gsell chụp
Vị trí con kênh đào mà cụ Tongia gọi là "rạch Liêm Khê", lúc đó
liền thổ
Người Pháp đào con kênh đó vì hai lý do chính
1) ngăn cách khu vực nhượng địa với dân bản xứ mà họ chê là bẩn
2) lấy đất để bồi đắp cho khu nhượng địa
Đại lộ Bonnal (mang tên ông công sứ Pháp Bonnal, người "sáng kiến" đào con kênh này) chạy dọc một bên kênh, nay được mang tên hai ông: Trần Phú và Nguyễn Đức Cảnh, mỗi cụ một nửa
Hồi tiếp quản Hải Phòng năm 1954, Đại lộ Bonnal mang tên Trần Phú. Thời kỳ đó cụ Nguyễn Đức Cảnh vì những "lý do lịch sử" mà người ta ít nhắc tới, dù cụ đã đi họp bàn thành lập Đ.CS Đông Dương 1930 với Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong và sau bị chém đầu cạnh nhà tù trên con phố này
Khoảng 1990 thì phải, người ta mới nhớ đến cụ và chia cho cụ mang tên một nửa con phố, nơi cụ bị chém đầu
Những cụ Hà Nội nên biết
ở Hà Nội có phố Nguyễn Đức Cảnh, ở chỗ Tương Mai, mà cũng chỉ sau 1990 mới có tên
Cụ Tô Hiệu, Bí thơ Đ.ảng của Hải Phòng, người anh cả những tù nhân Nhà tù Sơn La, có trường Đ.ảng mang tên Tô Hiệu ở Hải Phòng, và thành phố Hải Phòng thời kháng chiến mang tên cụ "Thành phố Tô Hiệu", gọi tắt là Thành Tô. Sau này có nông trường Thành Tô sát sân bay Cát Bi là như vậy
Cụ Tô Hiệu mãi sau 1990, khi mở rộng khu Nghĩa Đô, mới được đặt tên cho một con phố cắt ngang đường Hoàng Quốc Việt
Những hình ảnh con kênh đào
Đến năm 1925 thì họ lấp con kênh này, nhưng không lấp hết